Sỏi mật

Sỏi mật
Tên khácGallstone disease, cholelith, cholecystolithiasis (gallstones in the gallbladder), choledocholithiasis (gallstones in the common bile duct)[1]
Sỏi mật thường hình thành trong túi mật và có thể dẫn đến các triệu chứng nếu chúng làm tắc hệ thống mật.
Phát âm
Khoa/NgànhNgoại tổng quát
Triệu chứngKhông có, đau âm ỉ vùng bụng dưới bên phải[2][3][4]
Biến chứngViêm túi mật, viêm tụy, Viêm gan[2][4]
Khởi phátSau độ tuổi 40[2]
Yếu tố nguy cơCombined oral contraceptive pills, thai nghén, tiền sử gia đình, béo phì, tiểu đường, xơ gan, sụt cân nhanh[2]
Phương pháp chẩn đoánDựa trên triệu chứng, có thể xác nhận bằng siêu âm[2][4]
Phòng ngừaHealthy weight, diet high in fiber, diet low in Monosaccharide[2]
Điều trịKhông triệu chứng: không[2]
Đau: phẫu thuật[2]
Tiên lượngTốt sau phẫu thuật[2]
Dịch tễ10–15% người lớn (các nước phát triển)[4]
Sỏi mật

Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và/hoặc sỏi sắc tố mật.

Phương pháp điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Chế độ ăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. Sỏi mật có hai loại:

Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.

Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có béo phì.

Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?

  • Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...
  • Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
  • Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
  • Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.
  • Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.
  • Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
  • Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
  • Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Joseph Karam & Joel J. Roslyn. Cholelithiasis & chole-cystectomy. Maingots abdominal operations 1997 p1717-1736
  2. Liu Ja Qi Wang Wenguang. The viscissitudes of cholelithiasis over 10 years in Quangxi, China (1981.1-1991.1). Asian Journal of Surgery vol 20 Nngày 2 tháng 4 năm 1997
  3. Diehl AK. Epidemiology and natural history of gallstones disease Gastroenterology Clin North Am 20:1, 1991
  4. Nakayama F. Soloway RD. Nakama T et al: Hepatolithiasis in East Asia: Retrospective study. Dig Dis Sci 31:21, 1986
  5. Maki T, Matsushiro T, Suzuki N: Pathogenesis of the calcium bilirubinate stone. In Intrahepatic calculi. Newyork, Alan R Liss, 1984, p81

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quick, Clive R. G.; Reed, Joanna B.; Harper, Simon J. F.; Saeb-Parsy, Kourosh; Deakin, Philip J. (2013). Essential Surgery E-Book: Problems, Diagnosis and Management: With STUDENT CONSULT Online Access (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 281. ISBN 9780702054839.
  2. ^ a b c d e f g h i “Gallstones”. NIDDK. tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Lee, JY; Keane, MG; Pereira, S (tháng 6 năm 2015). “Diagnosis and treatment of gallstone disease”. The Practitioner. 259 (1783): 15–9, 2. PMID 26455113.
  4. ^ a b c d Ansaloni, L (2016). “2016 WSES guidelines on acute calculous cholecystitis”. World Journal of Emergency Surgery: WJES. 11: 25. doi:10.1186/s13017-016-0082-5. PMC 4908702. PMID 27307785.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan