Mật nghị Hồng y 2013

Mật nghị Hồng y
năm 2013
Biểu tượng Trống tòa (sede vacant) của Toà Thánh
Ngày và địa điểm
12–13 tháng 3 năm 2013
Nhà nguyện Sistina, Điện Tông Tòa,
Vatican
Các nhân sự tiêu biểu
Hồng y Niên trưởngAngelo Sodano
Hồng y Phó Niên trưởngRoger Etchegaray
Nhiếp chínhTarcisio Bertone
Trưởng đẳng linh mụcPaulo Evaristo Arns
Trưởng đẳng phó tếJean-Louis Tauran
thư kýLorenzo Baldisseri
Cuộc bầu cử
Cử triXem bên dưới
Số vòng bỏ phiếu5
Tân giáo hoàng đắc cử
Jorge Mario Bergoglio
(Tông hiệu: Phanxicô)

Mật nghị Hồng y 2013 (hoặc Cơ mật viện bầu Giáo hoàng năm 2013) được triệu tập theo sau việc Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị vào ngày 28 tháng 2 năm 2013[1]. 115 Hồng y cử tri đã bắt đầu Mật nghị bầu cử vào chiều ngày 12 tháng 3. Vào lúc 19h 06' ngày 13 tháng 3 năm 2013 (giờ Roma), khói trắng bốc lên từ ống khói nhà nguyện Sistina, sau đó là những tiếng chuông báo hiệu đã bầu được Giáo hoàng mới. Mật nghị đã bầu Hồng y Jorge Mario Bergoglio - Tổng giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires (Argentina) - làm giáo hoàng. Ông lấy tông hiệu là Phanxicô.

Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Giáo hoàng Biển Đức XVI (còn gọi là Bênêđictô XVI) đã công bố ý định của ông là sẽ thoái vị khỏi chức Giám mục Rôma, Giáo hoàng Giáo hội Công giáo vào ngày 28 tháng 2 và định rõ thời gian trống tòa là từ 20 giờ 00 của ngày hôm đó. Biển Đức XVI sẽ là Giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần sáu thế kỷ qua[2], trước đó, Giáo hoàng Grêgôriô XII cũng thoái vị vào năm 1415. Trong lời tuyên bố thoái vị, ông nói:

Khi Giáo hoàng Biển Đức XVI chính thức rời chức từ lúc 20 giờ ngày 28 tháng 2 năm 2013, tất cả các quan chức cao cấp nhất tại Vatican đều tự động mất chức, nhưng không có nghĩa là họ được hưởng một kỳ nghỉ ngơi[4].

Dư luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thông cáo với 80 triệu giáo dân trong cộng đồng Anh giáo, Tổng Giám mục Justin Welby tòa Canterbury - lãnh đạo Anh giáo nói rằng ông hoàn toàn thông cảm với quyết định rời chức của Giáo hoàng Biển Đức mà theo ông đã được ngài thực thi với một cách "đường hoàng, can đảm và đầy viễn kiến."[5]

Người phát ngôn của thủ tướng Đức cho biết: chính phủ Đức dành sự tôn kính cao nhất vì những gì Giáo hoàng đã làm để phụng sự Giáo hội Công giáo. Theo tường thuật của BBC, nhiều du khách tại Vatican đã không tin vào thông tin này và hỏi rằng Giáo hoàng bị bệnh?. Linh mục Lombardi - phát ngôn viên Tòa Thánh nhiều lần lặp lại rằng: Giáo hoàng Biển Đức XVI không bị bệnh mà chỉ là sức khỏe giảm sút, điều thông thường với một người ở tuổi 85.

Tờ La Stampa của Ý dẫn lời thủ tướng Ý: Tôi thật sự sốc với tin bất ngờ này. Tờ Der Spiegel cho biết Đức ông Georg Ratzinger, anh trai Giáo hoàng Biển Đức XVI đã biết kế hoạch từ nhiệm từ nhiều tháng trước.

Yona Metzger, giáo sĩ tối cao của Israel cho biết: Israel và Vatican đã có mối quan hệ tốt đẹp nhất trong thời gian tại vị của Giáo hoàng Biển Đức XVI.[6].

Tiến trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng y cử tri

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù ở thời điểm đó, Giáo hội Công giáo có 209 hồng y còn sống nhưng sẽ chỉ có 117 vị hồng y được quyền tham gia Mật nghị Hồng y 2013 (vì những vị nào từ 80 tuổi trở lên trước ngày trống tòa giáo hoàng sẽ không còn quyền tham gia mật nghị nữa)[7]. Đây là quy định do Giáo hoàng Phaolô VI ban hành năm 1970 và được Giáo hoàng Gioan Phaolô II sửa đổi năm 1996.

Ưu tiên[8] Tên, tên rửa tội[9] Ngày sinh[10] Quốc gia[11] Ghi chú
1 Re, Giovanni Battista 30 tháng 1 năm 1934  Ý Hồng y giám mục lâu nhất
2 Bertone, S.D.B., Tarcisio 2 tháng 12 năm 1934  Ý Quốc vụ khanh
3 Naguib, Antonios 18 tháng 3 năm 1935  Ai Cập Thượng Phụ Copte Ai Cập
4 Raï, O.M.M., Béchara Boutros 25 tháng 2 năm 1940  Liban Thượng phụ Maronite
5 Danneels, Godfried 5 tháng 6 năm 1933  Bỉ Hồng y linh mục lâu nhất
6 Meisner, Joachim 25 tháng 12 năm 1933  Đức
7 López Rodríguez, Nicolás de Jesús 31 tháng 10 năm 1936  Cộng hòa Dominica
8 Mahony, Roger Michael 27 tháng 2 năm 1936  Hoa Kỳ
9 Darmaatmadja, S.J., Julius Riyadi 20 tháng 12 năm 1934  Indonesia Không tham dự
10 Ortega y Alamino, Jaime Lucas 18 tháng 10 năm 1936  Cuba
11 Turcotte, Jean-Claude 26 tháng 6 năm 1936  Canada
12 Puljić, Vinko 8 tháng 9 năm 1945  Bosnia và Herzegovina
13 Sandoval Íñiguez, Juan 28 tháng 3 năm 1933  Mexico
14 Rouco Varela, Antonio María 24 tháng 8 năm 1936  Tây Ban Nha
15 Tettamanzi, Dionigi 14 tháng 3 năm 1934  Ý
16 Pengo, Polycarp 5 tháng 8 năm 1944  Tanzania
17 Schönborn, O.P., Christoph 22 tháng 1 năm 1945  Áo
18 Rivera Carrera, Norberto 6 tháng 6 năm 1942  Mexico
19 George, O.M.I., Francis Eugene 16 tháng 1 năm 1937  Hoa Kỳ
20 Grocholewski, Zenon 11 tháng 10 năm 1939  Ba Lan
21 Sepe, Crescenzio 2 tháng 6 năm 1943  Ý
22 Kasper, Walter 5 tháng 3 năm 1933  Đức Hồng y lớn tuổi nhất
23 Dias, Ivan 14 tháng 4 năm 1936  Ấn Độ
24 Agnelo, Geraldo Majella 19 tháng 10 năm 1933  Brasil
25 Bačkis, Audrys Juozas 1 tháng 2 năm 1937  Lithuania
26 Errázuriz Ossa, ISch, Francisco Javier 5 tháng 9 năm 1933  Chile
27 Terrazas Sandoval, C.SS.R., Julio 7 tháng 3 năm 1936  Bolivia
28 Napier, O.F.M., Wilfrid Fox 8 tháng 3 năm 1941  Nam Phi
