Mật

Biểu đồ hệ tiêu hóa cho thấy túi mật (gall, bile)

Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn.

Sinh lý học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần của dịch mật bao gồm: nước, muối mật, sắc tố mật, cholesterol, muối vô cơ, axit béo, lecithin, mỡphosphat kiềm.

Muối mật

[sửa | sửa mã nguồn]

Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có hai loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali).

Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid (nhũ tương hóa lipid) ở ruột non và giúp cho hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K.

Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan (hình trên).

Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già.

Các muối mật (glycinetaurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobinbilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol.

Sắc tố mật

[sửa | sửa mã nguồn]

Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hóa của nhân Hem, có trong hemoglobin và các chất chứa nhân Hem như Myoglobin... (Sắc tố mật hay còn gọi theo thông thường do thành phần chính có chứa bilirubin, Biliverdin) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hem trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật.(Bile pigments, including bilirubin and biliverdin, are endogenous compounds belonging to the porphyrin family of molecules)

Cholesterol

[sửa | sửa mã nguồn]

Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu.

Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại.

Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi.

Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt.

Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, EK.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Can đảm (gan và mật) là từ được dùng để chỉ sự dũng cảm. Sách Chân Lạp phong thổ ký có đề cập đến việc lấy mật người (thủ đảm 取膽):[1]

Việc lấy mật người và động vật để phục vụ các mục đích tâm linh, chữa bệnh ở Đông Nam Á cũng được nhiều tài liệu ghi nhận.[2][3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dịch sách cổ: Chân Lạp Phong Thổ Ký”. Quán cafe Otofun. 13 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Trong tạp chí của Trường Bác Cổ tập 2 năm 1902, trang 173, ông Paul Pelliot ghi rằng: Tục lệ giết người lấy mật là có ở Đông Dương. Người Á Đông tin rằng mật là trung khu của tính can đảm. Vì thế mật các loài thú và mật người là những phương thuốc thần hiệu trong ngành Y học Trung Hoa, người Champa và cả Việt Nam cho rằng biết lấy mật chuột xoa trên miếng giấy ban đêm kê vào mắt như mang kính sẽ thấy mọi vật rõ như ban ngày; mật rái cá xoa trên vải hay giấy bịt mũi lặn xuống sông thi nước sẽ rẽ ra cách mặt lổi một tấc??? Có thuyết cho rằng nếm mật để nuổt vị đẳng cho tri óc không nghĩ đến sự hưởng lạc mà chăm chú vào việc trả thù (Việt Vương Câu Tiễn). Trương Vĩnh Ký trong quyển “Cours d’hisloire Annamite trang 110: “Vào thế kỷ thứ 14, vị Quốc Vương Annam bất lực, người ta trị bằng một thang thuốc trộn với mật của một gã trai tơ”. Aymonier, nhà khảo cổ Champa nổi tiếng người Pháp, trong quyển: Les Tchames et leurs religions, trang 33 có ghi: “Những người Chiêm Thành (Bình Thuận) thường nhắc lại rằng xưa kia, những tay thợ săn cọp và voi của nhà Vua là những kẻ được dân chúng nể sợ. Nhưng ghê gớm hơn là các vị Djalaouech là người chuyên môn lấy mật người đề tưới trên mình voi trận của Hoàng gia”. “Quả thật, những bản văn Chăm khắc trên đá cho chúng ta biết: Vị Quốc Vương tối cao của các Quốc Vương có con voi được tưới mật người mang tên Pittadvipa. Ông cũng cho biết: Người Chăm có một niềm tin ghê rợn rằng mật người dùng để uống là một chất thuốc kích thích thần diệu giúp các chiến sĩ đánh giặc rất hăng. Người ta mổ những binh lính bị thương lấy mật ngay trên chiến trường. Trong quyển: Kinh sai thắng lãm xuất bàn năm 1436 tập I trang 3, các Hoạn quan TQ ghi về Chăm-pa: “vị tù trưởng hằng năm lấy mật người sống hòa với rượu cùng người nhà uống, rồi thoa ướt mình mẩy”. Minh Sử cũng ghi những chi tiết như thế và viết thêm ở đoạn Thi Đảm: “Người nước ấy -Chân Lạp- lấy mật dâng nhà Vua, người ta cũng dùng mật rửa mắt voi. Thường thường rình ngưòi dọc đường thừa lúc không để ý giết thật nhanh, lấy mật đem đi. Nếu kẻ đó sợ hãi biết dược thì trái mật đã tan trước không dùng được nữa. Mật để trong hũ, mật người Tầu nổi lên trên ngay nên rất quí” . Trong bài: Première étude sur les inscriptions tchames đăng ở tạp chí Journal Asiatique, Aymonier viết: “Ở Cambodia tục lệ này hoàn toàn bị bãi bỏ vào giữa thế kỷ thứ 19 dưới triều Vua Ang Duong (1845-1859). Linh mục Bouillevaux viết rằng: “tháng 12 năm 1850, khi Linh mục vừa đến tỉnh Battambang thì lời đồn làm người ta sợ hãi; người ta nói trong vùng có nhiều tên “ioc pomat” nghĩa là kẻ giết người lấy mật. Vài người tỏ vẻ nghi ngờ Linh mục, e rằng ông là một “ioc pomat”. Tài liệu đầy đủ nhất về vấn đề lấy mật người là tác phẩm của giáo sĩ Filippo de Marini, người Tây Ban Nha, nhan đề: Historia e relatione del Tunchino e del Giappone xuất bản ở Rome năm 1665, đoạn nói về Chân Lạp: “Hoàng triều đều có góp phần vào. Đây là một lối giết người tàn bạo và đáng thương, dù sự việc không xảy ra thường xuyên, trong một khoảng thời gian nào của mùa Đông có những kẻ hết sức dã man và vô nhân đạo chỉ vì tiền -hai mươi lăm hoặc ba muơi đồng vàng- mà chúng vào rừng rình bắt người và vô phúc cho người nào chúng gặp đầu tiên dù đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, tu sĩ hay thường dân, chúng sẽ rượt bắt sống rồi mổ bụng cắt túi mật. Chúng không cho hành động này là sát nhân, lại thản nhiên chặt đứt đầu người xấu số mà thân mình đẫm máu còn đang run rẩy, đoạn đem nộp cho vị quan nào chúng tôn trọng để chứng minh chúng lấy mật của người thật. Nếu chúng không tìm được ai và không thể thực hiện được kế hoạch kinh tởm, tàn bạo kia trong thời hạn ấn định với vị quan thỉ buộc lòng chúng phải tự sát hoặc giết vợ hay một đứa con. Kẻ bỏ tiền mua túi mật nhỏ một giọt thứ nhất vào rượu rồi đem lễ bái trong cuộc lễ ghê rợn, hoặc đề xoa trên đầu con voi. Họ tin tưởng chắc chắn đó là một sự thật hiển nhiên, con thú được xoa mật người sẽ trở nên mạnh bạo, can đảm, mập béo, nhất định sẽ thắng dễ dàng trong các trận đấu sức và trên các chiến trường.
  3. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 203: Kỷ Hợi, Minh Mệnh năm thứ 20 [1839], mùa hạ, tháng 6, vua từng bảo thị thần : “Trẫm khi còn nhỏ, nghe nói người Xiêm lấy mật người làm vải hoa. Bắt đầu không tin, sau hỏi người Chân Lạp mới tin là có thực. Lệ cũ của Chân Lạp, mỗi năm phải cống cho nước Xiêm 20 bộ mật người. Có người đã lấy mật đi rồi mà vẫn sống, nhưng chỉ ngớ ngẩn điên cuồng, không nhớ việc đời nữa. Kể ra, nhân mệnh là chí trọng, mà tục Man như thế, thực là ngu quá lắm  !”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Làm SP DPS ngon, build Dmg theo Hoa Khoảnh Khắc (DEF) không cần vũ khí 5 sao mới mạnh
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"