Minh Tiến, Đại Từ

Minh Tiến
Xã Minh Tiến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐại Từ
Địa lý
Tọa độ: 21°44′57″B 105°32′50″Đ / 21,74917°B 105,54722°Đ / 21.74917; 105.54722
Minh Tiến trên bản đồ Việt Nam
Minh Tiến
Minh Tiến
Vị trí xã Minh Tiến trên bản đồ Việt Nam
Diện tích26,13 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng4.028 người[1]
Mật độ154 người/km²
Khác
Mã hành chính05770[2]
Websiteminhtien.daitu.thainguyen.gov.vn

Minh Tiến là một thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Tiến nằm ở phía bắc huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 20 km, có vị trí địa lý:

Xã Minh Tiến có diện tích 26,13 km², dân số năm 1999 là 4.028 người, mật độ dân số đạt 154 người/km².[1]

Tỉnh lộ 264 nối giữa hai huyện Đại Từ và Định Hóa chạy qua địa bàn xã.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Minh Tiến là một xã thuộc huyện Đại Từ.

Đến năm 2019, xã Minh Tiến được chia thành 16 xóm: Lưu Quang 1, Lưu Quang 2, Lưu Quang 3, Lưu Quang 4, Lưu Quang 5, Hòa Tiến 1, Hòa Tiến 2, Hòa Tiến 3, Hòa Tiến 4, Tân Hợp 1, Tân Hợp 2, Tân Hợp 3, Tân Hợp 4, Tân Hợp 5 và Trung Tâm, Minh Hòa.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Lưu Quang 3 vào xóm Lưu Quang 2, sáp nhập xóm Tân Hợp 1 vào xóm Trung Tâm, sáp nhập hai xóm Tân Hợp 2 và Tân Hợp 3 thành xóm Tân Hợp 1, sáp nhập hai xóm Tân Hợp 4 và Tân Hợp 5 thành xóm Tân Hợp 2, sáp nhập xóm Hòa Tiến 2 vào xóm Hòa Tiến 1, sáp nhập hai xóm Hòa Tiến 3 và Hòa Tiến 4 thành xóm Hòa Tiến 2.[3]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Tiến được chia thành 10 xóm: Hòa Tiến 1, Hòa Tiến 2, Lưu Quang 1, Lưu Quang 2, Lưu Quang 4, Lưu Quang 5, Minh Hòa, Tân Hợp 1, Tân Hợp 2, Trung Tâm.[3]

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Minh Tiến là một trong 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên với nhiều ưu tiên trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.[4]

Đầu năm 2011, người dân đã phát hiện xã Minh Tiến có 10 cây chè cổ tại dãy núi Hồng thuộc địa phận thôn Lưu Quang. Các cây chè cổ này sinh trưởng ở khu vực rừng già, ở độ cao hơn 850m so với mực nước biển, Một số cây có đường kính gần 1m và chiều cao hơn 20m.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999 - 2003
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “Quyết định 1379/QĐ-TTg”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ Thái Nguyên: Phát hiện nhiều cây chè cổ ở Đại Từ[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan