Molybden(VI) oxide | |||
---|---|---|---|
| |||
Danh pháp IUPAC | Molybdenum trioxide | ||
Tên khác | Molybdic anhydride Molybdit Molybden triOxide | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | MoO3 | ||
Khối lượng mol | 143,9482 g/mol (khan) 148,45202 g/mol (¼ nước) 149,95329(3) g/mol (⅓ nước) 152,95584 g/mol (½ nước) 161,96348 g/mol (1 nước) 179,97876 g/mol (2 nước) | ||
Bề ngoài | Chất rắn vàng hoặc xanh da trời | ||
Mùi | không mùi | ||
Khối lượng riêng | 4,69 g/cm³, rắn | ||
Điểm nóng chảy | 795 °C (1.068 K; 1.463 °F) | ||
Điểm sôi | 1.155 °C (1.428 K; 2.111 °F) | ||
Độ hòa tan trong nước | ,1066 g/100 mL (18 ℃) ,49 g/100 mL (28 ℃) 2,055 g/100 mL (70 ℃) | ||
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, urê | ||
MagSus | +3,0·10-6 cm³/mol | ||
Các nguy hiểm | |||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Molybden(VI) Oxide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố molybden và oxy, với công thức hóa học được quy định là MoO3. Hợp chất này là chất được sản xuất với số lượng lớn nhất so với bất kỳ hợp chất nào của nguyên tố molybden. Nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản hiếm molybdit.
Trạng thái oxy hóa của molybden trong hợp chất này là +6.
MoO3 được sản xuất trong công nghiệp bằng cách nung chiết molybden(IV) sulfide, quặng chính của kim loại molybden, với phương trình phản ứng được miêu tả:
Việc tổng hợp trong phòng thí nghiệm đòi hỏi phải axit hóa các dung dịch nước của natri molybdat với axit perchloric:[1]
Dạng hợp chất ngậm nước đihydrat dễ mất nước để tạo thành dạng ngậm nước monohydrat và cả hai hợp chất đều có màu vàng nhạt.
Molybden(VI) Oxide là một hợp chất ít tan trong nước để tạo ra các loại axit molybdic.
MoO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:
MoO3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như MoO3·CO(NH2)2 là chất rắn màu trắng, D = 2,81 g/cm³.[3]
Molybden trioxide được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất kim loại molybden. Ngoài ra, nó còn được dùng trong các thiết bị điện tử cũng như chất xúc tác oxy hóa trong ngành công nghiệp dầu khí.