Mỹ Thắng, thành phố Nam Định

Mỹ Thắng
Xã Mỹ Thắng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
Thành phốNam Định
Địa lý
Tọa độ: 20°27′47″B 106°8′1″Đ / 20,46306°B 106,13361°Đ / 20.46306; 106.13361
Mỹ Thắng trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Thắng
Mỹ Thắng
Vị trí xã Mỹ Thắng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,47 km²[1]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng9.658 người[1]
Mật độ1.292 người/km²
Khác
Mã hành chính13717[2]
Websitemythang.namdinh.gov.vn

Mỹ Thắng là một thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mỹ Thắng có vị trí địa lý:

Xã Mỹ Thắng có diện tích 7,47 km², dân số năm 2022 là 9.658 người,[1] mật độ dân số đạt 1.292 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mỹ Thắng được chia thành 6 thôn (xóm): Bảy Tám, Bườn, Chín Mười, Đoài Đông, Mai Mỹ, Thịnh Nội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1945, xã Mỹ Thắng thuộc huyện Mỹ Lộc.[3][1]

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH[4] về việc thành lập tỉnh Nam Hà trên cơ sở tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Khi đó, xã Mỹ Thắng thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Hà.

Ngày 13 tháng 6 năm 1967, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 76-CP[5] về việc sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Khi đó, xã Mỹ Thắng thuộc thành phố Nam Định.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội ban hành Nghị quyết[6] về việc thành lập tỉnh Hà Nam Ninh trên cơ sở tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Mỹ Thắng thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP[7] về việc sáp nhập xã Mỹ Thắng thuộc thành phố Nam Định vào huyện Bình Lục.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Mỹ Thắng thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[9] về việc chia tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Khi đó, chuyển xã Mỹ Thắng thuộc huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam về thành phố Nam Định quản lý.

Ngày 26 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 19-CP[10] về việc chuyển xã Mỹ Thắng thuộc thành phố Nam Định về huyện Mỹ Lộc mới thành lập quản lý.

Năm 2020, xã Mỹ Thắng được chia thành 14 xóm: 7, 8, 9, 10, Bườn 1, Bườn 2, Bườn 3, Đoài, Đông, Kim, Mai, Mỹ, Nội, Thịnh.

Ngày 2 tháng 12 năm 2021, HĐND tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 63/2021/NQ-HĐND[11] về việc:

  • Thành lập thôn (xóm) Mai Mỹ trên cơ sở Xóm Mai và Xóm Mỹ.
  • Thành lập thôn (xóm) Đoài Đông trên cơ sở Xóm Đoài và Xóm Đông.
  • Thành lập thôn (xóm) Thịnh Nội trên cơ sở Xóm Thịnh và Xóm Nội.
  • Thành lập thôn (xóm) Bườn trên cơ sở 3 xóm: Bườn 1, Bườn 2, Bườn 3.
  • Thành lập thôn (xóm) Chín Mười trên cơ sở Xóm 9 và Xóm 10.
  • Thành lập thôn (xóm) Bảy Tám trên cơ sở Xóm 7 và Xóm 8.

Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2024).[12] Theo đó, sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Khi đó, xã Mỹ Thắng thuộc thành phố Nam Định.

Mỹ Thắng có cụm di tích quốc gia: Đình Bườn, Miếu Trúc và các lăng mộ tôn vinh các nhân vật lịch sử của triều đại nhà Đinh. Vào thế kỉ X (965) vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, chọn làng Bườn đưa Mẫu hậu ra lánh nạn. Đi cùng Đinh Triều Quốc Mẫu có hai vị tướng Phùng Gia và Cao Mộc để bảo vệ. Sau đó Mẫu hậu và 2 vị tướng đã mất, mộ phần tại đây. Hàng năm dân làng mở lễ cúng tế tướng Phùng Gia ngày 3/3 âm lịch tướng Cao Mộc ngày 13/11 âm lịch. Nhân dân thôn Bườn đã xây mộ thờ Mẫu hậu và miếu thờ hai vị tướng miếu Trúc.[13]

  • Di tích quốc gia đình Bườn thờ Đinh Triều Quốc Mẫu, thân mẫu của Đinh Tiên Hoàng Đế, có phối thờ 2 tướng nhà Đinh Phùng Gia và Cao Mộc.
  • Miếu trúc thờ tướng quân Phùng Gia, vị tướng nhà Đinh đã cùng với Cao Mộc đã về làng Bườn trông coi lăng mộ Đàm hoàng thái hậu, thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh. Ông cũng được thờ ở gian phía đông trong đình Bườn.
  • Lăng mộ Tướng quân Cao Mộc cách đình Bườn 700m về hướng đông nam trên diện tích 168m². Khám thờ quay ra mộ xây kiểu 2 tầng, 8 mái, lợp giả ngói ống; trên cổ đẳng khám. Cao Mộc cũng được thờ ở gian phía tây đình Bườn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Phương án số 3703/PA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2023 – 2025” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 6 tháng 9 năm 2023. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Đề án số 5404/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2023 – 2025” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 21 tháng 12 năm 2023. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ “Quyết định số 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Caselaw Việt Nam. 21 tháng 4 năm 1965. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Quyết định số 76-CP năm 1967 về việc hợp nhất huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là thành phố Nam Định”. Caselaw Việt Nam. 13 tháng 6 năm 1967. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Nghị quyết năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 27 tháng 12 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Quyết định số 125-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Caselaw Việt Nam. 14 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “Nghị quyết năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 26 tháng 12 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “Nghị định số 19-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thuỷ, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 26 tháng 2 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “Nghị quyết số 63/2021/NQ-HĐND năm 2021 về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn (xóm), tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn (xóm), tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nam Định. 2 tháng 12 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Nam Định”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ “Giới thiệu xã Mỹ Thắng”. Cổng thông tin điện tử xã Mỹ Thắng. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lịch sử đồng hành của các vị thần với quốc gia của mình
Lược qua các thông tin cơ bản của các vị thần với quốc gia của mình
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn