Lieven Ferdinand de Beaufort

Lieven Ferdinand de Beaufort
De Beaufort trong chuyến đi đến New Guinea (1903)
Sinh23 tháng 3 năm 1879
Leusden, Hà Lan
Mất11 tháng 5 năm 1968 (89 tuổi)
Amersfoort, Hà Lan
Quốc tịchngười Hà Lan
Sự nghiệp khoa học
Ngànhngư học
điểu học

Lieven Ferdinand de Beaufort (23 tháng 3 năm 187911 tháng 5 năm 1968) là một nhà sinh học người Hà Lan.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

De Beaufort sinh tại Leusden vào tháng 3 năm 1879, là con trai của nhà sử họcchính khách W. H. de Beaufort. Sinh ra và lớn lên trong căn biệt phủ “Den Treek” của gia đình, ông từ nhỏ đã tỏ ra thích thú đối với thiên nhiên. Sau khi học xong trung học tại trường Hogere Burger (Amersfoort), de Beaufort lấy thêm bằng ngoại ngữ về tiếng Latinhtiếng Hy Lạp. Năm 1899, ông trở thành sinh viên của Đại học Amsterdam.[1]

Năm 1903, de Beaufort cùng 5 thành viên lên đường khám phá đảo New Guinea (khi đó gọi là New Guinea thuộc Hà Lan). Tại đây, ông thu về được nhiều mẫu chim, và đã cho xuất bản nhiều báo cáo đầu tiên trong sự nghiệp về điểu học.[1] Dưới sự ảnh hưởng của Max Carl Wilhelm Weber, de Beaufort chuyển sang mảng ngư học, và đây cũng là mục tiêu nghiên cứu theo ông đến cuối đời.

Sau khi quay về nước, de Beaufort trở thành cộng tác viên của Weber, đảm nhận vai trò quản đốc của Bảo tàng Động vật học Amsterdam. Tháng 7 năm 1908, ông lấy bằng Tiến sĩ nhờ vào luận án nghiên cứu bong bóng cá của bộ Cá trích.[1]

Năm 1907, de Beaufort kết hôn với Catherina Josephina Boissevain, và cả hai vợ chồng cùng nhau đi đến khu vực phía đông của Đông Ấn trong chuyến hành trình khám phá hệ động vật ở hai đảo SeramWaigeo năm 1909–1910. De Beaufort, với sự trợ giúp của Max Weber, đã cho xuất bản 7 phần trong quyển The Fishes of the Indo-Australian Archipelago. Trong chuyến đi này, ông cũng tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về các loài chim và thú, đã cho ra đời quyển Encyclopaedic van Nederlandsch-Indi.[1]

Năm 1922, de Beaufort trở thành Giám đốc của Bảo tàng Động vật học Amsterdam.[1] Trong khoảng thời gian này, Boissevain vợ ông qua đời, để lại 4 người con. Sang năm 1929, ông trở thành Giáo sư Địa lý động vật, và cũng trong năm này ông tục huyền với bà Johanna van Raamsdonk.

Năm 1924, de Beaufort được bầu làm Chủ tịch và là Thành viên danh dự cũng nhiều hiệp hội, có thể kể đến như Hội Địa lý Hà Lan (chủ tịch nhiệm kỳ 1945–1949), Hội Điểu học Hà Lan (chủ tịch từ năm 1949) hay Hội Côn trùng học (chủ tịch nhiệm kỳ 1951–1955). Từ năm 1928 đến 1960, de Beaufort là Thư ký Hiệp hội Động vật học Hoàng gia ở vườn thú Natura Artis Magistra và cũng được trao tặng danh hiệu Thành viên danh dự.[1]

Trong sự nghiệp của mình, de Beaufort nhiều lần phục vụ mục đích khoa học tại nhiều khu vực trên thế giới, như tại Java (1929), Ấn Độ (1937), Bengal (1946).[1]

De Beaufort về hưu ở tuổi 70 nhưng ông vẫn tiếp tục hoàn thiện và xuất bản các tài liệu cho đến sinh nhật lần thứ 89 của mình. Bệnh tình của de Beaufort dần trở nặng, và chỉ vài tuần sau đó ông mất trên giường bệnh vào năm 1968.[1]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Engel, H. (1949). “Lieven Ferdinand de Beaufort” (PDF). Bijdragen tot de dierkunde (bằng tiếng Hà Lan). 28 (1): 1–6. ISSN 0067-8546.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Engel, H. (1969). “In memoriam Professor Dr. Lieven Ferdinand de Beaufort” (PDF). Beaufortia. 16 (221): 200–213. ISSN 0067-4745.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán sinh ngày 31/10/1990 - mọi người có thể gọi anh ta là Greg Hsu (hoặc Greg Han) nếu muốn, vì đó là tên tiếng Anh của anh ta.
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối)