Hà Nam Ninh
|
|
---|---|
Tỉnh | |
Tỉnh Hà Nam Ninh | |
Tỉnh Hà Nam Ninh (màu đỏ) năm 1976 | |
Hành chính | |
Quốc gia | ![]() |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng |
Tỉnh lỵ | Thành phố Nam Định |
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 3 thị xã, 16 huyện |
Thành lập | 27/12/1975[1] |
Giải thể | 12/8/1991[2] |
Địa lý | |
Diện tích | 3.763 km² |
Dân số (1991) | |
Tổng cộng | 3.157.200 người |
Mật độ | 839 người/km² |
Hà Nam Ninh là một tỉnh cũ của Việt Nam, tồn tại từ năm 1975 đến năm 1991. Địa bàn tỉnh này thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cũ. Từ năm 2025, toàn bộ khu vực Hà Nam Ninh xưa tách thành 3 tỉnh được hợp nhất lại nhưng tên tỉnh mới là Ninh Bình và trung tâm hành chính cũng được chuyển đến thành phố Hoa Lư.
Tỉnh Hà Nam Ninh nằm ở phía nam miền Bắc, có vị trí địa lý khi đó như sau:
Hà Nam Ninh là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) và một số hang động khác của kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An; ở động Người Xưa, Tam Chúc có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Di chỉ hang Chuông, hang Gióng Lở mang dấu tích văn hóa Bắc Sơn. Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu. Hà Nam Ninh là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Tràng An, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn. Thời Hùng Vương và thời Bắc Thuộc vùng đất này thuộc quận Giao Chỉ.
Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt nơi đây đã được chọn là để đặt kinh đô Hoa Lư, trung tâm của đất nước. Thời nhà Lý, Trần vùng đất này thuộc 3 lộ, phủ: Hoàng Giang, Trường Yên và Thiên Trường. Thời Hậu Lê được sáp nhập thành Trấn Sơn Nam với các phủ: Lý Nhân, Thiên Quan, Trường Yên, Nghĩa Hưng và Thiên Trường.
Thời nhà Nguyễn, Vua Minh Mạng thành lập 13 tỉnh Bắc Kỳ, vùng đất này thuộc 3 tỉnh Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định. Tới năm 1890 tỉnh Hà Nam được thành lập từ 1 phần tỉnh Hà Nội và Nam Định. Năm 1965, tỉnh Nam Định được hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1975 Nam Hà hợp nhất với Ninh Bình thành Hà Nam Ninh. Năm 1991 tỉnh Ninh Bình tái lập, và đến năm 1996 Hà Nam, Nam Định cũng tái lập cho đến nay.
Hà Nam Ninh là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Đào và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam Ninh trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trung tâm 3 tỉnh tách ra từ Hà Nam Ninh hiện nay là 3 thành phố nằm cân xứng trên giao điểm của hai trong ba tuyến đường là Quốc lộ 1, quốc lộ 10 và quốc lộ 21B với khoảng cách xấp xỉ 30 km. Hà Nam Ninh, thực chất được thành lập là trên cơ sở vùng đất trấn Sơn Nam (xứ), một vùng đất lâu đời và giàu truyền thống văn hoá ở phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa; tương ứng với các vùng văn hóa đặc trưng khác như: xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Kinh Bắc, xứ Đoài, xứ Đông. Mặc dù Hà Nam Ninh không còn tồn tại nhưng tên gọi của nó vẫn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, nhiều tổ chức và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động.
Tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Nam Hà (hiện nay là Hà Nam và Nam Định) và Ninh Bình.[1]
Khi hợp nhất, tỉnh Hà Nam Ninh có 20 đơn vị hành chính gồm: thành phố Nam Định (tỉnh lỵ), thị xã Hà Nam, thị xã Ninh Bình và 17 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Gia Khánh, Gia Viễn, Hải Hậu, Kim Bảng, Kim Sơn, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Nho Quan, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên, Yên Khánh, Yên Mô.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, hợp nhất, sáp nhập các huyện, các xã:
Diện tích toàn tỉnh theo thống kê năm 1979 là 3.522 km², dân số 2.707.700 người; thống kê năm 1991 là 3.763 km², dân số 3.157.200 người.
Hà Nam Ninh có tỉnh lỵ là thành phố Nam Định cùng 3 thị xã trực thuộc là thị xã Hà Nam, thị xã Ninh Bình và thị xã Tam Điệp.
Ngày 9 tháng 4 năm 1981, chia, tái lập các huyện, thị xã:
Ngày 17 tháng 12 năm 1982, thành lập thị xã Tam Điệp trên cơ sở tách thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn thuộc huyện Tam Điệp.
Như vậy, thời gian này tỉnh Hà Nam Ninh có 1 thành phố Nam Định, 3 thị xã: Hà Nam, Ninh Bình, Tam Điệp và 16 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Gia Viễn, Hải Hậu, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Bảng, Kim Sơn, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Tam Điệp, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[2] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh để tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình:
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Nam Hà tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định:
Vùng Hà Nam Ninh nổi tiếng là vùng đất học, từ khi có các kết quả thống kê đến nay, các tỉnh tách ra vẫn liên tục nằm trong tốp 5 địa phương dẫn đầu về kết quả thi THPT quốc gia (để xét cả tốt nghiệp và xét tuyển đại học). Dưới đây là tốp 5 tỉnh có điểm thi trung bình Trung học Phổ thông quốc gia cao nhất Việt Nam theo từng năm từ 2016 đến 2024:
Hiện nay giữa 3 tỉnh tách ra vẫn còn giữ những nét văn hóa chung của xứ Sơn Nam xưa như: có nhiều di tích lịch sử văn hóa thời Đinh và thời Trần, chung nền ẩm thực và ngôn ngữ, phát triển mạnh các loại hình nghệ thuật hát Chèo, hát Chầu văn, hát Xẩm,...
Nơi sinh ra nhiều trạng nguyên: Trạng lường Lương Thế Vinh, Trạng bồng Vũ Duy Thanh, Trạng nguyên Đào Sư Tích, Trạng nguyên Nguyễn Hiền,...