Nguyễn Hữu Mười

Nghệ sĩ Ưu tú
Nguyễn Hữu Mười
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Hữu Mười
Ngày sinh
9 tháng 9, 1957 (67 tuổi)
Nơi sinh
Kim Động, Hưng Yên, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên
  • Đạo diễn
  • Giảng viên
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròĐạo diễn
Diễn viên
Giai đoạn sáng tác1999 - nay
Năm hoạt động1977 - nay
Đào tạoVGIK
Chủ đềChiến tranh, hậu chiến
Quản lýHãng phim truyện Việt Nam
Vai diễnKhang trong Bao giờ cho đến tháng Mười
Tác phẩmChiếc hộp gia bảo (1999)
Mùi cỏ cháy (2011)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 (1985)
Nam diễn viên chính xuất sắc
Website

Nguyễn Hữu Mười (sinh năm 1957) là diễn viên, đạo diễn, giảng viên điện ảnh người Việt Nam, ông được biết đến với các vai ông giáo Thứ trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy và thầy giáo Khang trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hữu Mười sinh ngày 9 tháng 9 năm 1957 tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình có 11 anh chị em, không có ai theo nghệ thuật.[1][2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1974, trong lần cùng bạn đi mua vé xem kịch khi Đoàn kịch Trung ương về biểu diễn, Hữu Mười thấy bảng thông báo tuyển diễn viên, điều khiến ông quyết định viết đơn ứng tuyên là thí sinh sẽ được chụp ba kiểu ảnh, bởi việc được chụp hình là điều không dễ dàng lúc bấy giờ.[1][2] Lá đơn của ông khi đó chỉ vỏn vẹn 6 dòng và suýt bị đuổi về vì cẩu thả và phải viết lại. Diễn viên Phi Nga là người nhận ra tố chất diễn viên bên trong Hữu Mười, vượt qua vòng sơ tuyển, ông ra Hà Nội dự thi chung tuyển.[1] Khi tốt nghiệp ông là một trong 16 sinh viên trong lớp diễn viên khóa hai trường Điện ảnh Việt Nam cùng với các nghệ sĩ Bùi Cường, Minh Châu, Phương Thanh, Bùi Bài Bình, Quốc Trọng, Thanh Quý, Đào Bá Sơn,...[2]

Tốt nghiệp lớp diễn viên 1977, nghệ sĩ Hữu Mười về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam. Thời gian đầu ông thường hóa thân vào những vai thứ chính. Các bộ phim ông tham gia trong những năm đầu sự nghiệp như Khôn dại, Ngày ấy ở sông Lam, Phương án ba bông hồng.[1]

Năm 1982, Hữu Mười có được vai diễn để đời đầu tiên vào vai thầy giáo Thứ, nhân vật phỉnh theo nhà văn Nam Cao, trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.[1] Năm 1984, Đạo diễn Đặng Nhật Minh đưa đến cho ông kịch bản phim Bao giờ cho đến tháng Mười, vị đạo diễn quán triệt trước rằng không cho ông đóng vai thầy giáo giáo Khang vì lĩnh vực điện ảnh kị việc lặp lại trong diễn xuất. Sau đó vì không tìm được diễn viên phù hợp, Đặng Nhật Minh lại chọn Hữu Mười cho vai thầy giáo Khang,[3] vai diễn giúp ông có được giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 7. Năm 1987, Hữu Mười được Bộ Văn hóa cử đi học sang Liên Xô theo học ngành đạo diễn tại Trường Đại học Điện ảnh quốc gia Matxcova (VGIK) theo Hiệp định hợp tác Văn hoá - Giáo dục giữa hai nước.[4][5] Năm 1993, Hữu Mười tốt nghiệp và trở lại Hãng phim truyện Việt Nam công tác.[2] Năm 1996, ông được đạo diễn Đặng Nhật Minh mời làm phó đạo diễn cho bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46.[3]

Năm 1999, Nguyễn Hữu Mười mới có bộ phim điện ảnh đầu tiên do ông đạo diễn là Chiếc hộp gia bảo,[5] tiếp theo đó là các phim điện ảnh truyền hình cho các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Bộ phim 7 ngày làm vợ do ông đạo diễn từng được đề cử hạng mục Phim truyền hình ngắn tập của Giải Cánh diều 2004.[6] Hữu Mười bắt đầu tham gia công tác giảng dạy từ năm 2003, ông từng nhậm chức trưởng Khoa truyền hình, trường Đại học sân khấu Điện ảnh Hà Nội.[1]

Năm 2011, Nguyễn Hữu Mười mạnh dạn nhận đạo diễn bộ phim chiến tranh Mùi cỏ cháy, sau khi kịch bản phim bị nhiều đạo diễn khác từ chối vì kinh phí cho phim quá eo hẹp.[7][8] Bộ phim sau đó chiến thắng 4 giải trong hạng mục phim truyện điện ảnh tại giải Cánh diều 2011 trong đó có giải quan trọng nhất, Cánh Diều Vàng cho phim truyện điện ảnh.[9] Mùi cỏ cháy cũng chiến thắng hạng mục phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 với giải Bông sen BạcBiên kịch xuất sắc.[10]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hữu Mười và vợ kết hôn khi họ đang du học bên Liên Xô, họ có hai người con.[3][11]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Dạng phim Chú thích
1976 Khôn dại Phùng Phạm Văn Khoa Điện ảnh [1]
1979 Những người đã gặp Toàn Trần Vũ
1980 Ngày ấy ở sông Lam Khang Nguyễn Ngọc Trung [1]
1981 Phương án ba bông hồng Bảy Cứ Văn Hòa [1]
1982 Làng Vũ Đại ngày ấy Ông giáo Thứ Phạm Văn Khoa [1]
Cuộc chia tay mùa hạ Tiềm Nguyễn Ngọc Trung
1985 Bao giờ cho đến tháng Mười Thầy giáo Khang Đặng Nhật Minh [1]
1986 Ngày về Tâm Tự Huy [2]
1996 Nước mắt thời mở cửa Tiến Lưu Trọng Ninh
Bỏ trốn Quốc Phạm Nhuệ Giang
2020 Lựa chọn số phận Trần Công Minh Mai Hồng Phong, Bùi Quốc Việt
2024 Ánh sáng trước mặt ông Nhân Trần Hoài Sơn, Nguyễn Danh Dũng Phim truyền hình

Vai trò đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Dạng phim Chú thích
1999 Chiếc hộp gia bảo Điện ảnh [1]
Trở lại chùa Dâu Điện ảnh truyền hình [1]
2000 Nhịp sống [1]
Xóm bờ sông [1]
2004 Bảy ngày làm vợ Đồng đạo diễn: Phạm Quang Xuân[12]
2006 Những kẻ lãng mạn [1][13]
2009 Cuộc phiêu lưu không định trước [1][14]
Những người lính thầm lặng Điện ảnh [15]
2012 Mùi cỏ cháy [1]
2016 Trên đỉnh bình yên [1][16][17]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Hạng mục giải thưởng Tác phẩm đề cử Kết quả Chú thích
Giải thưởng cá nhân
1985 Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 7 Nam diễn viên chính xuất sắc - Phim truyện điện ảnh Bao giờ cho đến tháng Mười Đoạt giải [1]
Tác phẩm có giải
Năm Sự kiện Giải thưởng chính Phim đề cử Kết quả Chú thích
2012 Giải Cánh diều 2011 Phim truyện điện ảnh Mùi cỏ cháy Cánh diều Bạc 03 giải cá nhân khác[9]
2011 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 Bông sen Bạc Cùng một giải cho biên kịch[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u H.L (16 tháng 7 năm 2017). “Duyên phận với nghề giáo”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ a b c d e Lê Thị Bích Hồng (25 tháng 2 năm 2021). 'Thầy giáo Thứ' Hữu Mười và Duyên phận nghề giáo”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b c Thu Giang (23 tháng 5 năm 2016). “NSƯT Hữu Mười suýt bỏ lỡ vai thày giáo Khang trong 'Bao giờ cho đến tháng Mười'. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Châu Mỹ - báo VnExpress (24 tháng 9 năm 2015). “Diễn viên phim 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau hơn 30 năm”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ a b Vũ Quang (19 tháng 11 năm 2018). “BẢN GIAO HƯỞNG CỦA CUỘC ĐỜI GIÁO THỨ”. Đào tạo truyền hình. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ L. Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ Tam Hữu (1 tháng 5 năm 2012). “Xem Mùi cỏ cháy: Có tuổi 20 nằm lại”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ Hạnh Đỗ (3 tháng 5 năm 2023). “Bộ phim hiếm hoi được đặc cách”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ a b Xuân Mai (17 tháng 3 năm 2012). "Mùi cỏ cháy" đại thắng tại Cánh diều Vàng 2011”. Việt Nam plus. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ a b Nguyên Minh (18 tháng 12 năm 2011). “Không có Sen Vàng cho phim truyện nhựa”. VnExpress. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ “Dàn sao phim 'Bao giờ cho đến tháng mười' ngày ấy - bây giờ”. Báo Dân sinh. 28 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ BẢY NGÀY LÀM VỢ - Tập 1, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023
  13. ^ Huệ Ninh (27 tháng 12 năm 2005). “Duyên nghiệp của một nữ Đại uý”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ Bảo Lâm (28 tháng 9 năm 2008). "Cuộc phiêu lưu không định trước" có nhiều giá trị nhân văn”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ Mai Lĩnh (17 tháng 8 năm 2020). “Trình chiếu phim Việt Nam đặc sắc”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ “TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN”. Công ty cổ phần phim truyện I. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ "Trên đỉnh bình yên". Công ty cổ phần phim truyện I. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan