Miên Mẫn | |
---|---|
Khánh Lương quận vương | |
Thụy hiệu | Lương |
Khánh quận vương | |
Nhiệm kỳ 1820-1836 | |
Tiền nhiệm | Vĩnh Lân |
Kế nhiệm | Dịch Thải |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 6 tháng 3, 1797 |
Mất | |
Thụy hiệu | Lương |
Ngày mất | 11 tháng 11, 1836 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Vĩnh Lân |
Anh chị em | Miên Đễ, Miên Tính |
Hậu duệ | Dịch Thải |
Gia tộc | Ái Tân Giác La thị |
Nghề nghiệp | chính khách |
Quốc tịch | nhà Thanh |
Kỳ tịch | Tương Lam kỳ (Mãn) |
Miên Mẫn (chữ Hán: 绵愍 hoặc 綿慜; 6 tháng 3 năm 1797 – 11 tháng 11 năm 1836), Ái Tân Giác La, là một Quận vương nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Kỳ tịch của ông thuộc Hữu dực cận chi Tương Lam kỳ đệ nhất tộc.
Miên Mẫn sinh vào giờ Thân, ngày 8 tháng 2 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 2 (1797), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ ba của Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân, và là cháu nội của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Mẹ ông là Kế Phúc tấn Võ Giai thị (武佳氏).[1] Năm Gia Khánh thứ 7 (1803), tháng 12, ông được phong làm Phụng ân Phụ quốc công. Đến năm thứ 24 (1819), tháng giêng, thăng làm Bối tử. Năm thứ 25 (1820), tháng 3, phụ thân ông qua đời, ông được tập tước Khánh Thân vương đời thứ 2, nhưng Khánh vương phủ không phải thừa kế võng thế, nên ông chỉ được phong làm Khánh Quận vương (慶郡王). Năm Đạo Quang thứ 3 (1823), quản lý Trung Chính điện và sự vụ Ung Hòa cung. Năm thứ 14 (1834), ông nhậm chức Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ, cùng năm lại điều làm Đô thống Mông Cổ Chính Hồng kỳ, nhậm Nội đại thần. Năm thứ 16 (1836), tháng 5, quản lý sự vụ Chính Hoàng kỳ Giác La học. Ngày 3 tháng 10, giờ Thân, ông qua đời, được truy thụy Khánh Lương Quận vương (慶良郡王).[2] Con thừa tự của ông là Dịch Thải kế thừa tước vị, tiếp tục được phong Quận vương. Tương truyền ông là người thanh chính trung hiếu, nhận được sự tín nhiệm của Đạo Quang Đế, vâng mệnh duy cẩn, thận thủy kính chung, thật không có khuyết điểm. Sau khi qua đời, ông được an táng tại phía Nam của Cố Cung, nên người đời gọi là Nam cung (南宫).
子绵慜, 袭郡王. 绵慜奏府中有毘卢帽门口四座, 太平缸五十四件, 铜路镫三十六对. 上谕曰: "庆亲王府第本为和珅旧宅, 凡此违制之物, 皆和珅私置. 嗣後王, 贝勒, 贝子当依会典, 服物宁失之不及, 不可僭逾, 庶几永保令名." 府置谙达二, 亦命裁汰. 道光三年正月, 赐绵慜三眼孔雀翎, 管雍和宫, 中正殿. 十六年十月, 薨, 赐银四千治丧, 諡曰良. 上命再袭郡王一次.
《愛新覺羅宗譜》第一冊甲一第186頁記載:永璘三子-綿慜(多羅慶良郡王)生有三子 嘉慶二年丁巳二月初八日申時生,母繼福晉武佳氏副將書林之女。嘉慶七年十二月封輔國公,二十四年正月封固山貝子,二十五年三月承襲多羅慶郡王、奉旨在內廷行走,道光三年正月賞戴三眼花翎,本月管理中正殿、雍和宮事務,十四年正月授鑲黃旗漢軍都統,本月調正紅旗蒙古都統,本年十二月授內大臣,十六年五月管理正黃旗覺羅學事務,道光十六年丙申十月初三日申時薨,年40歲,謚曰良。嫡福晉額扎氏護軍恭領額爾金泰之女,繼福晉富察氏雲麾使都倫之女。