Mường Tùng

Mường Tùng
Xã Mường Tùng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhĐiện Biên
HuyệnMường Chà
Địa lý
Tọa độ: 21°58′55″B 103°5′0″Đ / 21,98194°B 103,08333°Đ / 21.98194; 103.08333
Mường Tùng trên bản đồ Việt Nam
Mường Tùng
Mường Tùng
Vị trí xã Mường Tùng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích170,84 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng5.119 người[1]
Mật độ29 người/km²
Khác
Mã hành chính03181[2]

Mường Tùng là một thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mường Tùng nằm ở đông bắc huyện Mường Chà, bắc tỉnh Điện Biên, có vị trí địa lý:

Xã Mường Tùng có diện tích 170,84 km², dân số năm 2022 là 5.119 người,[1] mật độ dân số đạt 29 người/km².

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có địa hình chủ yếu là núi cao. Tại điểm cực nam của xã có núi Địa Đồ với độ cao 1.610 m.

Phía đông, dọc theo hai bên bờ dòng Nậm Lay là cánh đồng lúa nước tương đối bằng phẳng, chạy dài khoảng 2 km.

Sông ngòi[sửa | sửa mã nguồn]

Mường Tùng là ngã ba sông của hai dòng Nậm HeNậm Lay là các chi lưu phía nam của sông Đà. Hai dòng suối này là nguyên nhân chính gây ra các trận lũ quét liên tiếp trong các năm 1990 - 1991, 1994, 1996, 2000 làm chết và bị thương hàng trăm người cùng hàng nghìn gia súc, gia cầm, cây trồng,... Điển hình nhất là trận lũ lịch sử trong 2 ngày 17, 18 tháng 8 năm 1996, với lượng mưa 258 mm, lũ bùn đá đã huỷ diệt gần hết thị trấn Mường Lay và một số vùng dân cư trong huyện, làm 54 người chết, 13 công sở, trường học, cửa hàng cùng hàng trăm nhà dân và ruộng vườn quanh thị trấn đã bị đất đá vùi kín. Nhiều tảng đá lớn đường kính 4 - 5m từ hai bên sườn núi trôi ra chắn ngang suối, bùn ngập các cánh đồng lúa, nhiều đoạn đường giao thông chính bị tắc nghẽn do sạt lở, làm cô lập hoàn toàn thị trấn.

Suối Nậm He chảy theo hướng tây – đông, lưu vực gần 300 km² hầu hết nằm trên địa bàn xã với độ dốc lớn. Tại hạ lưu, nhà máy thủy điện Nậm He đang được xây dựng với công suất lắp đặt 16 MW, điện năng bình quân trên 61 triệu MWh/năm do Công ty Cổ phần thủy điện Nậm He (Tổng công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư, sẽ được phát điện vào đầu năm 2014. Công trình thủy điện này sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế, xã hội của xã từ trước tới nay, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

Suối Nậm Lay chảy theo hướng nam- bắc kết nối với sông Đà cách ngã ba sông Nậm He khoảng 10 km.

Khoáng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản mỏ đồng Nậm He – Huổi Sấy cho Công ty Cổ phần Khoáng sản miền Bắc với tổng vốn đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng. Dự án này đã trở thành dự án lớn nhất trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ trước tới nay, mở ra nhiều triển vọng về khai thác tiềm năng khoáng sản. Hàng năm, Công ty sẽ đóng góp vào ngân sách 190 tỷ đồng.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mường Tùng được chia thành 11 bản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 9 năm 2012, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 819/QĐ-UBND[3] về việc thành lập bản Nậm Cang 1 và bản Nậm Cang 2 trên cơ sở toàn bộ bản Nậm Cang.

Ngày 6 tháng 12 năm 2019, HĐND tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết số 148/NQ-HĐND[4] về việc:

  • Sáp nhập bản Phiêng Ban vào bản Mường Tùng.
  • Sáp nhập Bản Mới vào bản Tin Tốc.
  • Thành lập bản Nậm He trên cơ sở bản Nậm He 1 và bản Nậm He 2.
  • Thành lập bản Nậm Cang trên cơ sở bản Nậm Cang 1 và bản Nậm Cang 2.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có quốc lộ 12 nối thị xã Mường Lay với thành phố Điện Biên chạy qua theo hướng bắc nam, nằm ở phía đông xã, hữu ngạn Nậm Lay. Năm 2012, cầu Mường Tùng qua dòng Nậm Lay được khánh thành cùng con đường phía tả ngạn Nậm He, nối với trung tâm thị xã Mường Lay tạo điều kiện cho việc đi lại của bà con các dân tộc trong xã được tốt hơn.

Tháng 3 năm 2010, dự án đường liên xã Mường Tùng- Chà Tở với vốn đầu tư 290 tỷ đồng chạy theo hướng đông- tây, dọc theo dòng Nậm He nhằm rút ngắn khoảng cách từ quốc lộ 12 đi thị trấn Mường Nhé được khởi công. Cuối năm 2013, việc mở nền đường đã căn bản hoàn thành, để tiếp theo đó là trải nền bê tông át phan. Tương lai không xa, với việc đưa Nhà máy thủy điện Nậm He vào vận hành, con đường này và hồ thủy điện với diện tích lòng hồ 61,5 ha, mực nước dâng bình thường 375 m sẽ là những địa điểm du lịch thú vị của các du khách từ xa tới.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2023). Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2022. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên. tr. 29. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ UBND tỉnh Điện Biên (16 tháng 11 năm 2011), “Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 06/09/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc chia tách, thành lập mới các thôn, bản, đội thuộc các huyện: Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên, Mường Nhé và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên” (PDF), Công báo tỉnh Điện Biên
  4. ^ “Nghị quyết số 148/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh Điện Biên về sáp nhập, đổi tên các thôn, bản, đội, tổ dân phố thuộc các huyện: Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé và Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Thư viện Pháp luật. 6 tháng 12 năm 2019.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Tôi đã từng là một người cực kì hướng ngoại. Đối với thế giới xung quanh, tôi cảm thấy đơn độc đến vô vàn
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
Nhiều người sở hữu làn da dầu không biết rằng họ vẫn cần dùng kem dưỡng ẩm, để cải thiện sức khỏe tổng thể, kết cấu và diện mạo của làn da
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Các thiếu nữ mơ mộng theo đuổi School Idol. Lần này trường sống khỏe sống tốt nên tha hồ mà tấu hài!