Lan Đài

Lan Đài
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Kim Đài
Ngày sinh
1926
Nơi sinh
Quảng Nam, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
1982 (55–56 tuổi)
Nơi mất
Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Nguyên nhân
Tai nạn
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhLan Đài
Ngọc Lan
Dòng nhạcNhạc vàng
Tình khúc 1954–1975
Ca khúcÁo tím ngày xưa
Khói lam chiều
Vòng tay nào cho em
Tìm về
Chiều tưởng nhớ

Lan Đài (1926 - 1982) là một nhạc sĩ nhạc vàng Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài hát và là tác giả của một số sách dạy nhạc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Nguyễn Kim Đài, sinh năm 1926 tại Quảng Nam.[1]

Năm 1940, ông cùng nhạc sĩ La HốiLê Trọng Nguyễn tổ chức hội Hiếu nhạc Faifo để sinh hoạt văn nghệ tại Hội An.[1][2][3][4]

Trong những năm 1946-1947, ông tham gia hoạt động văn nghệ tại liên khu 5, cùng với các nhạc sĩ như Lê Trọng Nguyễn, Phan Huỳnh Điểu, Trương Đình Quang, nhưng sau này thì ông rời bỏ kháng chiến và về sống ở Hội An.

Năm 1955, ông về Phan Rang dạy học tại Trường trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau đó đến năm 1956 thì chuyển vào Sài Gòn sinh sống.[1]

Năm 1959, ông mở lớp dạy nhạc và bắt đầu sáng tác. Ông còn phụ trách chương trình Lan Đài trên đài phát thanh Sài Gòn vào những năm 1960.[5] Ngoài ra, ông còn mở nhóm xuất bản Hương Lan để xuất bản một số tác phẩm. Ngoài ra, ông còn mở nhóm sáng tác với Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Y Vân.[6]

Sau năm 1975, ông theo gia đình về sống tại Bà Rịa - Vũng Tàu và hầu như không sáng tác nữa, chỉ sinh hoạt tại giáo xứ Long Hương.

Tháng 3 năm 1982, ông qua đời do bị rơi xuống sông trước khi vượt biên. Xác được tìm thấy tại cửa sông và được an táng ngay tại đó, sau đó cải táng tại giáo xứ Long Hương (Bà Rịa).[a]

Ông có một người vợ là ca sĩ Diễm Hồng và có 3 người con, 1 gái, 2 trai, hiện đang sinh sống tại nước Úc.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anh vẫn còn đi (1963)
  • Áo tím ngày xưa (1962)[7]
  • Bước chân dĩ vãng (1965)[8]
  • Câu chuyện tâm tình (1961)[9]
  • Chiều tưởng nhớ (1963)[10][2]
  • Cho nhau tình yêu cuối (1970)
  • Đôi tay Ngọc Nữ (1965)
  • Hoàng hôn trong đáy mắt (1964)
  • Em là tất cả[11]
  • Em là gái trời bắt xấu (Ngọc Lan)[b]
  • Khói lam chiều (1964)
  • Nhắn cánh chim chiều
  • Người tôi mơ ước
  • Nụ cười tái ngộ (1963)[12]
  • Nếu biết thế (1970)
  • Nói đi em (1962)
  • Phượng thắm sân trường (1965)
  • Quán chiều (1962)
  • Quê em miền biển cả[13]
  • Sao vẫn còn thương (1964)
  • Tà áo trinh nguyên (1963)[14]
  • Trao em một mùa hoa[8]
  • Trên đường xuôi ngược (1963)
  • Tìm về (1963)[12]
  • Tôi yêu quê hương (1956)
  • Thư về Huế (thơ Hoàng Hương Trang)
  • Xếp áo thư sinh[15]
  • Vòng tay dĩ vãng[16]
  • Vòng tay nào cho em (Ngọc Lan)[16]
  • Tự học Tây Ban Cầm theo phương pháp cấp tốc
  • Tự học Tây Ban Cầm theo phương pháp nhạc Jazz, nhạc khiêu vũ (viết chung với Y Vân)
  • Tự học Hạ uy cầm
  • Tự học Hạ băng cầm
  • Nghệ thuật độc tấu Tây ban cầm
  • Tự học Ukulele
  • Tự học Khẩu cầm
  • Để sáng tác một bản nhạc phổ thông
  • Kỹ thuật hòa âm...
  • Hòa điệu sơ cấp
  • Hòa điệu tổng quát
  • Nhạc lý căn bản
  • Tự học Tây ban cầm điện
  • Tự học Tây ban cầm điện trầm
  • Tự học Măng cầm
  • Tự học Băng cầm

Tuyển tập nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Có nguồn tin theo báo Văn Nghệ của Hội văn nghệ giải phóng thì ông ăn giỗ ở quê vợ, lên cơn bạo bệnh và qua đời.
  2. ^ Cùng phổ thơ Lệ Khánh nhưng khác với bài của Hồng Lâm - Thanh Ngọc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Trương Nguyên Ngã (22 tháng 5 năm 2020). Hội An - Loanh quanh chuyện Phố. Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 87–91.
  2. ^ a b Lê Viết Hai (30 tháng 1 năm 2014). “Gia đình âm nhạc họ La ở phố Hội”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Nhân Dân (19 tháng 1 năm 2006). “Nhạc sĩ La Hối với ca khúc Xuân và tuổi trẻ”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Tuấn Thảo (12 tháng 2 năm 2010). “Ý nhạc muôn thuở, Xuân ca mọi thời”. RFI.fr. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Trương Nguyên Ngã (22 tháng 5 năm 2020). Hội An - Loanh quanh chuyện Phố. Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 200.
  6. ^ Trương Nguyên Ngã (14 tháng 7 năm 2021). “NHỮNG ĐIỀU CÒN ÍT BIẾT VỀ NHẠC SĨ LÊ TRỌNG NGUYỄN (KỲ 2 & HẾT): Giai thoại chung quanh nhạc phẩm 'Nắng chiều'. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ đồng sáng tác với Mạnh Phát
  8. ^ a b Viết chung với Nguyễn Hiền
  9. ^ Riêng tặng một người.
  10. ^ Thơ Hoàng Hương Trang
  11. ^ Khác với bài cùng tên của Lam Phương
  12. ^ a b đồng sáng tác với Y Vân
  13. ^ Nhạc Lê Trọng Nguyễn
  14. ^ Phỏng theo thơ Hà Liên Tử.
  15. ^ đồng sáng tác với Đằng Vân
  16. ^ a b Đồng sáng tác với Thục Vũ (Hoàng Lê Vũ)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Nếu bạn đang có ý định “chơi” chứng khoán, hay đang “chơi” với số vốn trăm triệu đổ lại thì bài này dành cho bạn
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Bất kì một hình ảnh nào xuất hiện trong phim đều có dụng ý của biên kịch