29 Rodríguez Maradiaga, S.D.B., Óscar Andrés 29 tháng 12 năm 1942  Honduras
30 Cipriani Thorne, Juan Luis 28 tháng 12 năm 1943  Peru
31 Hummes, O.F.M., Cláudio 8 tháng 8 năm 1934  Brazil
32 Bergoglio, S.J., Jorge Mario 17 tháng 12 năm 1936  Argentina Giáo hoàng Phanxicô
33 Policarpo, José da Cruz 26 tháng 2 năm 1936  Bồ Đào Nha
34 Poletto, Severino 18 tháng 3 năm 1933  Ý
35 Lehmann, Karl 16 tháng 5 năm 1936  Đức
36 Scola, Angelo 7 tháng 11 năm 1941  Đức
37 Okogie, Anthony Olubunmi 16 tháng 6 năm 1936  Nigeria
38 Zubeir Wako, Gabriel 27 tháng 2 năm 1941  Sudan
39 Amigo Vallejo, O.F.M., Carlos 23 tháng 8 năm 1934  Tây Ban Nha
40 Rigali, Justin Francis 19 tháng 4 năm 1935  Hoa Kỳ
41 O'Brien, Keith Michael Patrick 17 tháng 3 năm 1938  Vương quốc Anh Không tham dự
42 Antonelli, Ennio 18 tháng 11 năm 1936  Ý
43 Turkson, Peter Kodwo Appiah 11 tháng 10 năm 1948  Ghana
44 Toppo, Telesphore Placidus 15 tháng 10 năm 1939  Ấn Độ
45 Pell, George 8 tháng 4 năm 1941  Úc
46 Bozanić, Josip 20 tháng 3 năm 1949  Croatia
47 Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn 5 tháng 3 năm 1934  Việt Nam Hồng y đến muộn nhất
48 Barbarin, Philippe 17 tháng 10 năm 1950  Pháp
49 Erdö, Péter 25 tháng 6 năm 1952  Hungary
50 Ouellet, P.S.S., Marc 8 tháng 6 năm 1944  Canada
51 Vallini, Agostino 17 tháng 4 năm 1940  Ý
52 Urosa Savino, Jorge Liberato 28 tháng 8 năm 1942  Venezuela
53 Ricard, Jean-Pierre 25 tháng 9 năm 1944  Pháp
54 Cañizares Llovera, Antonio 10 tháng 10 năm 1945  Tây Ban Nha
55 O'Malley, O.F.M.Cap., Seán Patrick 29 tháng 6 năm 1944  Hoa Kỳ
56 Dziwisz, Stanisław 27 tháng 4 năm 1939  Ba Lan
57 Caffarra, Carlo 1 tháng 6 năm 1938  Ý
58 Brady, Seán Baptist 16 tháng 8 năm 1939  Ireland
59 Martínez Sistach, Lluís 29 tháng 4 năm 1937  Tây Ban Nha
60 Vingt-Trois, André 7 tháng 11 năm 1942  Pháp
61 Bagnasco, Angelo 14 tháng 2 năm 1943  Ý
62 Sarr, Théodore-Adrien 28 tháng 11 năm 1936  Senegal
63 Gracias, Oswald 24 tháng 12 năm 1944  Ấn Độ
64 Robles Ortega, Francisco 2 tháng 3 năm 1949  Mexico
65 DiNardo, Daniel Nicholas 23 tháng 5 năm 1949  Hoa Kỳ
66 Scherer, Odilo Pedro 21 tháng 9 năm 1949  Brasil
67 Njue, John 1944  Kenya
68 Vela Chiriboga, Raúl Eduardo tháng 1 năm 1934  Ecuador
69 Monsengwo Pasinya, Laurent 7 tháng 10 năm 1939  Cộng hòa Dân chủ Congo
70 Romeo, Paolo 20 tháng 2 năm 1938  Ý
71 Wuerl, Donald William 12 tháng 11 năm 1940  Hoa Kỳ
72 Assis, Raymundo Damasceno 15 tháng 2 năm 1937  Brasil
73 Nycz, Kazimierz 1 tháng 2 năm 1950  Ba Lan
74 Patabendige Don, Albert Malcolm Ranjith 15 tháng 11 năm 1947  Sri Lanka
75 Marx, Reinhard 21 tháng 9 năm 1953  Đức
76 Alencherry, George 19 tháng 4 năm 1945  Ấn Độ
77 Collins, Thomas Christopher 16 tháng 1 năm 1947  Canada
78 Duka, O.P., Dominik Jaroslav 26 tháng 4 năm 1943  Cộng hòa Séc
79 Eijk, Willem Jacobus 22 tháng 6 năm 1953  Hà Lan
80 Betori, Giuseppe 25 tháng 2 năm 1947  Ý
81 Dolan, Timothy Michael 6 tháng 2 năm 1950  Hoa Kỳ
82 Woelki, Ranier Maria 18 tháng 8 năm 1956  Đức
83 Thang Hán, Gioan 31 tháng 7 năm 1939  Hồng Kông, Trung Quốc
84 Thottunkal, Baselios Cleemis 15 tháng 6 năm 1959  Ấn Độ Hồng y trẻ nhất
85 Onaiyekan, John Olorunfemi 29 tháng 1 năm 1944  Nigeria
86 Salazar Gómez, Rubén 22 tháng 9 năm 1942  Colombia
87 Tagle, Luis Antonio Gokim 21 tháng 6 năm 1957  Philippines
88 Tauran, Jean-Louis 3 tháng 4 năm 1943  Pháp Hồng y phó tế lâu nhất
89 Nicora, Attilio 16 tháng 3 năm 1937  Ý
90 Levada, William Joseph 15 tháng 6 năm 1936  Hoa Kỳ
91 Rodé, C.M., Franc 23 tháng 9 năm 1934  Slovenia
92 Sandri, Leonardo 18 tháng 11 năm 1943  Argentina
93 Lajolo, Giovanni 3 tháng 1 năm 1935  Ý
94 Cordes, Paul Josef 5 tháng 9 năm 1934  Đức
95 Comastri, Angelo 17 tháng 9 năm 1943  Ý
96 Ryłko, Stanisław 4 tháng 7 năm 1945  Ba Lan
97 Farina, S.D.B., Raffaele 24 tháng 9 năm 1933  Ý
98 Amato, S.D.B., Angelo 8 tháng 6 năm 1938  Ý
99 Sarah, Robert 15 tháng 6 năm 1945  Guinea
100 Monterisi, Francesco 28 tháng 5 năm 1934  Ý
101 Burke, Raymond Leo 30 tháng 6 năm 1948  Hoa Kỳ
102 Koch, Kurt 15 tháng 3 năm 1950  Thụy Sĩ
103 Sardi, Paolo 1 tháng 9 năm 1934  Ý
104 Piacenza, Mauro 15 tháng 9 năm 1944  Ý
105 De Paolis, C.S., Velasio 19 tháng 9 năm 1935  Ý
106 Ravasi, Gianfranco 18 tháng 10 năm 1942  Ý
107 Filoni, Fernando 15 tháng 4 năm 1946  Ý
108 Monteiro de Castro, Manuel 29 tháng 3 năm 1938  Bồ Đào Nha
109 Abril y Castelló, Santos 21 tháng 9 năm 1935  Tây Ban Nha
110 Vegliò, Antonio Maria 3 tháng 2 năm 1938  Ý
111 Bertello, Giuseppe 1 tháng 10 năm 1942  Ý
112 Coccopalmerio, Francesco 6 tháng 3 năm 1938  Ý
113 Aviz, João Braz de 24 tháng 4 năm 1947  Brasil
114 O'Brien, Edwin Frederick 8 tháng 4 năm 1939  Hoa Kỳ
115 Calcagno, Domenico 3 tháng 2 năm 1943  Ý
116 Versaldi, Giuseppe 30 tháng 7 năm 1943  Ý
117 Harvey, James Michael 20 tháng 10 năm 1949  Hoa Kỳ
Mật nghị Hồng y năm 2013[12]

Số các Hồng y cử tri theo châu lục
  Italia
28
  Châu Âu (ngoài Ý)
32
  Bắc Mỹ
20
  Nam Mỹ
13
  Châu Phi
11
  Châu Á & châu Úc
11
Tổng số cử tri 115
Không tham dự
Giáo hoàng từ nhiệm Biển Đức XVI
Tân Giáo hoàng Phanxicô

Ứng viên sáng giá

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nước có hồng y tham gia mật nghị hồng y.

Mặc dù trên nguyên tắc, các hồng y có thể chọn bất kỳ người nam nào đã được chịu phép Thanh Tẩy theo nghi thức Công giáo để bầu làm Giáo hoàng, nhưng từ năm 1389, họ đã luôn chọn một hồng y trong đoàn. Đối với cuộc mật nghị 2013, một số cơ quan truyền thông dự đoán những hồng y sau đây là những ứng viên sáng giá cho người kế nhiệm Biển Đức XVI: Christoph Schönborn của Áo, Luis Antonio Tagle của Philippines, Peter Turkson của Ghana, Marc Ouellet của CanadaAngelo Scola của Ý[15]. Ngoài ra còn có một số vị hồng y khác đáng được chú ý là Leonardo Sandri của ArgentinaTimothy Michael Dolan của Hoa Kỳ.

Năm 1996, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã sửa luật bầu Giáo hoàng: cân nhắc việc tính số phiếu chiếm đa số đơn sau khi mật viện kéo dài lâu và bế tắc. Trước đây, việc bỏ phiếu sẽ phải tiếp tục cho đến khi một ứng cử viên nhận được đa số phiếu là 2/3 cộng 1. Trong mật nghị gần đây nhất, Hồng y Ratzinger đã đạt được số phiếu đa số đơn rất sớm trong cuộc bỏ phiếu mà cuối cùng ông được chọn làm Giáo hoàng. Nhưng điều này có thể không xảy ra trong mật tuyển viện bầu Giáo hoàng tiếp theo. Vì không lâu sau khi được chọn, Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã thay đổi luật để quay trở về với phương thức truyền thống. Do đó, người kế vị ông sẽ là người phải có được sự ủng hộ của đa số chứ không phải của một người đến từ một phe nhóm nào đó[16]

Thời gian và nguyên tắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis (hiến pháp Giáo hội) do Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 thì ít nhất là 15 ngày và không được quá 20 ngày kể từ khi trống Tông Tòa, các hồng y phải họp bầu giáo hoàng mới. Các giới chức Vatican cũng nói rằng, Giáo hội Công giáo cần có Giáo hoàng mới trước Tuần Thánh (bắt đầu ngày 24 tháng 3 bằng Chúa nhật Lễ Lá) vì đó là cao điểm dịp Lễ Phục Sinh[17]. Để đẩy nhanh tiến trình này, trong những ngày tại vị cuối cùng, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ban hành một tự sắc Normas nonnullas mà ông ký ngày 22 tháng 2. Theo đó, nếu các hồng y đã có mặt đông đủ hết tại Rôma thì các vị có thể quyết định ngày bắt đầu Mật nghị sớm hơn[17][18]. Và ngày 08 tháng 3, Hồng y đoàn đã quyết định bắt đầu Mật nghị bầu Giáo hoàng vào ngày 12 tháng 3 năm 2013[19].

Vòng bầu cử đầu tiên diễn ra vào ngày 12/03 không đạt được kết quả[20]. Nhưng sang ngày 13/03/2013, sau vòng bỏ phiếu cuối cùng trong ngày, tức là chỉ sau 5 vòng tính từ khi bắt đầu Mật nghị vào hôm trước, các Hồng y đã bầu chọn được Giáo hoàng mới, là Hồng y Jorge Mario Bergoglio, người Argentina, Tổng Giám mục Buenos Aires, ông lấy tông hiệu là Phanxicô.[21]

Cuộc bỏ phiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu cần

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà nguyện Sistina, nơi các hồng y sẽ bị cô lập trong suốt thời gian diễn ra Mật nghị

Ngày 8 tháng 3 năm 2013, người phát ngôn của Vatican, linh mục Federico Lombardi cho biết rằng các thiết bị phá sóng đặc biệt sẽ được triển khai xung quanh Nhà nguyện Sistinenhà khách Santa Marta, nơi các hồng y sẽ bị cô lập trong suốt thời gian diễn ra Mật nghị. Các xe hơi trang bị thiết bị phá sóng cũng sẽ theo đuôi những chiếc xe chuyên chở các hồng y từ nhà khách Santa Marta đến Nhà nguyện Sistine [22].

Văn phòng truyền thông của Vatican thông báo một buổi lễ sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày 12 tháng 3 và vòng bỏ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra vào buổi chiều cùng ngày[22]. Có hai bếp lò dùng để đốt các lá phiếu sau khi đã được kiểm phiếu xong, nếu cuộc bầu cử không đạt được kết quả, các hóa chất sẽ được bỏ vào lò để khói thoát ra khỏi ống có màu đen; nhưng khi bầu được Giáo hoàng mới, người ta sẽ cho các loại hóa chất khác vào để khói có màu trắng, báo hiệu cho bên ngoài biết.

Tất cả các Hồng y cử tri cũng như toàn thể các nhân viên hỗ trợ trong Mật nghị, từ các linh mục nghe giải tội cho đến các nữ tu phục vụ các bữa ăn ở nhà khách Santa Marta, sẽ phải tuyên thệ giữ bí mật với thế giới bên ngoài về cuộc bầu cử này, về những gì xảy ra tại nơi bầu, về việc bầu, không vi phạm bí mật này trong và sau cuộc bầu, trừ khi được Giáo hoàng mới cho phép rõ ràng, nếu vi phạm sẽ bị dứt phép thông công.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Giáo hoàng Biển Đức 16 tuyên bố từ chức[liên kết hỏng]
  2. ^ Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI bất ngờ từ nhiệm
  3. ^ “Lời tuyên bố thoái vị của Giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ “Between popes: Vatican business continues as usual -- almost”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Phản ứng của các lãnh đạo thế giới trước tin Đức Giáo hoàng từ chức
  6. ^ Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI bất ngờ từ nhiệm, Báo Tuổi Trẻ
  7. ^ Conclave: How cardinals elect a Pope
  8. ^ “Cardinal electors arranged by orders and precedence”. Salvador Miranda. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ “Cardinal electors - Conclave of March 2013 - Arranged in alphabetical order”. Salvador Miranda. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  10. ^ “Cardinal electors arranged by age”. Salvador Miranda. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  11. ^ “Cardinal electors arranged by country”. Salvador Miranda. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  12. ^ “Resources on current eligible papal electors”. Canonlaw.info. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
  13. ^ Hariyadi, Mathias (ngày 21 tháng 2 năm 2013). “Conclave, Cardinal Darmaatmadja Renounces for 'Health Reasons'. AsiaNews. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ Holden, Michael (ngày 25 tháng 2 năm 2013). "Britain's Top Catholic Cleric Resigns, Won't Elect New Pope" Lưu trữ 2015-05-09 tại Wayback Machine. Reuters. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  15. ^ Who will be the next pope? The contenders for Vatican's top job
  16. ^ Mật nghị Hồng y sắp tới có gì mới? Lưu trữ 2013-01-15 tại Wayback Machine, Tổng Giáo phận Tp. HCM
  17. ^ a b Đám đông tụ tập tại Vatican để nghe Đức Giáo hoàng
  18. ^ Bầu cử Đức Giáo hoàng
  19. ^ “Hồng y Đoàn sẽ bắt đầu bầu Giáo hoàng vào thứ ba, 12/03/2013”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  21. ^ “Habemus Papam – Chúng ta đã có Giáo hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  22. ^ a b Bảo vệ Mật nghị Hồng y thời công nghệ cao, Báo Thanh Niên

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan