Molybden(III) bromide | |
---|---|
Hai góc nhìn cấu trúc của molybden(III) bromide | |
Danh pháp IUPAC | Molybdenum(III) bromide |
Tên khác | Molybden tribromide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | MoBr3 |
Khối lượng mol | 335,662 g/mol (khan) 389,70784 g/mol (3 nước) |
Bề ngoài | chất rắn màu lục đậm đến đen |
Khối lượng riêng | 4,89 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 500 °C (773 K; 932 °F) (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | tan trong pyridin tạo phức với amonia, urê |
MagSus | +525,0·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độc |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Molybden(III) chloride Molybden(III) iodide |
Hợp chất liên quan | Molybden(II) bromide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Molybden(III) bromide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học MoBr3. Nó là một chất rắn màu đen không hòa tan trong hầu hết các dung môi nhưng hòa tan trong các dung môi cho như pyridin.
Molybden(III) bromide được tạo ra bởi phản ứng của nguyên tố molybden và brom ở 350 °C (662 °F; 623 K).[1]
Nó cũng có thể được điều chế từ quá trình khử molybden(IV) bromide bằng kim loại molybden, khí hydro hoặc một hydrocarbon.[2]
Nó có cấu trúc bao gồm chuỗi vô hạn các khối bát diện chia sẻ mặt với các tiếp điểm Mo–Mo ngắn và dài xen kẽ. Cấu trúc tương tự xuất hiện trong các tribromide của rutheni và tecneti.[3][4] Ngược lại, trong pha nhiệt độ cao của titan(III) iodide, sự phân tách Ti—Ti là bất biến.
MoBr3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như MoBr3·3NH3 là chất rắn màu vàng sáng.[5]
MoBr3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như MoBr3·3CO(NH2)2 là tinh thể cam, tan trong dung dịch urê kèm sự phân hủy, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ phổ biến hay MoBr3·6CO(NH2)2 là tinh thể hình trụ màu lục nhạt-vàng nhạt, tan trong nước kèm sự phân hủy, không tan trong các dung môi hữu cơ phổ biến.[6]