Nguyễn Khoa Đăng (1690-1725) ông có tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, cho nên được người đời gọi là Bao Công, Bao Thanh Thiên, Bao Chửng Đại Việt là một công thần thời chúa Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Khoa Đăng | |||||
---|---|---|---|---|---|
Nội Tán kiêm Án Sát Sứ Tổng Tri Quân Quốc Trọng Sự Duyên Tường Hầu Triều Nguyễn | |||||
Kế nhiệm | . | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 1690 Đàng Trong Đại Việt | ||||
Mất | 1725 Huế , Đàng Trong | ||||
| |||||
Tước hiệu | Tổng Tri Quân Quốc Trọng Sự | ||||
Tước vị | Duyên Tường Hầu |
Nguyễn Khoa Đăng sinh năm Canh Ngọ (1690) tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).
Trong bộ Quý hương tiên nguyên dã sử của làng Triệu Tường, tỉnh Thanh Hóa có đoạn chép về dòng họ Nguyễn Khoa như sau:
Ông Thân làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên.
Kể từ đó, con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn:
Và Nguyễn Khoa Đăng là con thứ ba của Nguyễn Khoa Chiêm.
Nguyễn Khoa Đăng vốn thông minh từ nhỏ. Mười tám tuổi, ông ra làm quan, lần lượt trải đến chức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, Tổng Tri Quân Quốc Trọng Sự, tước Diên Tường hầu vào năm Nhâm Dần 1722.
Ông nổi danh là người có mưu lược, trung thực và đức độ.
Theo Trang thông tin của dòng họ Nguyễn Khoa và một bài viết trên web Khám phá Huế thì vào mùa hạ năm Ất Tỵ 1725 Nguyễn Phúc Chu (Minh vương) qua đời. Nguyễn Khoa Đăng lúc ấy đang bận việc quân ở Cam Lộ (Quảng Trị). Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thế (Nguyễn Cửu Thế: 1666-1730, con trai thứ ba của Nguyễn Cửu Ứng) là một quyền thần vốn ganh ghét ông, liền thừa cơ mạo chiếu giả để gọi ông về triều. Khi đi được nửa chặng đường thì bị người ta ám sát chết.[2]
Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho biết: Tính ông cương trực, khiến đám quần thần và bọn cường hào ác bá đều kiêng oai. Tuy nhiên do quá cứng rắn, thiếu cảnh giác, ông bị kẻ cướp giết chết...[3]
Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 năm Ất Tỵ (1725) hưởng dương 35 tuổi và ông đã làm quan được 17 năm.
Nguyễn Khoa Đăng có tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, cho nên được người đời gọi là "Bao Công". Những chuyện như ông tìm ra được kẻ trộm dưa hấu, trộm dầu và trộm giấy...đến nay hãy còn truyền tụng [4]. Nổi bật hơn cả là việc ông đã đem lại an ninh cho vùng truông Nhà Hồ[5] và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang[6]
Theo GS. Tôn Thất Bình, trước đây truông nhà Hồ là một vùng đất rộng, cây cối um tùm, từng là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm. Để đánh dẹp, một hôm Nguyễn Khoa Đăng cho một người lính ngồi sẵn trong thùng xe chở lúa đi qua truông. Bị cướp đoạt lấy, người lính ấy rải lúa ra làm dấu. Nhờ vậy, Nguyễn Khoa Đăng đã lần ra sào huyệt của băng cướp, và bắt gọn chúng. Kể từ đó truông nhà Hồ được yên bình.
Bình định xong truông nhà Hồ, Nguyễn Khoa Đăng lại đến phá Tam Giang. Ông cho dân biết là ông sẽ cho quân dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, Nguyễn Khoa Đăng đem súng hướng ra phá, ra lệnh bắn sóng...Nhưng thực ra, trước đó ông đã sai người đào bới mở rộng cửa phá, cho nên sóng dữ mới không còn...
Nhớ công ơn của quan Nội tán Nguyên Khoa Đăng, nên trong dân gian có câu:
Còn chuyện vụ án ruộng dưa, tương truyền vào một ngày nọ, Án sát sứ Nguyễn Khoa Đăng đến thị sát một vùng nọ thì thấy quan huyện đang chửi mắng một người đàn bà. Đến hỏi thì ông được biết ruộng dưa của bà này bị xắn nát hết cả gốc đúng vào độ dưa đang ra quả. Kêu quan thì quan nói không có đủ bằng chứng. Quan Án sát xuống ruộng rồi nói:
-Binh lính đâu, hãy bắt tất cả những người có cuốc, xẻng trong vùng lại, mang theo cả cuốc xẻng của họ, đánh dấu tên của họ vào từng cái.
Khi tất cả thực hiện xong, ông mới cho quan huyện liếm từng cái xẻng và phát hiện ra ở một cái có vị đắng. Ông lại sai vắt nước gốc dưa cho quan huyện nếm thì thấy hai vị đắng giống nhau. Thủ phạm chính là chủ cái xẻng.
Nguyễn Khoa Đăng mất được an táng ở Quảng Trị. Sau, con trưởng ông là Nguyễn Khoa Trung đã cùng dòng họ đã đem hài cốt ông về cải táng trong khu nghĩa địa riêng (vườn giữa, đất Nội tán) của dòng họ Nguyễn Khoa ở thôn Tứ Tây, xã Thủy An, Huế.
Mộ ông quay về hướng Nam, xây dựng theo hình trái xoài, xung quanh la thành và phần mộ xây bằng gạch vồ, nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng vôi, mật mía, keo trâu tạo thành một hợp chất như xi măng. La thành mộ dài 7,90 m; rộng 3,70 m; cao 0,90 m. Mộ ông nằm kề bên mộ vợ (song táng) và cách mộ cha ông là Nguyễn Khoa Chiêm 18 m về hướng Nam.
Toàn thể khu mộ này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích theo quyết định số 57/VH-QĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993 [7]
Nguyễn Khoa Đăng có một vợ là bà Phạm Thị Tý, sinh bốn con trai và một con gái. Theo Trang thông tin của dòng họ Nguyễn Khoa, Nguyễn Khoa Đăng có nhiều con cháu đã làm nên danh phận. Nổi bật trong số đó có: