Nguyễn Hữu Xương

Giáo sư Nguyễn Hữu Xương (sinh năm 1933 [1]) hiện là giáo sư trong phân khoa Hóa học, Vật lýSinh học tại Đại học California tại San Diego. Ông đã nhận nhiều giải thưởng, trong số đó có "Guggenheim Fellowship", một "NATO Senior Fellowship", và "UCSD Chancellor's Associates Award", Charles Supper (2004).

Học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Nguyễn Hữu Xương đã tốt nghiệp kỹ sư điện ở Trường Điện Kỹ nghệ Marseille bên Pháp năm 1955. Sau đó ông còn đậu ba bằng cao học (master degree) về kỹ thuật điện khí (1957), toán học (1958) và vật lý học (1961). Ông tốt nghiệp tiến sĩ về vật lý ở Đại học California tại Berkeley năm 1962 và dạy tại Đại Học San Diego từ năm đó [2].

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích nổi bật của Giáo sư Nguyễn Hữu Xương là nghiên cứu và tìm ra được phương pháp mới để đo các nhiễu xạ quang tuyến một cách tự động không cần dùng đến phim ảnh. Ông là một người tiền phong trong công nghệ nghiên cứu tinh thể học ("protein crystallography") và phát minh ra "máy quang tuyến Xương" mang tên ông ("Xuong's X-Ray Machine" hay là "Xuong Machine") có tính năng tiếp thu rất nhanh những dữ kiện về nhiễu xạ quang tuyến, hiện nay được sử dụng trong các nghiên cứu về các tế bào liên hệ đến bệnh ung thư hoặc tìm loại thuốc để diệt virus có hại đến con người như HIV (các vi rút AIDS), polio vv).[3][4]

Đóng góp Cộng đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cũng là người tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Năm 1980, trước cao trào vượt biển, ông thành lập (cùng với ông Phan Lạc Tiếp) và là chủ tịch Ủy ban Báo nguy Giúp người Vượt biển ("Boat People S.O.S Committee") [5] và năm 1985 đã hợp tác với Hội Y sĩ Thế giới của Pháp (Medecins du Monde) đem con tàu Jean Charcot ra Biển Đông cứu vớt được 520 thuyền nhân và sau này cộng tác với Ủy ban Cap Anamur[6].

Ông cũng đã về Việt Nam, tổ chức các khóa tu học ngắn hạn tại các trường Đại học, như năm 2009, Seminar "Determination of 3D structures of Viruses using a new detector for Electron Microscopy" tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bio
  2. ^ Giáo sư UC San Diego Nguyễn Hữu Xương được tặng giải Charles Supper năm 2004[liên kết hỏng] trên báo Người Việt, 2003, bản sao lưu
  3. ^ 50 Years of Protein Structure Determination Timeline Lưu trữ 2018-10-29 tại Wayback Machine tại Viện khoa học y học (NIH), Bô Y tế Hoa Kỳ
  4. ^ "Xuong Machine" helps researchers map three-dimensional structure of receptor, tại trường UCSD, ngày 28 tháng 11 năm 1990
  5. ^ Thuyền nhân vượt biển và cộng đồng Việt tha hương (phần 1)
  6. ^ Lược Trình Hoạt động của UBBNGNVB
  7. ^ “Seminar "Determination of 3D structures of Viruses using a new detector for Electron Microscopy". Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Dạo gần đây nhiều tranh cãi đi quá xa liên quan đến Story Quest của Furina quá, mình muốn chia sẻ một góc nhìn khác rằng Story Quest là 1 happy ending đối với Furina.
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Yui (結ゆい) là con gái thứ tám của thủ lĩnh làng Đá và là vợ của Gabimaru.
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
Chương bắt đầu với cảnh các Phó Đô Đốc chạy đến để giúp Thánh Saturn, nhưng Saturn ra lệnh cho họ cứ đứng yên đó