Margus Tsahkna

Margus Tsahkna
Margus Tsahkna năm 2011.
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia
Nhiệm kỳ
23 tháng 11 năm 2016 – 12 tháng 6 năm 2017
Thủ tướngJüri Ratas
Tiền nhiệmHannes Hanso
Kế nhiệmJüri Luik
Bộ trưởng Bảo trợ xã hội Estonia
Nhiệm kỳ
9 tháng 4 năm 2015 – 23 tháng 11 năm 2016
Thủ tướngTaavi Rõivas
Tiền nhiệmHelmen Kütt
Kế nhiệmKaia Iva
Lãnh đạo Liên minh Pro Patria và Res Publica
Nhiệm kỳ
6 tháng 6 năm 2015 – 13 tháng 5 năm 2017
Tiền nhiệmUrmas Reinsalu
Kế nhiệmHelir-Valdor Seeder
Thông tin cá nhân
Sinh13 tháng 4, 1977 (47 tuổi)
Tartu, Estonia
Đảng chính trịLiên minh Pro Patria và Res Publica (2000–2017)

Margus Tsahkna (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1977) là chính trị gia người Estonia, cựu lãnh đạo Liên minh Pro Patria và Res Publica và cũng từng là Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các của Jüri Ratas và Bộ trưởng Bảo trợ xã hội trong nội các thứ hai của Taavi Rõivas.[1]

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tsahkna sinh ra ở Tartu, Estonia. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Tartu năm 1995, ông học thần học và luật tại Đại học Tartu từ năm 1996 đến năm 2002 và luật quốc tế tại Đại học Toronto từ năm 1999 đến năm 2000.[2]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2000, ông gia nhập đảng "Pro Patria". Từ năm 2001 đến năm 2004, ông là Chủ tịch "Noor-Isamaa", tổ chức thanh niên của đảng. Từ năm 2001 đến năm 2003, ông là thành viên hội đồng thành phố Tartu. Từ năm 2003 đến năm 2006, ông là thư ký chính trị của đảng. Sau sự sáp nhập của các đảng "Pro Patria" và "Res Publica", để thành lập đảng "Pro Patria ja Res Publica Liit", ông là tổng thư ký từ năm 2007 đến năm 2010 và thư ký chính trị từ năm 2010 đến năm 2013. Năm 2013, ông nhậm chức trợ lý chủ tịch. Ông là nghị sĩ Quốc hội Estonia từ năm 2007, thành viên Ủy ban tài chính và Ủy ban xã hội của quốc hội. Ông cũng đóng vai trò là Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Estonia từ năm 2011 đến năm 2014.

Trong cuộc bầu cử quốc hội Estonia năm 2015, Tsahkna tái đắc cử vào Quốc hội với 2.267 phiếu bầu cá nhân.[3] Ông được chọn làm Chủ tịch Liên minh Pro Patria và Res Publica vào ngày 6 tháng 6 năm 2015.[4]

Tháng 4 năm 2017, Tsahkna tuyên bố rằng ông sẽ không tìm cách tái tranh cử chức vụ chủ tịch đảng.[5] Helir-Valdor Seeder thay ông ở cương vị này vào ngày 13 tháng 5 năm 2017.[6] Tsahkna rời khỏi đảng vào ngày 26 tháng 6 năm 2017.[7]

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tsahkna nói tiếng Estonia, tiếng Anh và tiếng Nga. Ông đã kết hôn và có ba con.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Minister Margus Tsahkna”. valitsus.ee. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Margus Tsahkna Minister of Defence” (PDF). kaitseministeerium.ee. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Riigikogu valimised 2015: Detailne hääletamistulemus”. Vabariigi Valimiskomisjon. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Tsahkna named IRL chairman, pledges to unite party”. ERR. ngày 24 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ “Tsahkna not to seek reelection as chairman of IRL”. ERR. ngày 12 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ “Helir-Valdor Seeder elected chairman of IRL”. ERR. ngày 13 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ “Tsahkna ja Mihkelson lahkuvad IRListTsahkna ja Mihkelson lahkuvad IRList”. Postimees. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Chúng ta đã đi một chặng đường dài của thế kỉ 21, khép lại thập kỉ đầu tiên cùng với hàng trăm bộ anime được ra mắt công chúng
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó
"I LOVE YOU 3000" Câu thoại hot nhất AVENGERS: ENDGAME có nguồn gốc từ đâu?
“I love you 3000” dịch nôm na theo nghĩa đen là “Tôi yêu bạn 3000 ”
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực