Phan Xích Long

Phan Xích Long
Hoàng đế Việt Nam
Sinh1893
Nam Bộ Việt Nam
Mất22 tháng 2, 1916(1916-02-22) (23 tuổi)
Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp (nay là một phần của Việt Nam)
Tên khácHồng Long, Phan Phát Sanh
Tổ chứckhông
Nổi tiếng vìđược tôn làm Lãnh đạo các Hội kín ở Nam kỳ
Chức vịNgụy đế Việt Nam
Cha mẹ
Chú thích
Ngụy Hoàng đế

Phan Xích Long (18931916), tên thật là Phan Phát Sanh tự Lạc, là người tự xưng là Đông cung Thái tử, con của Hàm Nghi Đế, tự xưng là Hoàng đế và được tôn làm thủ lĩnh các hội kín Nam Kỳ, một phong trào kháng Pháp mang màu sắc tôn giáo và tâm linh tại miền Nam Việt Nam ở cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Phát Sanh là con trai của Phan Núi, một viên chức cảnh sát gốc HoaChợ Lớn.

Thời nhỏ, Phan Phát Sanh lười học, làm bồi[1] cho Pháp. Sau rời quê nhà để đi rong chơi, đến Tân Châu rồi Bảy Núi (Thất Sơn) tìm học bùa phép, cách chế tạo những quả bom cỡ nhỏ.

Lúc bấy giờ, có Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp là hai thanh niên yêu nước. Khoảng năm 1911, họ tình cờ quen được Phan Phát Sanh, rồi cùng mưu cuộc đánh đuổi thực dân Pháp.[2] Để vận động và tuyên truyền cho sự nghiệp chung, Phan Phát Sanh tự xưng mình là Phan Xích Long, con vua Hàm Nghi và cũng tự phong mình là Hoàng đế.

Buổi đầu, Phan Phát Sanh đặt cơ sở đầu tiên ở Cần Vọt (Cao Miên). Ở đó, nhờ tiền quyên góp, ông cho cất một ngôi chùa để làm nơi tụ họp, lập hội kín, chế tạo lựu đạn, trái phá, in truyền đơn đưa ra tuyên cáo Phản Pháp phục Nam, kêu gọi mọi người chống Pháp... Sau này khi về nước, ông lập căn cứ ở vùng núi Thất Sơn (Châu Đốc, tỉnh An Giang).

Tháng 7 năm 1911, tại Tân Châu, Châu Đốc, Phan Phát Sanh gặp Nguyễn Hữu Trí (Hai Trí) và Nguyễn Văn Hiệp để cùng bàn lập hội kín và khởi nghĩa chống Pháp. Trí và Hiệp rước một ông già tên là Nguyễn Văn Kế ở làng Đa Phước (Chợ Lớn) và tuyên bố đây là một vị "Phật sống". Chưa được bao lâu, chức dịch làng Đa Phước đã bắt cả ba người nộp cho quan Tham biện. Tuy nhiên, do không có chứng cớ buộc tội nên cả ba đã được thả. Tháng 11 năm 1911 "Phật sống" được đưa về thành phố Chợ Lớn, ngụ ở đường Thuận Kiều. Tại đây, Hai Trí đã dùng "Phật sống" để thu hút mọi người lui tới nhằm quyên góp tiền bạc.

Tháng 2 năm 1912, "Phật sống" Nguyễn Văn Kế qua đời. Nhân cơ hội này, Nguyễn Hữu Trí lập mưu nói rằng khi sắp lìa trần, "Phật sống" dạy phải tôn Phan Phát Sanh lên làm hoàng đế. Hai Trí và Hiệp đã lãnh trách nhiệm qua Battambang đón Phan Phát Sanh về Chợ Lớn để lên ngôi.

Phan Xích Long và Nguyễn Hữu Trí định rằng sẽ dùng lực lượng lớn (đa phần là hội viên hội kín ở Chợ LớnLong An) để đánh chiếm các cơ quan đầu não của Pháp tại Sài Gòn. Theo đó, nhiều hội kín ở các tỉnh cũng sẽ nổi dậy giành lấy chính quyền.

Chuẩn bị xong, đêm 23 rạng sáng 24 tháng 3 năm 1913, ông cho người đặt 8 trái bom tự tạo có hẹn giờ ở một số cơ quan chính quyền tại Sài Gòn và Chợ Lớn, đồng thời chia nhau đi rải truyền đơn và dán bản hịch trong thành phố.

Chẳng may chưa tới giờ bom nổ thì quân Pháp đã phát hiện được. Nhà cầm quyền liền sai quân đi tháo gỡ và lùng bắt quân khởi nghĩa. Không nghe tiếng bom nổ, nhiều toán quân đã kịp rút đi. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn bắt được một số đông khi họ đang đi vào Chợ Lớn, vì kiểu đồng phục "quần đen, áo trắng, khăn trắng quấn cổ" mặc dù tay không cầm vũ khí.

Kết cuộc, Nguyễn Hữu Trí chạy thoát, Phan Xích Long chạy ra Phan Thiết và bị bắt ở đó, bị đem về giam ở Khám lớn Sài Gòn. Từ ngày ngày 5 đến ngày 12 tháng 11 năm 1913, Tòa án Sài Gòn xử tha bổng 54 người, kêu án 57 người (đều là người ViệtChợ LớnLong An, chỉ có 1 người Hoa kiều[3]), trong đó có sáu người bị án chung thân khổ sai là: Phan Xích Long, Nguyễn Tri, Nguyễn Hiệp (án hiện diện), Nguyễn Màng, Trương Phước, Nguyễn Ngọ (không bắt được, bị án khiếm diện).[4]

Lãnh án, Phan Xích Long bị giam cầm ở Khám lớn Sài Gòn. Việc làm của ông khiến "chấn động những trái tim yêu nước và giới giang hồ mã thượng".[5]

Năm 1916, nhân Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng 300 hội viên của các hội kín ở Gia Định, Chợ Lớn[6], Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Giuộc, Cần Đước..., tìm cách phá ngục cứu Phan Xích Long.

Sau khi chuẩn bị xong, 3 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 1916[7], với khẩu hiệu "Cứu Đại ca" (chỉ Phan Xích Long), tất cả hội viên do Nguyễn Hữu Trí đứng đầu, từ hàng chục thuyền buôn đang đậu trên sông cầu Ông Lãnh, giở khoang, vứt bỏ lá ngụy trang, nhảy lên bờ với áo đen, quần trắng, khăn trắng quấn cổ, cổ mang phù chú, tay cầm đủ thứ binh khí (không có súng) chia làm ba nhóm xông lên tấn công dinh Thống đốc và Khám lớn.

Gần tới nơi, ba nhóm nhập lại rồi chia ra thành hai, nhưng cả hai cánh đều bị quân Pháp đánh đuổi... Quân Pháp giết chết tại trận 6 người (có Nguyễn Hữu Trí), làm bị thương nhiều người khác. Và bất kỳ ai mặc quần đen áo trắng buổi sáng ấy, đang ở trong khu vực xảy ra vụ tấn công, đều bị bắt nhốt. Lúc bấy giờ, ngoài lực lượng tấn công, còn có các lực lượng khác ở xung quanh Sài Gòn chờ phối hợp, nhưng vì không thấy có hiệu lệnh như đã định nên rút lui. Nhờ vậy mà nhiều người đã đào thoát được.

Sau đó, tòa kết tội tử hình 38 người tại Đồng Tập Trận[8] vào ngày 22 tháng 2 năm 1916, trong đó có Phan Xích Long. Ngày 16 tháng 3 năm 1916, tử hình thêm 13 người nữa, cũng tại địa điểm trên. Tổng cộng sau 2 lần bắn và 6 người đã chết trước, 57 người bị bắn trong đợt sau.[9] Tất cả đều được chôn tại nghĩa địa Đất Thánh Chà ở giữa đường Võ Thị Sáu và chợ Tân Định hiện nay.

Khi ấy ngụy Hoàng đế Phan Xích Long mới 23 tuổi.[10]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc khởi nghĩa này được các sử gia gọi là "Quái kịch Phan Xích Long ở Nam Kỳ", là "việc làm như giả ngộ, chưa chi mà hậu sự bị bắt bớ lung tung". Tuy nhiên, đây cũng là một trang sử trong lịch trình chống ngoại xâm của nhân dân Việt.[5] Tên Phan Xích Long hiện được đặt tên cho một đường phố tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và tại nhiều thành phố khác trong nước Việt Nam.

  1. ^ Bồi: phiên âm của boy, chỉ người sai việc ở nhà, ở khách sạn hoặc ở tiệm ăn (theo Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991).
  2. ^ Theo GS. Trần Văn Giàu thì Nguyễn Hữu Trí là người Cần Giuộc (Long An). Ông đã lên núi Tà Lơn thuộc tỉnh Kam-pốt (Campuchia) xây dựng một ngôi chùa lớn, giả dạng tu hành để mưu cuộc chống Pháp. Nhờ khéo vận động, một thời gian sau ông đã lập được một tổ chức kháng Pháp tương đối có hệ thống gồm nhiều hội kín ở nhiều tỉnh thuộc Nam Kỳ (Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh, in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, 1987, tr. 269). Tuy nhiên, có sách cho rằng lúc bấy giờ, ở làng Đa Phước (tỉnh Chợ Lớn) có Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp đang nuôi lòng đánh Pháp. Tháng 7 năm 1911, lúc đi Tân Châu mua bắp về bán, họ tình cờ gặp Phan Phát Sanh, được Sanh chỉ dạy đạo giáo và phương thức tập hợp quần chúng. Về Chợ Lớn, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp chọn một ông lão tên Nguyễn Văn Kế, tuyên truyền đó là Phật sống. Nhận được tin, chủ tỉnh Chợ Lớn đến bắt ông Kế nhưng sau đó lại thả. Chuyện đang thuận lợi thì ông Kế chết vào tháng 2 năm 1912, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp bèn trở lại Tân Châu tìm Phan Phát Sanh tôn làm lĩnh tụ. Kể từ đấy Phan Phát Sanh tự xưng là Phan Xích Long, con vua Hàm Nghi và cũng tự phong mình là Hoàng đế (Việt Lâm, cuộc nổi dậy ở Sài Gòn 1913, in trong sách Nam Bộ xưa và Nay do nhà xuất bản TP. HCM và tạp chí Xưa và Nay ấn hành).
  3. ^ Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 89.
  4. ^ Theo Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1, tr. 268) và Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 270-271).
  5. ^ a b Theo Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, (nhà xuất bản TP. HCM, 1991, tr. 270-271) và Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam(nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992, tr.793).
  6. ^ Nhóm Chợ Lớn có Tư Mắt (Nguyễn Văn Trước), bắt chước Đơn Hùng Tín trong truyện Tàu Thuyết Đường, nghĩa là chuộng lối sống "trọng nghĩa khinh tài", "hoạn nạn tương cứu", nên rất có uy tín trong giới giang hồ lúc bấy giờ. Về sau Tư Mắt vào tu ở chùa Giác Lâm (Chợ Lớn)
  7. ^ Ngày tháng chép theo Sơn Nam (Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, tr. 141) và nhóm Đinh Xuân Lâm (Đại cương lịch sử Việt Mam, tr. 202). Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế chép là "rạng sáng ngày 16" (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 793).
  8. ^ Đồng Tập Trận là vùng đất dùng làm nơi luyện tập và diễu binh của quân đội nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19. Khu vực rộng lớn này, nay là vùng đất hai bên đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ thuộc Quận 3Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Xem thêm báo Tuổi Trẻ[1][liên kết hỏng]
  9. ^ Các con số chép theo Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh (phần Lịch sử, tr. 271). Vụ xét xử và hành quyết vội vàng này đã khiến vài người Pháp bất mãn, trong đó có Chưởng lý Tricon đã công khai phản đối hành động trên của Thống đốc Nam Kỳ (Sơn Nam, Cá tính miền Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr, 90). Số lần bắn, số người bị bắn mỗi lần, học giả Vương Hồng Sển kể y như trên. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm: 1/ Hôm phá khám có trời mưa lớn. Rạng ngày người nào mặc áo trắng quần màu đen đều bị bắt, và phần đông đều bị xử tử hình (tác giả nghe kể lại). 2/ Hồ sơ xử bắn gửi qua Pháp để chuẩn y, nhưng Đại thẩm viện bên ấy ra lịnh ân xá, nhưng khi hồ sơ trở về thì việc bắn hai lần đã xong. Quan tòa và quan chức có liên quan thảy đều bị thuyên chuyển (Nửa đời còn lại. Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, 2013, tr. 70).
  10. ^ Khi ấy, Nguyễn Hiệp chỉ mới 27 tuổi (theo Đặng Lễ Nghi, Thơ Phan Xích Long hoàng đế bị bắt, Nhà xuất bản Định Thái Sơn, 1914). Chưa biết tuổi Nguyễn Hữu Trí khi mất, nhưng chắc cũng cùng trang lứa với Nguyễn Hiệp.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chapuis, Oscar (2000). The Last Emperors of Vietnam: from Tu Duc to Bao Dai. Westport, Connecticut: Greenwood Press. ISBN 0-313-31170-6.
  • Do, Thien (2003). Vietnamese Supernaturalism: Views from the Southern Region. London: Routledge. ISBN 0-415-30799-6.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A History. New York City: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Truong Buu Lam (2000). Colonialism Experienced: Vietnamese Writings on Colonialism, 1900-1931. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press. ISBN 0-472-06712-5.
  • Marr, David G. (1970). Vietnamese Anticolonialism, 1885–1925. Berkeley, California: University of California Press. ISBN 0-520-01813-3.
  • Nguyen The Anh (tháng 6 năm 2002). “From Indra to Maitreya: Buddhist Influence in Vietnamese Political Thought”. Journal of Southeast Asian Studies. Singapore: Cambridge University Press. 33 (2): 225–241. doi:10.1017/s0022463402000115.
  • Smith, R. B. (tháng 2 năm 1972). “The Development of Opposition to French Rule in Southern Vietnam 1880–1940”. Past & Present. Oxford University Press. 54: 94–129. doi:10.1093/past/54.1.94. ISSN 0031-2746. JSTOR 650200.
  • Tai, Hue-Tam Ho (1983). Millenarianism and peasant politics in Vietnam. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press]. ISBN 0-674-57555-5.
  • Zinoman, Peter (2001). The Colonial Bastille: A History of Imprisonment in Vietnam, 1862–1940. Berkeley, California: University of California Press. ISBN 0-520-22412-4.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Awakened Horizon là nhân viên cơ khí được đánh thức thứ hai được thêm vào trò chơi và cũng là đơn vị Không quân được đánh thức thứ hai.
[Tập hiểu sâu]: Vì sao Bạn luôn KHÔNG ỔN?
[Tập hiểu sâu]: Vì sao Bạn luôn KHÔNG ỔN?
I’m OK - You’re OK, một tựa sách dành cho những ai luôn thấy bản thân Không-Ổn