Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam từ Thanh Hóa tới phía bắc Đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Tùy vào ngữ cảnh, một phần của nó cùng với vùng Bắc Bộ được gọi chung là miền Bắc Việt Nam.
Về mặt quốc phòng thì các tỉnh này do Bộ Tư lệnh, Quân khu 4 trách nhiệm và quản lý.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Tây Đông gồm các quốc lộ chính: 7, 8, 9 và các quốc lộ phụ: 46, 47, 48 và 49 nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuân, sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Bài và các bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Sơn Dương - Vũng Áng, Nhật Lệ, Hòn La, Chân Mây...) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố đô Huế...) tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar, Thái Lan,...
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. Phía bắc giáp trung du và miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp dãy Trường Sơn và Lào; phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.
Về mặt hành chính, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh, thành phố với diện tích 51.452,4 km2 (tỷ lệ 15,5% so với tổng diện tích cả nước) với 11.113.718 người (tỷ lệ 11,3% so với tổng dân số cả nước), bình quân 216 người/km2.
Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia tiếng Việt của các tỉnh thành Việt Nam.
Stt | Tỉnh thành | Thủ phủ[1] | Thành phố | Thị xã | Huyện | Quận | Diện tích (km²) |
Dân số (người) |
Mật độ (km²) |
Biển số xe | Mã vùng ĐT |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa có hai thành phố là Thanh Hóa và Sầm Sơn.
Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1994, toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ có hai thành phố là Vinh và Huế. Từ năm 1994 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Các thành phố lập đến năm 1975:
Các thành phố lập từ năm 1994 đến nay:
Hiện nay, ở vùng Bắc Trung Bộ có 3 thành phố là đô thị loại I: Huế (trực thuộc trung ương), Thanh Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa), Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Hà Tĩnh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh), thành phố Đồng Hới (thuộc tỉnh Quảng Bình). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh.
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, vùng Bắc Trung Bộ có:
Địa bàn Bắc Trung Bộ Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc chiến đấu, phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử. Từ xa xưa đây đã từng là chốn "biên thùy", là "phên giậu", là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều) sống ở Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông.
Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng
Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ
Cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị, nhiên liệu cũng đang được cải thiện. Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng. Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng.
Vùng đồi trước núi:
Vùng đồng bằng hẹp ven biển:
Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: A Dớt, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta. Du lịch đang trên đà phát triển. Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày. Việc phát triển ngành dịch vụ đang được chú trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Theo hệ thống phân vùng địa lý Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh- Nghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần- Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.
Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những là điệu hò đặc trưng của vùng này là:
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 4 di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ - Thanh Hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan, Dương Đình Nghệ, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Quang Trung, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh,... các vua chúa của nhà Hồ, nhà Hậu Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Nguyễn,...
Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Tiến, Bãi biển Hải Hòa, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô.
Khu vực này có các vườn quốc gia: Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Vườn quốc gia Pù Mát(Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang(Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng(Quảng Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã(Huế).