Mutsamudu

Mutsamudu
Hình nền trời của Mutsamudu
Mutsamudu trên bản đồ Comoros
Mutsamudu
Mutsamudu
Vị trí của Mutsamudu trên đảo Anjouan
Quốc gia Comoros
ĐảoAnjouan
Thành lập1482
Chính quyền
 • Thị trưởngSitti Echat Assadi
 • Ủy viên hội đồng địa phương, cố vấn pháp lýAli Zamir
Diện tích
 • Tổng cộng30 km2 (10 mi2)
Dân số (2010)
 • Tổng cộng25,471[1]
Múi giờGiờ Đông Phi (UTC+3)
Mã điện thoại269

Mutsamudu là thành phố lớn thứ hai ở Comoros.[2] Đây là thủ phủ và thành phố lớn nhất trên đảo Anjouan cũng như quê hương của cựu tổng thống Comoros Ahmed Abdallah Mohamed Sambi. Nơi đây hiện có một cảng nước sâu, một thành cổ và những con phố nhỏ hẹp với nhiều cửa hàng nhỏ bán đồ thủ công. Dân số Mutsamudu năm 2010 là 25.471 người.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mutsamudu được thành lập vào năm 1482. Nó đã phát triển thành một bến cảng thịnh vượng của người Swahili, kết nối giao thông giữa các cảng Swahili khác của MozambiqueMadagascar. Sau đó, các thủy thủ và thương nhân Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, Somali, và Madagascar đã định cư tại thành phố. Đến những năm 1700, đây là đô thị thịnh vượng nhất trong Quần đảo Comoros. Trong một chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển Swahili vào năm 1773, ủy viên Frederick Holtzappel đã đến thăm Mutsamudu. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ, phát hiện rằng những ngôi nhà được xây bằng đá, quét vôi từ trong ra ngoài, trần nhà bằng ván, lợp bằng lá dừa. Ông cũng quan sát thấy một số ngôi nhà hai tầng thuộc về giới thượng lưu "Thổ Nhĩ Kỳ hóa". Có rất nhiều nhà tắm công cộng trong thành phố, và tất cả những người giàu đều có nhà tắm trong nhà của họ. Theo Holtzappel, những người đàn ông mặc áo choàng trắng bằng vải lanh và áo choàng cổ, cũng như quần áo lụa và dao găm có vỏ bọc bằng bạc.[3][4]

Địa lý và khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mutsamudu có hai con phố chính song song. Một thành trì quân sự được xây dựng vào năm 1786 với sự giúp đỡ của người Anh để bảo vệ thành phố khỏi những chủ nô đến từ Madagascar. Nó bị hư hại nặng nề vào năm 1950 khi một cơn lốc xoáy đổ bộ.[5]

Mutsamudu có khí hậu nhiệt đới hải dương. Sự chênh lệnh nhiệt độ là từ 27 °C đến 32 °C (90 °F) trong suốt cả năm. Thời gian nóng nhất ở Mutsamudu là từ tháng 12 đến tháng 4. Thời tiết tương đối mát hơn trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Thành phố có lượng mưa đáng kể vào hầu hết các tháng trong năm, với tháng ẩm ướt nhất là tháng 1.[6]

Toàn bộ quần đảo Comoros thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những cơn gió dữ dội và đôi khi bởi những cơn lốc nhiệt đới với thiệt hại đáng kể về người và vật chất.[7] Cơn bão nhiệt đới lớn nhất được ghi nhận ở Comoros xảy ra vào năm 1950 và làm hư hại thành Mutsamudu. Lốc xoáy Elinah năm 1983 và Lốc xoáy Feliksa đã giết chết một vài người nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người.[8][9]

Mutsamudu là cảng nước sâu duy nhất của quốc gia Comoros, được xây dựng vào năm 1982. Ba phần tư lượng hàng hóa của nó được trung chuyển bằng container đến hai hòn đảo khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính được vận chuyển từ cảng là gạo, xi măng, đường, bột mì và các sản phẩm xăng dầu. Các sản phẩm xuất khẩu chính là hoàng lan, đinh hươngvani.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “15 3.2. Urban and Rural Population Information (p.15)” (PDF). A Practical Guide to Doing Business in COMOROS. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Daley, Suzanne (ngày 29 tháng 9 năm 1997). “Indian Ocean Island Yearns to Retie Colonial Bond”. New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ Ross, Robert, "The Dutch on the Swahili Coast, 1776-1778: Two Slaving Journals, Part I." The International Journal of African Historical Studies, Vol. 19, No. 2 (1986), pp. 305-360
  4. ^ Hooper, Jane. "Feeding Globalization: Madagascar and the Provisioning Trade 1600-1800." Ohio University Press. 2017
  5. ^ Ouledi, Ahmed, and Mahmoud Ibrahime, Les Comores Au Jour Le Jour: Chronologie. Moroni: Komedit, 2007.
  6. ^ “Climate of Mutsamudu”. Climate Data org. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ “Climate of comoros”. African Climate. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ “Cartography of risks and vulnerability in Comoros” (PDF). WMO. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ “Comoros Cyclone” (PDF). USAID. 1985. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ “Comoros Port of Mutsamudu - Anjouan”. DLCA. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.