Mường Lý

Mường Lý
Xã Mường Lý
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnMường Lát
Thành lập1999[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°33′55″B 104°45′11″Đ / 20,56528°B 104,75306°Đ / 20.56528; 104.75306
Mường Lý trên bản đồ Việt Nam
Mường Lý
Mường Lý
Vị trí xã Mường Lý trên bản đồ Việt Nam
Diện tích120,09 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3874 người[1]
Mật độ32 người/km²
Dân tộcMông, Thái, Mường[2]
Khác
Mã hành chính14854[3]

Mường Lý là một thuộc huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Diện tích tự nhiên và dân cư

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có diện tích 120,09 km², dân số năm 1999 là 3874 người[1], mật độ dân số đạt 32 người/km². Vào thời điểm này, người Mông chiếm 62,2% dân cư, người Thái chiếm 22,7 và người Mường chiếm 15,1 %[4].

Năm 2007, Mường Lý có 698 hộ với 4.139 người, trong đó có 428 hộ đồng bào người Mông, còn lại chủ yếu là người Mường và Thái[2].

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mường Lý gồm 16 bản: Nàng 1, Nàng 2, Piềng Kít, Muống 1, Muống 2, Xa Lung, Xi Lồ, Trung Tiến 1, Trung Tiến 2, Ún, Trung Thắng, Sài Khao, Tài chính, Chiềng Nưa, Chà Lan và bản Mâu.[5] Trong số đó, địa danh Sài Khao từng xuất hiện trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi...

Bản Sài Khao có 66 hộ với khoảng 400 người người Mông từ Sơn La di cư vào từ năm 1985.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Mường Lý có trường Tiểu học Tây Tiến và trường trung học cơ sở Mường Lý.

Trường Tiểu học Tây Tiến đặt tại bản Xì Lồ, nằm cách thị trấn Mường Lát 30 km. Ngoài ra còn có các điểm trường tại các bản Trung Thắng, Chiềng Nưa, Trung Tiến 1, Trung Tiến 2, Sài Khao, Chà Lan, Xì Lồ và Suối Ún.[6]

Theo thống kê năm 2008, xã Mường Lý chỉ có 10 ha trồng lúa nước, cùng với 450 ha lúa nương và 220 ha trồng ngô. Ngoài ra còn có 45 ha trồng sắn, 1 ha trồng các loại rau, đậu, 273 ha trồng tre, luồng. Xã có 1.768 ha rừng tự nhiên và 2,100 ha rừng trồng. Sản lượng ngũ cốc bình quân, tính tương đương gạo là 1.727 kg/hộ/năm, tức là 367 kg/người/năm. Thu nhập từ sản xuất mùa màng chiếm 79%, từ chăn nuôi là 12%, từ lâm nghiệp là 5,8%, còn lại là các nguồn thu nhập khác. Thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 176.500 đồng/tháng, tương đương với 9,5 triệu đồng/hộ/năm (khoảng 576 USD/hộ/năm).[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Nghị định số 65/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân và Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
  2. ^ a b Mường Lý xây dựng cuộc sống mới.[liên kết hỏng] Báo điện tử Người đại biểu nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn. Chương trình tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) - PHỤ LỤC Lưu trữ 2012-04-17 tại Wayback Machine, trang 94. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ Tra cứu mã bưu chính. Lưu trữ 2012-04-29 tại Wayback Machine Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ Theo bài thơ "Tây Tiến" đến Sài Khao.[liên kết hỏng] Báo Dân tộc và Phát triển điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn. Chương trình tái định cư, Sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số (RLDP) - PHỤ LỤC Lưu trữ 2012-04-17 tại Wayback Machine, trang 6-7. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan