Lemon (bài hát của Yonezu Kenshi)

"Lemon"
Đĩa đơn của Yonezu Kenshi
từ album Stray Sheep
Ngôn ngữTiếng Nhật
Mặt B"Cranberry & Pancake"
"Paper Flower"
Phát hành14 tháng 3 năm 2018 (2018-03-14)
Thu âm2017
Thể loại
Thời lượng4:16
Hãng đĩaSony Japan
Sáng tácYonezu Kenshi
Thứ tự đĩa đơn của Yonezu Kenshi
"Peace Sign"
(2017)
"Lemon"
(2018)
"Flamingo/Teenage Riot"
(2018)
Video âm nhạc
"Lemon" trên YouTube

"Lemon" là một bài hát do ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác người Nhật Yonezu Kenshi thực hiện, được hãng Sony Music Entertainment Japan phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 14 tháng 3 năm 2018. Bên cạnh đó, đây cũng chính là ca khúc chủ đề của bộ phim truyền hình đình đám Unnatural lên sóng cùng năm. Kể từ khi ra mắt, tác phẩm đã gặt hái thành công lớn về mặt thương mại khi bán ra 500.000 ấn bản băng đĩa cũng như 3.000.000 ấn bản trực tuyến tại thị trường quê nhà,[1][2] đồng thời còn trở thành bài hát tiếng Nhật có nhiều lượt xem nhất trên YouTube.

Hoàn cảnh sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Yonezu Kenshi đã chấp nhận tham gia một số cuộc phỏng vấn liên quan đến "Lemon" để nói về bối cảnh sáng tác cũng như những vấn đề khác xoay quanh tác phẩm. Trong thời gian đầu thực hiện bài hát, nam nhạc sĩ đã tạm đặt cho nó cái tên "Memento." Anh chia sẻ rằng, "Tôi nghĩ là nó đến từ một nơi nào đó sâu thẳm trong ký ức bản thân, nhưng lại chẳng thể nào giải thích tỏ tường được." Ngay cả khi chỉ còn một ngày nữa thôi là đã tiến hành thu âm, Kenshi vẫn đang cặm cụi viết nốt phần lời còn lại cho tác phẩm. Đột nhiên, hai câu cuối "Tựa như hai nửa của quả chanh bị cắt vậy, kể cả bây giờ, em vẫn là ánh sáng của anh" chợt nảy ra trong đầu vị nhạc sĩ. Anh bèn thốt lên rằng "À, vậy ra bài hát này chính là "Lemon."" Hơn nữa, Kenshi cũng đích thân đảm nhận công đoạn vẽ bìa minh họa cho ca khúc. Anh tập trung vào vẻ sống động và sự tươi tắn của quả chanh, từ đó tạo nên cho nó một hình ảnh hoàn toàn không giống với những gì thường hay gắn liền với cái chết.[3] Ban đầu Kenshi dự định sẽ thực hiện một bản ballad, thế nhưng đối với anh thì một bản ballad đơn giản thì không thú vị cho lắm, đồng thời anh cũng không muốn đứa con tinh thần của mình hoàn toàn chìm trong u buồn. Rốt cuộc, nam nhạc sĩ đã tạo ra một nhạc phẩm hòa quyện nhiều thể loại lại với nhau, với ca từ đau nhói tận tâm can trên nền nhạc sôi động và khiến người nghe như thể muốn bật dậy để nhảy múa.[4] Yonezu Kenshi sáng tác bài hát này trong chuyến lưu diễn toàn quốc, đây cũng là thời điểm mà người ông của anh qua đời. Vị nhạc sĩ đã trăn trở rất nhiều về điều đó nên quá trình sáng tác ca khúc kéo dài hơn hẳn so với bình thường.[5]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

"Lemon" là một bài hát được sáng tác theo cấu trúc tiến trình hợp âm lặp lại C–Am–F–G7, nhưng ở đoạn giữa thì lại đi theo Am–F–G–C–F–C–G–C trong đó hợp âm Fm được chuyển đổi thành tông Am. Điều đặc biệt này được xem là nguyên nhân khiến cho bản ca của Kenshi trở nên phổ biến theo đường dài.[6] Ca từ được đánh giá là gợi đến cảm xúc khao khát, nhung nhớ và lưu luyến ngay từ hai câu đầu tiên, "Thật tốt biết bao nếu như tất cả chỉ là một giấc mơ / Đến tận lúc này, anh vẫn mơ ước về em".[7]

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả tạp chí âm nhạc Billboard Japan lẫn nhà phê bình Suzuki Suzie khi phân tích sáng tác đã bày tỏ khen ngợi "Lemon" và cho biết, nguyên nhân bài hát vẫn còn giữ nhiệt quá lâu không chỉ là do sức hút của giọng hát đặc biệt mà còn là do giai điệu trầm lắng vẩn vơ "sở hữu sức mạnh trường tồn theo thời gian" cùng với chủ đề tang thương người thân khiến cho người khác chịu đồng cảm phải nghe đi nghe lại.[6][8] Một cây bút bên trang Jrock News đã dùng đến từ khóa "Sausade" đến từ văn hóa dân gian Bồ Đào Nha để diễn tả tâm trạng của ca khúc, tức có nghĩa rằng "cảm giác khao khát một thứ gì đó hoặc một ai đó mà bạn yêu quý nhưng có thể sẽ chẳng bao giờ trở lại."[7][9]

Video âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Video âm nhạc của "Lemon" đã được phát hành trên nền tảng YouTube vào ngày 27 tháng 2 năm 2018.[10] Khung hình của video được đặt theo tỷ lệ hình vuông và bối cảnh đặt tại một nhà thờ tang lễ. Cảnh đầu tiên một nhóm người ủ rũ ngồi quanh những chiếc ghế trong một hội trường thiếu ánh sáng. Bối cảnh được cho là lấy từ tổ chức Alcoholics Anonymous khi mà mọi người cùng nhau bày tỏ nỗi niềm của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ, làm bật lên chủ đề của bài hát là về cuộc đời nặng trĩu của một người. Video âm nhạc của "Lemon" đa phần tập trung vào các tiểu tiết như tiếng gót chân cũng như ánh sáng nhẹ nhàng của các nhân vật trong video nhằm tô đậm sự tĩnh lặng của căn phòng và con người bên trong đó. Giữa các cảnh quay là một vũ công đung đưa trong cô đơn, Kenshi thì ngồi trên một chiếc ghế dài và mang đôi giày cao gót cùng màu. Jrock News cho biết, cảm giác nghiêm túc của video này phá vỡ mọi sự hài hước vốn dĩ gắn liền với hình ảnh lạ thường.[7] Video đã thu về hơn 800 triệu lượt xem[10] và trở thành ca khúc Nhật Bản thành công nhất trên nền tảng này tính đến năm 2024.[11][12]

Biểu diễn trực tiếp và hát lại

[sửa | sửa mã nguồn]
Sistine Hall – điểm trình diễn của Yonezu

Ngày 31 tháng 12 năm 2018, Yonezu đã có buổi biểu diễn đầu tiên trên truyền hình tại sự kiện NHK Kōhaku Uta Gassen lần thứ 69 với bài hát "Lemon" trên tư cách là thành viên của đội trắng.[13] Đáp lại lời mời biểu diễn của NHK, Yonezu nói: "Tôi coi việc cất bài ca ở quê hương tôi – nơi ông tôi sống, mang ý nghĩa rất lớn",[14] anh đồng ý biểu diễn vì anh cảm thấy biểu diễn ở quê nhà nhân ngày giỗ một năm ông nội, đồng thời để tưởng nhớ ông nội thật ý nghĩa. Là người thứ 24 trong nửa sau của chương trình và là người thứ 20 của đội trắng, Yonezu đã biểu diễn trực tiếp tại Sistine Hall thuộc Bảo tàng nghệ thuật Ōtsuka (thành phố Naruto) ở quê hương tỉnh Tokushima, thay vì địa điểm chính là NHK Hall.[15] Yonezu hát toàn bộ phần điệp khúc của "Lemon" trong một không gian với vô số ngọn nến ảo ảnh được thắp tại Sistine Hall, và vũ công Sugawara Koharu đã biểu diễn một điệu nhảy do Tsujimoto Tomohiko biên đạo trong buổi diễn.[16] Yonezu không thường xuyên có mặt trên truyền thông và sóng truyền hình so với các nghệ sĩ biểu diễn khác, đồng thời anh chưa từng xuất hiện trực tiếp trong một chương trình truyền hình nào trước đây. Sau màn trình diễn, Yonezu nói: "Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những người đã chuẩn bị cho dịp này. Cảm ơn các bạn rất nhiều." và nhận về những phản hồi tích cực.[14]

Tháng 2 năm 2018, Kobasolo và Harutya phát hành video hát lại "Lemon". Trong đó Kobasolo đảm nhận khâu sáng tác được cho là tương đồng với bản gốc, còn Harutya thì biểu diễn bằng nhạc cụ guitar acoustic.[17]

Danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Kenshi Yonezu.

STTNhan đềThời lượng
1."Lemon"4:16
2."Cranberry & Pancake"3:30
3."Paper Flower"4:35
Tổng thời lượng:12:21

Đội ngũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách thành viên trong đội ngũ được dựa trên phần ghi chú của tác phẩm.

  • Yonezu Kenshi - nhà sản xuất, sắp xếp đội ngũ, vocal, guitar
  • Muroya Koichiro - đảm nhiệm phần nhạc khí có dây
  • Suto Yu - bass
  • Huri Masaki - tay trống
  • Izawa Ichiyo - piano
  • Mochizuki Tatsuya - kỹ thuật guitar
  • Imamura Koji - kỹ thuật trống
  • Miyake Akira - chỉ đạo dàn trống
  • Komori Masahito - thu âm, hòa âm
  • Ted Jensen - hoàn chỉnh âm thanh

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Chứng nhận Số đơn vị/doanh số chứng nhận
Nhật Bản (RIAJ)[32]
băng đĩa
2× Bạch kim 500.000^
Nhật Bản (RIAJ)[33]
trực tuyến
3× Million 3.000.000*
Phát trực tuyến
Nhật Bản (RIAJ)[34] 2× Bạch kim 200.000.000dagger

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.
dagger Chứng nhận dựa theo doanh số phát trực tuyến.

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả
2018 Giải thưởng Video Âm nhạc MTV Video xuất sắc nhất năm Đoạt giải
Video nam xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải thưởng Truyền hình Hàn lâm lần thứ 96 Ca khúc chủ đề xuất sắc nhất Đoạt giải
Liên hoan Phim truyền hình Quốc tế Tokyo Ca khúc chủ đề xuất sắc nhất Đoạt giải
Billboard Japan Music Awards Hot 100 of the Year Đoạt giải
2019 Đoạt giải
Giải Space Shower Music Bài hát của năm Đoạt giải
2020 Giải JASRAC[35] Giải Vàng Đoạt giải

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “第51回オリコン年間ランキング 2018” [Bảng xếp hạng thường niên Oricon lần thứ 51 năm 2018] (bằng tiếng Nhật). Oricon. 30 tháng 11 năm 2018. Truy cập 1 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “オリコン年間ランキング 2019” [Bảng xếp hạng thường niên Oricon năm 2019] (bằng tiếng Nhật). Oricon. 20 tháng 12 năm 2018. Truy cập 1 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Yamazaki, Haruna (30 tháng 6 năm 2018). “米津玄師さん、「売れる」ことへの欲はありますか?” [Yonezu Kenshi, liệu anh mang khát khao 'được nổi tiếng'?]. BuzzFeed Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “Kenshi Yonezu/Hachi Interview: Lemon - vgperson's Interview Translations – T-Site News”. vgperson.com (bằng tiếng Anh). 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “Kenshi Yonezu/Hachi Interview: Lemon - vgperson's Interview Translations – Oricon News”. vgperson.com (bằng tiếng Anh). 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ a b Suzuki Suzie (ngày 10 tháng 10 năm 2018). “「米津玄師」の曲がロングヒットし続ける理由” [Lý do khiến các ca khúc của Yonezu Kenshi tiếp tục trở thành hit lâu đến vậy] (bằng tiếng Nhật). Toyo Keizai. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ a b c “Kenshi Yonezu's melancholic "Lemon" video has us feeling saudade”. Jrock News (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ 'Lemon' Singer Kenshi Yonezu Dominated J-Pop in 2019: Here's Why”. Billboard (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ “saudade – Definition & Usage Examples” (bằng tiếng Anh). Dictionary.com. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ a b “米津玄師 MV「Lemon」” (bằng tiếng Nhật). Kenshi Yonezu 米津玄師. 26 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019 – qua YouTube.
  11. ^ “YouTube - Most Viewed Music Videos by Japanese Artists”. kworb.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ Blanton, Dakotah (12 tháng 1 năm 2024). “33 Famous Japanese Songs, Top Picks”. Music Grotto (bằng tiếng Anh). Truy cập 14 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ “Kenshi Yonezu Will Make TV Debut on Prestigious New Year's Eve Music Program”. Billboard (bằng tiếng Anh). 27 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  14. ^ a b “米津玄師 紅白でTV初歌唱「すべての方に感謝」内村「しゃべっている!」に照れ笑い 初の生トークも反響” [Yonezu Kenshi lần đầu bểu diễn Kohaku trên TV: 'Cảm ơn mọi người', Uchimura cười ngượng và nói 'Cậu ta đang nói kìa!', buổi chuyện trò trực tiếp đầu tiên nhận về phản hồi tích cực.]. Sponichi Annex. 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  15. ^ “米津玄師さん紅白「Lemon」披露 地元・徳島県鳴門市の大塚国際美術館から生中継” [Yonezu Kenshi biểu diễn 'Lemon' trong chương trình truyền hình trực tiếp Kouhaku từ Bảo tàng nghệ thuật Ōtsuka ở thành phố Naruto, tỉnh Tokushima]. Tokushima Shimbun. 31 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  16. ^ Ban biên tập (1 tháng 1 năm 2019). “ダンサー菅原小春、米津玄師との笑顔ショット公開 紅白共演が反響「感動した」” [Vũ công Sugawara Koharu đăng ảnh tươi cười bên Yonezu Kenshi, phản ứng khi diễn chung Kohaku là 'Tôi cảm động lắm']. MusicVoice (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Aoki, Kota (ngày 10 tháng 1 năm 2019). “米津玄師「Lemon」はなぜ歌いたくなる? 徳永ゆうき、まふまふ、コバソロ&春茶のカバーを比較” [Vì sao bạn muốn cover "Lemon" của Yonezu Kenshi? So sánh các bản cover của Tokunaga Yuuki, Mafumafu, Kobasolo và Harutya] (bằng tiếng Nhật). RealSound. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ “Billboard Japan Hot 100 2018/4/2”. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  19. ^ “オリコン年間 シングルランキング 2018年度 11~20位” [Bảng xếp hạng đĩa đơn hàng năm của Oricon 2018 (từ vị trí 11–20)]. Oricon (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  20. ^ “米津玄師「Lemon」、合算シングルで1位に浮上 デジタルSG史上初の200万DL突破” ["Lemon" của Yonezu Kenshi vươn lên vị trí số 1 ở hạng mục đĩa đơn, qua đó trở thành bài hát đầu tiên trong lịch sử Digital SG cán mốc 2 triệu lượt tải xuống"]. Oricon (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2019.
  21. ^ “2023 Week 11 Digital Chart”. Circle Chart (bằng tiếng Hàn). March 12–18, 2023. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023.
  22. ^ “米津玄師『Lemon』オリコンデジタル6週連続1位で、記録更新中!中国版、台湾版シングルCDリリース決定!” ["Lemon" của Yonezu Kenshi đứng hạng 1 trên Oricon Digital trong 6 tuần liên tiếp, tiếp tục lập kỷ lục mới! Đĩa đơn tiếng Trung và Đài Loan sắp được phát hành!"] (bằng tiếng Nhật). PR Times. 27 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  23. ^ “オリコン年間 シングルランキング 2018年度 11~20位” [Bảng xếp hạng đĩa đơn hàng năm của Oricon vào năm 2018 (vị trí 11 đến 20)] (bằng tiếng Nhật). Oricon. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.
  24. ^ “米津玄師「Lemon」日米通じ史上初のビルボード連覇「作ったのが遠い昔のことのよう」” ["Lemon" của Yonezu Kenshi trở thành bài hát đầu tiên trong lịch sử giành được danh hiệu Billboard liên tiếp ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ]. Yahoo! News (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2019.
  25. ^ “年間 シングルランキング 2019年度” [Bảng xếp hạng đĩa đơn Oricon năm 2019] (bằng tiếng Nhật). Oricon. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  26. ^ “【オリコン年間ランキング 2019】嵐が18年ぶり200億円超えで総合首位、米津玄師、あいみょん、髭男がデジタルシーンを席巻” [[Bảng xếp hạng thường niên Oricon 2019] Arashi đứng đầu danh sách với doanh số 20 tỷ yên lần đầu tiên sau 18 năm, Yonezu Kenshi, Aimyon và HIGE DAN thống trị ở bối cảnh kỹ thuật số] (bằng tiếng Nhật). Oricon. 20 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  27. ^ Billboard Japan Hot 100 Year End 2020”. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  28. ^ Billboard Japan Hot 100 Year End 2021”. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.
  29. ^ Billboard Japan Hot 100 Year End 2022”. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.
  30. ^ Billboard Japan Hot 100 Year End 2023”. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.
  31. ^ "JAPAN HOT 100"15周年を記念したオールタイムTOP50発表 1位は米津玄師「Lemon」” [TOP 50 mọi thời đại được công bố nhân kỷ niệm 15 năm của "JAPAN HOT 100", "Lemon" từ Yonezu Kenshi xếp ở vị trí thứ nhất]. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). 31 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2023.
  32. ^ “Chứng nhận đĩa đơn Nhật Bản – Yonezu Kenshi – Lemon” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020. Chọn 2018年12月 ở menu thả xuống
  33. ^ “Chứng nhận đĩa đơn kỹ thuật số Nhật Bản – Kenshi Yonezu – Lemon” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019. Chọn 2019年9月 ở menu thả xuống
  34. ^ “Chứng nhận đĩa đơn phát trực tuyến Nhật Bản – Kenshi Yonezu – Lemon” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023. Chọn 2020年11月 ở menu thả xuống
  35. ^ “2020年JASRAC賞 「Lemon」が金賞を受賞” ["Lemon" đoạt giải Vàng JASRAC 2020] (bằng tiếng Nhật). JASRAC. 20 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập 14 tháng 2 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan