Laver Cup

Laver Cup
Thông tin giải đấu
Thành lập2017 (2017)
Số lần tổ chức4 (2017, 2018, 2019,2021)
Vị tríThành phố châu Âu, thành phố Thế giới luân phiên
Bề mặtSân cứng trong nhà
Bốc thăm2 đội (Đội tuyển Châu Âu và Đội tuyển Thế giới)
Trang webhttps://lavercup.com/

Laver Cup là giải quần vợt nam quốc tế diễn ra giữa 2 đội: Đội tuyển châu Âu và Đội tuyển Thế giới, trong đó, đội Thế giới bao gồm các tay vợt đến từ các quốc gia không thuộc châu Âu. Với việc được tổ chức hằng năm,[1] giải đấu được dự định là Ryder Cup của quần vợt thế giới.[2] Giải diễn ra sau giải Mỹ Mở rộng 2 tuần, với các địa điểm luân phiên. Ngoài phí tham dự được đảm bảo dựa trên thứ hạng ATP của các tay vợt, mỗi thành viên của đội chiến thắng sẽ nhận được 250.000 USD tiền thưởng, nhưng bản thân giải đấu không được tính vào tổng điểm của các tay vợt trong ATP Tour trong năm đó.[3][4] Vào ngày 24 tháng 5 năm 2019, Laver Cup trở thành một sự kiện ATP Tour chính thức được chấp nhận.[5]

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu diễn ra giữa 6 tay vợt hàng đầu châu Âu với 6 đối thủ từ các nơi khác trên thế giới. Có 12 trận đấu diễn ra trong 3 ngày (9 trận đơn và 3 trận đôi). Mỗi trận thắng trong ngày thứ nhất có giá trị 1 điểm, ngày thứ hai 2 điểm, và ngày thứ ba 3 điểm. Đội đầu tiên giành được 13 điểm sẽ vô địch giải đấu. Mỗi tay vơt ra sân một hoặc hai lần đối với đánh đơn, với ít nhất 4 trong số 6 người tham gia đánh đôi. Tất cả các trận đấu được diễn ra theo dạng best-of-three, với 10 điểm tie-break nếu trận đấu diễn ra ở set thứ ba.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu được đặt theo tên của huyền thoại quần vợt Úc Rod Laver, một vận động viên quần vợt được nhiều người đánh giá là một trong những người vĩ đại nhất trong lịch sử của môn thể thao này. Công ty quản lý của Roger Federer, TEAM8, doanh nhân người Brazil và cựu vận động viên Davis Cup Jorge Paulo Lemann, và Tennis Australia đã hợp tác để tạo ra Laver Cup.[7] Roger Federer đã được truyền cảm hứng để tạo ra một giải đấu dành cho đội quần vợt dựa trên giải đấu golf Ryder Cup hai năm một lần, nơi có những gôn thủ giỏi nhất của Hoa Kỳ đấu với những gôn thủ giỏi nhất từ châu Âu.[8]

Hai tay vợt từng là kình địch Björn Borg của Thụy Điển (châu Âu) và John McEnroe của Hoa Kỳ (Thế giới) đã được công bố là đội trưởng cho ít nhất 3 mùa giải đầu tiên.[9] Sau mùa giải năm 2019, họ thông báo rằng sẽ tiếp tục vai trò của mình với tư cách là đội trưởng trong mùa giải thứ tư liên tiếp.[10]

2017: Mùa giải đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
O2 Arena ở Praha trong mùa giải Laver Cup đầu tiên.[11]

Mùa giải đầu tiên được tổ chức tại Praha từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 9 năm 2017, tại Nhà thi đấu O2. Đội châu Âu đã đánh bại Đội Thế giới với tỷ số 15-9.

Đội tuyển Châu Âu
Đội trưởng: Thụy Điển Björn Borg
Tay vợt Hạng
Tây Ban Nha Rafael Nadal 1
Thụy Sĩ Roger Federer 2
Đức Alexander Zverev 4
Croatia Marin Čilić 5
Áo Dominic Thiem 7
Cộng hòa Séc Tomáš Berdych 19

Đội tuyển Thế giới
Đội trưởng: Hoa Kỳ John McEnroe
Tay vợt Hạng
Hoa Kỳ Sam Querrey 16
Hoa Kỳ John Isner 17
Úc Nick Kyrgios 20
Hoa Kỳ Jack Sock 21
Canada Denis Shapovalov 51
Hoa Kỳ Frances Tiafoe 72
  • Xếp hạng đánh đơn tính đến ngày 18 tháng 9 năm 2017

Mùa giải thứ hai được tổ chức tại Chicago từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 9 năm 2018, tại Trung tâm United. Đội Châu Âu đã đánh bại Đội Thế giới với tỷ số 13–8.

Đội tuyển Châu Âu
Đội trưởng: Thụy Điển Björn Borg
Tay vợt Hạng
Thụy Sĩ Roger Federer 2
Serbia Novak Djokovic 3
Đức Alexander Zverev 5
Bulgaria Grigor Dimitrov 7
Bỉ David Goffin 11
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Kyle Edmund 16

Đội tuyển Thế giới
Đội trưởng: Hoa Kỳ John McEnroe
Tay vợt Hạng
Cộng hòa Nam Phi Kevin Anderson 9
Hoa Kỳ John Isner 10
Argentina Diego Schwartzman 14
Hoa Kỳ Jack Sock 17
Úc Nick Kyrgios 27
Hoa Kỳ Frances Tiafoe 40
  • Xếp hạng đánh đơn tính đến ngày 17 tháng 9 năm 2018
Laver Cup 2019 tại Palexpo

Mùa giải thứ ba được tổ chức tại Genève từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 9 năm 2019, tại Palexpo. Đội Châu Âu đã đánh bại Đội Thế giới với tỷ số 13−11 sau chiến thắng tiebreak 10 điểm từ Alexander Zverev trước Milos Raonic.

Đội tuyển Châu Âu
Đội trưởng: Thụy Điển Björn Borg
Tay vợt Hạng
Tây Ban Nha Rafael Nadal 2
Thụy Sĩ Roger Federer 3
Áo Dominic Thiem 5
Đức Alexander Zverev 6
Hy Lạp Stefanos Tsitsipas 7
Ý Fabio Fognini 11

Đội tuyển Thế giới
Đội trưởng: Hoa Kỳ John McEnroe
Tay vợt Hạng
Hoa Kỳ John Isner 20
Canada Milos Raonic 24
Úc Nick Kyrgios 27
Hoa Kỳ Taylor Fritz 30
Canada Denis Shapovalov 33
Hoa Kỳ Jack Sock 210
  • Xếp hạng đánh đơn tính đến ngày 16 tháng 9 năm 2019

Mùa giải thứ tư của Laver Cup sẽ được tổ chức tại Boston từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 26 tháng 9 năm 2021, tại TD Garden. Ban đầu giải được lên kế hoạch vào tháng 9 năm 2020, nhưng bị hoãn lại do đại dịch COVID-19 để tránh trùng lặp với Pháp Mở rộng 2020, giải đấu cũng bị dời lại.[12]

Đội tuyển Châu Âu
Đội trưởng: Thụy Điển Björn Borg
Tay vợt Hạng
Nga Daniil Medvedev 2
Hy Lạp Stefanos Tsitsipas 3
Đức Alexander Zverev 5
Nga Andrey Rublev 7
Ý Matteo Berrettini 8
Na Uy Casper Ruud 11

Đội tuyển Thế giới
Đội trưởng: Hoa Kỳ John McEnroe
Tay vợt Hạng
Canada Félix Auger-Aliassime 11
Canada Denis Shapovalov 12
Argentina Diego Schwartzman 15
Hoa Kỳ Reilly Opelka 19
Hoa Kỳ John Isner 22
Úc Nick Kyrgios 95
  • Xếp hạng đánh đơn tính đến ngảy 20 tháng 9 năm 2021.

Giải đấu lần thứ 5 được tổ chức ở London từ 23/9/2022 đến 25/9/2022 tại The O2 Arena.

Giải đấu này đánh dấu việc tay vợt Roger Federer giải nghệ[13]. Đội Thế giới lần đầu tiên đánh bại Đội Châu Âu với tỷ số 13-8[14].

Đội tuyển châu Âu
Đội trưởng: Thụy Điển Björn Borg
Tay vợt Hạng
Na Uy Casper Ruud 2
Tây Ban Nha Rafael Nadal* 3
Hy Lạp Stefanos Tsitsipas 6
Serbia Novak Djokovic 7
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 43
Thụy Sĩ Roger Federer* nr
Ý Matteo Berrettini* 15
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Cameron Norrie* 8

Đội tuyển Thế giới
Đội trưởng: Hoa Kỳ John McEnroe
Tay vợt Hạng
Hoa Kỳ Taylor Fritz 12
Canada Félix Auger-Aliassime 13
Argentina Diego Schwartzman 17
Hoa Kỳ Frances Tiafoe 19
Úc Alex de Minaur 22
Hoa Kỳ Jack Sock 128
  • nr = not ranked (không xếp hạng)
  • * = Federer and Nadal chỉ đánh đôi cùng nhau ở ngày thi đấu đầu tiên (23/9), sau đó họ rút lui và được thay thế bởi Berrettini và Norrie từ ngày thi đấu thứ hai (24/9).

Thành tích và thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Year Winner Score Runner-up Location Venue Europe captain World captain
2017 Đội tuyển Châu Âu 15–9 Đội tuyển Thế giới Prague, Cộng hòa Séc O2 Arena Thụy Điển Björn Borg Hoa Kỳ John McEnroe
2018 13–8 Chicago, Hoa Kỳ Trung tâm United
2019 13–11 Geneva, Thụy Sĩ Palexpo
2020 Không tổ chức do Đại dịch COVID-19
2021 Đội tuyển Châu Âu 14–1 Đội tuyển Thế giới Boston, Hoa Kỳ TD Garden Thụy Điển Björn Borg Hoa Kỳ John McEnroe
2022 Đội tuyển Thế giới 13–8 Đội tuyển Châu Âu London, Vương quốc Anh The O2 Arena
2023 Vancouver, Canada Rogers Arena
2024 Berlin, Đức Mercedes-Benz Arena

Thống kê theo đội tuyển

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Số trận (điểm) thắng Số danh hiệu Laver Cup
Ngày 1 (1 điểm) Ngày 2 (2 điểm) Ngày 3 (3 điểm) Tổng
Đơn Đôi Tổng Đơn Đôi Tổng Đơn Đôi Tổng Đơn Đôi Tổng
Đội tuyển Châu Âu 13 (13) 1 (1) 14 (14) 11 (22) 3 (6) 14 (28) 6 (18) 1 (3) 7 (21) 30 (53) 5 (10) 35 (63) 4
Đội tuyển Thế giới 2 (2) 4 (4) 6 (6) 4 (8) 2 (4) 6 (12) 4 (12) 4 (12) 8 (24) 10 (22) 10 (20) 20 (42) 1

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê theo tay vợt

[sửa | sửa mã nguồn]
Tay vợt Đội Năm đầu tiên Năm cuối cùng Laver Cups MP Thắng-Thua Điểm
Số trận Thắng Đơn Đôi Tổng %Thắng Đơn Đôi Tổng
Cộng hòa Nam Phi Kevin Anderson Thế giới 2018 2018 1 0 3 1–1 1–0 2–1 67% 2–3 1–0 3–3
Canada Félix Auger-Aliassime 2021 2022 2 1 4 1–2 1–0 2–2 50% 3–3 3–0 6–3
Cộng hòa Séc Tomáš Berdych Châu Âu 2017 2017 1 1 3 0–1 0–2 0–3 0% 0–2 0–4 0–6
Ý Matteo Berrettini 2021 2022 2 1 5 2–0 1–2 3–2 60% 3–0 2–4 5–4
Croatia Marin Čilić 2017 2017 1 1 2 1–0 0–1 1–1 50% 1–0 0–3 1–3
Úc Alex de Minaur Thế giới 2022 2022 1 1 2 1–0 0–1 1–1 50% 1–0 0–2 1–2
Bulgaria Grigor Dimitrov Châu Âu 2018 2018 1 1 2 1–0 0–1 1–1 50% 1–0 0–2 1–2
Serbia Novak Djokovic 2018 2022 2 1 5 1–2 1–1 2–3 40% 2–5 2–1 4–6
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Kyle Edmund 2018 2018 1 1 1 1–0 0–0 1–0 100% 1–0 0–0 1–0
Thụy Sĩ Roger Federer 2017 2022 4 3 12 6–0 2–4 8–4 67% 15–0 3–8 18–8
Ý Fabio Fognini 2019 2019 1 1 1 0–1 0–0 0–1 0% 0–1 0–0 0–1
Hoa Kỳ Taylor Fritz Thế giới 2019 2022 2 1 3 2–1 0–0 2–1 67% 5–1 0–0 5–1
Bỉ David Goffin Châu Âu 2018 2018 1 1 2 1–0 0–1 1–1 50% 1–0 0–2 1–2
Hoa Kỳ John Isner Thế giới 2017 2021 4 0 12 2–5 4–1 6–6 50% 5–11 10–2 15–13
Úc Nick Kyrgios 2017 2021 4 0 9 1–4 3–1 4–5 44% 2–9 5–2 7–11
Nga Daniil Medvedev Châu Âu 2021 2021 1 1 1 1–0 0–0 1–0 100% 2–0 0–0 2–0
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Andy Murray 2022 2022 1 0 2 0–1 0–1 0–2 0% 0–1 0–3 0–4
Tây Ban Nha Rafael Nadal 2017 2022 3 2 7 2–1 1–3 3–4 43% 4–3 2–4 6–7
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Cameron Norrie 2022 2022 1 0 1 0–1 0–0 0–1 0% 0–2 0–0 0–2
Hoa Kỳ Reilly Opelka Thế giới 2021 2021 1 0 2 0–1 0–1 0–2 0% 0–1 0–3 0–4
Hoa Kỳ Sam Querrey 2017 2017 1 0 3 0–2 0–1 0–3 0% 0–5 0–2 0–7
Canada Milos Raonic 2019 2019 1 0 2 0–2 0–0 0–2 0% 0–5 0–0 0–5
Nga Andrey Rublev Châu Âu 2021 2021 1 1 3 1–0 2–0 3–0 100% 1–0 5–0 6–0
Na Uy Casper Ruud 2021 2022 2 1 2 2–0 0–0 2–0 100% 2–0 0–0 2–0
Argentina Diego Schwartzman Thế giới 2018 2022 3 1 3 0–3 0–0 0–3 0% 0–3 0–0 0–3
Canada Denis Shapovalov 2017 2021 3 0 6 0–3 1–2 1–5 17% 0–4 1–4 1–8
Hoa Kỳ Jack Sock 2017 2022 4 1 16 1–3 9–3 10–6 63% 1–4 19–5 20–9
Áo Dominic Thiem Châu Âu 2017 2019 2 2 3 2–1 0–0 2–1 67% 2–3 0–0 2–3
Hoa Kỳ Frances Tiafoe Thế giới 2017 2022 3 1 5 1–3 1–0 2–3 40% 3–4 1–0 4–4
Hy Lạp Stefanos Tsitsipas Châu Âu 2019 2022 3 2 7 3–1 1–2 4–3 57% 4–3 2–5 6–8
Đức Alexander Zverev 2017 2021 4 4 11 6–1 2–2 8–3 73% 14–2 4–4 18–6

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Đội Số tay vợt
2017 2018 2019 2021 2022 Tổng Số tay vợt khác nhau
 Argentina Thế giới 1 1 1 3 1
 Úc 1 1 1 1 1 5 2
 Áo Châu Âu 1 1 2 1
 Bỉ 1 1 1
 Bulgaria 1 1 1
 Canada Thế giới 1 2 2 1 6 3
 Croatia Châu Âu 1 1 1
 Cộng hòa Séc 1 1 1
 Đức 1 1 1 1 4 1
 Hy Lạp 1 1 1 3 1
 Ý 1 1 1 3 2
 Na Uy 1 1 2 1
 Nga 2 2 2
 Serbia 1 1 2 1
 Nam Phi Thế giới 1 1 1
Tây Ban Nha Châu Âu 1 1 1 3 1
 Thụy Sĩ 1 1 1 1 4 1
 Anh Quốc 1 2 3 3
 Hoa Kỳ Thế giới 4 3 3 2 3 15 6
Tổng 12 12 12 12 14 62 31

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Laver Cup to become an annual event”. Laver Cup. ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ “Laver Cup is our Ryder Cup, says Novak Djokovic”. Sky Sports. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ “In Laver Cup's Debut, Europe Towers Over the World”. New York Times. ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ Clarey, Christopher (ngày 24 tháng 9 năm 2017). “A Promising Debut for the Laver Cup, Buoyed by Two Timeless Stars”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Tennis: Laver Cup becomes official ATP event”. Reuters. ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ “How Laver Cup Works”. Laver Cup. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “Dynamic Doubles Duo: Roger Federer, Rafael Nadal to team up in inaugural Laver Cup”. Tennis.com. ngày 24 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “In Spirit Of Ryder Cup, A Competition To Honor Rod Laver”. New York Times. ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “What is the Laver Cup, why are Roger Federer and Rafael Nadal playing and how excited should we be about it?”. The Telegraph. ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “Borg and McEnroe to extend Laver Cup rivalry”. Laver Cup. ngày 22 tháng 9 năm 2019.
  11. ^ “Breaking the boundaries: Laver Cup embraces innovation”. Laver Cup. ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ “Laver Cup Boston 2020 moved to 2021”. Laver Cup. ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ “CHÍNH THỨC: Roger Federer giải nghệ sau Laver Cup 2022”. thethao.vn. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  14. ^ baotintuc.vn (26 tháng 9 năm 2022). “Đội tuyển Thế giới lần đầu vô địch Laver Cup 2022”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Chạy nước rút về phía trước 1 đoạn ngắn, tiến vào trạng thái [ Hình Phạt Lạnh Giá ] và tung liên hoàn đấm về phía trước.
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Vegapunk và quan điểm về tôn giáo của Albert Einstein
Tương lai đa dạng của loài người chính là năng lực. Căn cứ theo điều đó, thứ "Trái với tự nhiên" mới bị "Biển cả", mẹ của tự nhiên ghét bỏ
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó
Có gì trong hương vị tình thân
Có gì trong hương vị tình thân
Phải nói đây là bộ phim gây ấn tượng với mình ngay từ tập đầu, cái tên phim đôi khi mình còn nhầm thành Hơi ấm tình thân