Mikoyan-Gurevich I-250 | |
---|---|
Kiểu | Máy bay tiêm kích |
Hãng sản xuất | Mikoyan-Gurevich |
Chuyến bay đầu tiên | 3 tháng 3-1945 |
Tình trạng | Dự án bị hủy bỏ |
Khách hàng chính | Không quân Xô viết |
Số lượng sản xuất | 50 (1945-1947) |
Trong chiến tranh thế giới thứ II, với sự xuất hiện Me-262 của Đức quốc xã đã khiến Liên Xô bị phá sản chương trình phát triển máy bay chiến đấu có hiệu suất cao với kết quả là Mikoyan-Gurevich I-250 (N).
Mặc dù là một máy bay quy ước khá lớn, nó có hệ thống đẩy mới lạ được đánh giá khá cao - động cơ nhiệt. Đó là loại động cơ phản lực thế hệ đầu của Klimov VK-107R công nghệ V-12 pít tông theo quy ước và có động cơ cánh quạt ở phía đầu, động cơ cánh quạt được gắn với động cơ phản lực nhờ trục truyền lực tới máy nén của động cơ phản lực phía sau. Nó có động cơ hỗn hợp kết hợp hình dáng khiến cho máy bay có thể đạt tới được vận tốc 513 mph (825 km/h), nhưng không quá 10 phút. Nếu không sử dụng động cơ phản lực, vận tốc cực đại là 421 mph (677 km/h). Máy bay có tên I-250 (nghĩa đen "Kẻ phá hoại"), nhưng ở nhà máy nó có mã là N.
Mẫu đầu tiên bay vào ngày ngày 3 tháng 3 năm 1945. Vào ngày ngày 5 tháng 7 năm 1945, nó đã gặp tai nạn ở phần đuôi và phi công bay thử nghiệm Alexander Deyev đã thiệt mạng. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp tục với mẫu thứ hai. Sau một thời gian, 50 chiếc đầu tiên đã được sản xuất. Tuy nhiên, nó đã gặp phải nhiều vấn đề. Trong thời gian đó, Liên Xô cũng đang thiết kế những mẫu máy bay phản lực thực sự đầu tiên, MiG-9 và Yak-15, những mẫu máy bay này đã khiến I-250 trở nên lỗi thời. Vì vậy, năm 1947, VVS (không quân Liên bàn Xô viết) đã chấm dứt sự phát triển xa hơn nữa của mẫu I-250 (MiG-13). Nó được chuyển sang cho không quân hải quân, nhưng kế hoạch cũng chấm dứt vào tháng 4-1948.
Theo điểm khởi đầu, 50 chiếc đã được sản xuất trong năm 1945, phục vụ trong hạm đội Baltic và hạm đội biển Bắc đến trước năm 1950 thì I-250 được gọi với tên MiG-13.
MiG-8 - MiG-9 (I-210)/MiG-9 (I-301) - MiG-13 (I-250) - MiG-15 - MiG-17 - MiG-19