Nguyễn Phương Nga

Nguyễn Phương Nga
Bà Nguyễn Phương Nga
tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội
Chức vụ
Nhiệm kỳ10 tháng 1 năm 2019 – 31 tháng 8 năm 2023
4 năm, 233 ngày
Tiền nhiệmVũ Xuân Hồng
Kế nhiệmPhan Anh Sơn
Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam
tại Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ6 tháng 11 năm 2014 – 10 tháng 10 năm 2018
3 năm, 338 ngày
Tiền nhiệmLê Hoài Trung
Kế nhiệmĐặng Đình Quý
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ12 tháng 9 năm 2011 – 10 tháng 12 năm 2018
7 năm, 89 ngày
Nhiệm kỳ20 tháng 8 năm 2009 – 12 tháng 9 năm 2011
2 năm, 23 ngày
Tiền nhiệmLê Dũng
Kế nhiệmLương Thanh Nghị
Thông tin cá nhân
Sinh27 tháng 8, 1963 (61 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChồngPhùng Tất Thắng
Alma materĐại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva
Nguyễn Phương Nga (ngoài cùng bên phải), tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội

Nguyễn Phương Nga (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1963 tại Hà Nội) là một nhà ngoại giao Việt Nam. Bà từng giữ chức Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí Bộ ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).[1][2]

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên quán của bà tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)[3]. Song thân của bà đều là những du học sinh tại Liên Xô. Tên của bà được giải thích bao gồm Nguyễn (họ cha) Phương (tên mẹ) và Nga (nơi cha mẹ bà gặp nhau).[4]

Mẹ của bà từng nhiều năm công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô. Điều này có ảnh hưởng khá lớn đến sự nghiệp ngoại giao của bà sau này. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, sau một thời gian học dự bị đại học, bà được cử đi du học ngành Báo chí quốc tế tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) (Liên Xô) từ năm 1982.

Sau khi tốt nghiệp năm 1987, bà về nước và được cử vào làm nhân viên Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tháng 11 năm 1988, bà chính thức trở thành Chuyên viên của Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao. Trong thời gian 3 năm, từ tháng 8 năm 1995 đến tháng 8 năm 1998, bà được cử làm Tùy viên báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Sau đó bà lại được rút về làm Chuyên viên Vụ thông tin Báo chí. Tháng 1 năm 2003, bà được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí.[3]

Tháng 11 năm 2004, bà được cử làm Tham tán của Đại sứ quán Việt Nam Vương quốc Bỉ, Luxembourg và phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hiệp châu Âu (EU). Tháng 11 năm 2006, bà được thăng lên ngạch Tham tán Công sứ. Đến tháng 11 năm 2007, bà được rút về nước, tiếp tục giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí.[3]

Từ ngày 20 tháng 8 năm 2009, bà được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí và là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thay ông Lê Dũng (đảm nhận vai trò người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas, Hoa Kỳ).[5]

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, bà được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam.[6] Bà đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong Hàm Đại sứ.[7]

Tháng 11 năm 2014, bà làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.[8]

Ngày 9/10/2018, bà được Thủ tướng ký quyết định 1328/QĐ-TTg, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 12/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã điều động bà giữ chức Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - VUFO.

Ngày 10/1/2019, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch khóa V (2013-2018) lần thứ 7. Bà được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp với số phiếu tuyệt đối (119/119).[9]

Từ ngày 1/9/2023, bà nghỉ hưu.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có bằng Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế và Báo chí quốc tế, Thạc sĩ ngành Báo chí quốc tế, sử dụng thông thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga. Bà gặp và lập gia đình với ông Phùng Tất Thắng trong thời gian du học ở Nga. Ông bà có với nhau 2 người con.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bà Nguyễn Phương Nga được bổ nhiệm làm Thứ trưởng
  2. ^ “Bà Nguyễn Phương Nga làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ a b c Tiểu sử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga
  4. ^ a b “Nữ Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam kể về nước Nga”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ LƯU TÚ ANH (21 tháng 8 năm 2009). “Bản sao đã lưu trữ”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ Hoàng Diên (12 tháng 9 năm 2011). “Bổ nhiệm hai Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ”. BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ Theo Vietnamnet (13 tháng 9 năm 2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Gia đình và Xã hội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2011. Theo Vietnamnet Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ Nguyễn Hùng. “Đại sứ Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga trình Thư ủy nhiệm”. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ “Bà Nguyễn Phương Nga làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan