Roger Etchegaray

Hồng y
 Roger Etchegaray
Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà Bình (1984 – 1998)
Roger Etchegaray tại Sarajevo, 2012
TòaPorto-Santa Rufina
Bổ nhiệmNgày 8 tháng 4 năm 1984
Hết nhiệmNgày 24 tháng 6 năm 1998
Tiền nhiệmBernardin Gantin
Kế nhiệmPhanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Truyền chức
Thụ phongNgày 13 tháng 7 năm 1947
bởi Jean Saint-Pierre
Tấn phongNgày 27 tháng 5 năm 1969
bởi Gabriel Auguste François Marty
Thăng Hồng yNgày 30 tháng 6 năm 1979
Cấp bậcHồng y Đẳng Giám mục
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhRoger Marie Élie Etchegaray
SinhNgày 25 tháng 9 năm 1922
Espelette
MấtNgày 4 tháng 9 năm 2019
Hệ pháiCông giáo Rôma
Các chức trước
Cách xưng hô với
Roger Etchegaray
Danh hiệuĐức Hồng Y
Trang trọngĐức Hồng Y
Sau khi qua đờiĐức Cố Hồng Y
Thân mậtCha

Roger Marie Élie Etchegaray  (1922 – 2019)  là một Hồng y người Pháp của Giáo hội Công giáo Roma.

Etchegaray từng là tổng giám mục của Marseille từ năm 1970 đến năm 1985 trước khi vào giáo triều Rôma, nơi ông từng là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (1984–1998) và Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum (1984 – 1995). Ông đã được vinh thăng hồng y trong Công nghị Hồng y năm 1979.

Hồng y Etchegaray gây chú ý của khán giả quốc tế vào đêm Giáng sinh năm 2009, khi ông bị thương nặng trong một cuộc tấn công bất thành vào Giáo hoàng Biển Đức XVI khi họ cử hành Thánh Lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Etchegaray đã phải nhập viện do gãy xương.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu thời và được truyền chức linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng y Etchegaray sinh ra ở bắc nước Pháp, có cha mẹ là ông Jean-Batiste và bà Aurelie Etchegaray. Ông là con cả trong gia đình gồm ba người con và hai em ông là Jean và Maite. Thân phụ ông hành nghề thợ cơ khí nông nghiệp.

Etchegaray theo học tại tiểu chủng viện ở Ustaritz và đại chủng viện ở Bayonne trước khi theo học tại Đại học Giáo hoàng GregorianRome, nơi ông nhận được bằng cử nhân Thần học Thánh Kinh và một văn bằng khác về tiến sĩ Luật. Ông được thụ phong linh mục bởi Giám mục Jean-Pierre Saint vào ngày 13 tháng 7 năm 1947.

Cuộc đời linh mục và Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi được truyền chức linh mục, linh mục Etchegaray làm việc mục vụ tại Giáo phận Bayonne, cũng phục vụ trong vai trò thư ký cho Giám mục Léon-Albert Terrier, tổng thư ký của công trình của Giáo phận Công giáo Tiến Hành, và tổng đại diện Giáo phận. Sau đó, ông từng đảm trách vai trò phó Chủ tịch (1961–1966) và sau đó Tổng thư ký (1966–1970) của Hội đồng Giám mục Pháp.

Ngày 29 tháng 3 năm 1969, linh mục Etchegaray được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Paris danh nghĩa Giám mục Hiệu tòa Gemellae ở Numidia bởi Giáo hoàng Phaolô VI. Ông đã được tấn phong giám mục vào ngày 27 tháng 5 bởi chủ phong là Hồng y François Marty, và phụ phong là Giám mục Paul Gouyon Władysław Rubin tại Nhà thờ Notre–Dame.

Tổng giám mục và Hồng y

[sửa | sửa mã nguồn]

Etchegaray là Tổng giám mục Marseille từ năm 1970 đến năm 1985, và được vinh thăng với tước vị Hồng y đẳng Linh mục nhà thờ S. Leone bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong nghị công Hồng y năm 1979. Sau đó, hồng y Etchegaray là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình 1984–1998 và Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum 1984–1995. Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Hồng y Giám mục của Porto–Santa Rufina, và được bầu làm Phó Hồng y Đoàn trong cuộc bầu cử chọn Tân Giáo hoàng Biển Đức XVI năm 2005.

Etchegaray là hồng y thâm niên nhất không bao giờ tham gia mật nghị bầu tân giáo hoàng nào. Ngày 26 tháng 11 năm 2008 ông đã vượt qua kỉ lục này của Hồng y Giacomo Antonelli, thư ký Hồng y lâu năm của nhà nước Vatican thời Giáo hoàng Piô IX, người làm hồng y hai mươi chín năm nằm trọn trong suốt ba mươi mốt năm dài triều đại Giáo hoàng Piô IX. Ông đủ tám mươi tuổi ngày 25 tháng 09 năm 2002, không đủ điều kiện để tham dự mật nghị để lựa chọn một vị tân giáo hoàng, và do đó ông không tham gia vào các mật nghị năm 2005, bầu Giáo hoàng Biển Đức XVI và năm 2013 với mật nghị chọn Giáo hoàng Phanxicô.

Etchegaray vẫn phục vụ với chức vị Hồng y Giám mục Porto-Santa Rufina. Ông đã thôi giữ chức Phó Niên trưởng Hồng y đoàn.

Ông qua đời ngày 2 tháng 9 năm 2019, thọ 97 tuổi.[1]

Vai trò ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với Chính Thống giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập giá của Thánh Andrew các tông đồ đã được trình lên Giám mục của Patras Nicôđêmô là một phái đoàn Công giáo do Etchegaray. Tất cả các di tích, trong đó bao gồm những ngón tay nhỏ, hộp sọ (phần trên cùng của hộp sọ của Thánh Andrew), và thập giá mà ông chịu tử đạo, đã được lưu giữ trong nhà thờ Thánh Andrew tại Patras trong một đặc biệt đền thờ và được tôn kính trong một buổi lễ đặc biệt mỗi ngày 30 tháng 11, ngày lễ của kính thánh Andrew.

Năm 2006, Giáo hội Công giáo, một lần nữa thông qua Hồng y Etchegaray gửi tặng Giáo hội Chính thống Hy Lạp một di tích của Thánh Andrew.[2]

Cuộc xâm lược của MỹIraq

[sửa | sửa mã nguồn]

Vatican phản đối Mỹ xâm lược Iraq năm 2003 và gửi Hồng y Etchegaray đến như một sứ giả để thuyết phục chính quyền Iraq hợp tác với Liên Hợp Quốc để tránh chiến tranh.[3]

Bị thương trong cuộc tấn công nhằm vào Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 24 tháng 12 năm 2009, Hồng y Etchegaray đánh ngã xuống cùng với Giáo hoàng Biển Đức XVI khi một người phụ nữ có quốc tịch ÝThụy Sĩ 25 tuổi tên là Susanna Maiolo nhảy qua một rào cản và vật lộn với Giáo hoàng vào thời điểm giáo hoàng cử hành Thánh lễ đêm Giáng sinh tại nhà thờ Thánh Phêrô. Giáo hoàng dường như không bị thương, nhưng Etchegaray bị gãy chânhông trong sự kiện này.[4][5][6] Ông đã đứng cách vài mét so với Giáo hoàng và bị đánh gục xuống trong vụ ẩu đả.[7] Vatican tuyên bố Maiolo có "tâm lý không ổn định" và đã từng lao vào Giáo hoàng trước đó.[8]

Bị ngã khi chào Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 10 năm 2015, khi chào Giáo hoàng Phanxicô, ông bị mất thăng bằng và té ngã, điều này khiến ông phải vào viện chữa trị.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cardinals Created by John Paul II (1979)
  2. ^ Relic of St. Andrew Given to Greek Orthodox Church Lưu trữ 2015-04-03 tại Wayback Machine.
  3. ^ “Pope Sends Peace Envoy to Baghdad”. Beliefnet. Truy cập 14 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ Gammell, Caroline (ngày 25 tháng 12 năm 2009). “Pope Benedict XVI knocked over during Christmas Eve Mass: Pope Benedict XVI was knocked down by a woman who jumped over security barriers at the start of Christmas Eve Mass”. The Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ Gardham, Duncan (ngày 25 tháng 12 năm 2009). “Psychiatric patient identified as woman who attacked the Pope: The woman who assaulted the Pope was identified as Susanna Maiolo, 25, a Swiss-Italian national”. The Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ McKenna, Josephine (ngày 25 tháng 12 năm 2009). “Vatican security criticised after Christmas Eve Mass attack on Pope”. The Times. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Pope knocked down by woman at Christmas Mass”. BBC News. ngày 25 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ “Pope calls for peace amid concern over his security”. Reuters. ngày 25 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.
  9. ^ Cardinal Roger Etchergaray broken legs
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.