Lê Hoài Trung

Lê Hoài Trung
Chức vụ
Nhiệm kỳ6 tháng 10 năm 2023 – nay
1 năm, 104 ngày
Tổng Bí thư
Thường trực Ban Bí thư
Nhiệm kỳ19 tháng 3 năm 2021 – nay
3 năm, 305 ngày
Tổng Bí thư
Phó Trưởng banNguyễn Thị Hoàng Vân
Trương Quang Hoài Nam
Ngô Lê Văn
Tiền nhiệmHoàng Bình Quân
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2021 – nay
3 năm, 240 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnThừa Thiên Huế
Nhiệm kỳ26 tháng 1 năm 2016 – nay
8 năm, 358 ngày
Tổng Bí thư

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ5 tháng 11 năm 2014 – 19 tháng 3 năm 2021
6 năm, 134 ngày
Bộ trưởngPhạm Bình Minh

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ1 tháng 2 năm 2011 – 5 tháng 11 năm 2014
3 năm, 277 ngày
Tiền nhiệmLê Lương Minh
Kế nhiệmNguyễn Phương Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ29 tháng 12 năm 2010 – 1 tháng 2 năm 2011
34 ngày
Bộ trưởngPhạm Gia Khiêm

Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế
Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ2007 – 2010
Bộ trưởngPhạm Gia Khiêm
Tiền nhiệmPhạm Bình Minh
Thông tin cá nhân
Sinh27 tháng 4, 1961 (63 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Con cái2
Học vấnTiến sĩ Luật
Thạc sĩ Luật Quốc tế và Ngoại giao
Cử nhân Quan hệ quốc tế
Cao cấp Lý luận chính trị
Alma materHọc viện Khoa học Xã hội
Đại học Tufts (Mỹ)
Học viện Ngoại giao Việt Nam
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quê quánHương Thủy, Thừa Thiên Huế
Tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba
Huy chương vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam
Huy chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Lê Hoài Trung (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1961) là một nhà ngoại giao, chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.[1]

Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ Luật Quốc tế và Ngoại giao, Cử nhân Quan hệ quốc tế, Cao cấp Lý luận chính trị. Ông là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của công tác đối ngoại song phương và đa phương, đã dành xuyên suốt sự nghiệp của mình cho lĩnh vực và chính trường ngoại giao, đại diện cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế với nước ngoài, các tổ chức thế giới.[2]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Hoài Trung sinh ngày 27 tháng 4 năm 1961 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Công hòa, nguyên quán tại thị xã Hương Thủy, thành phố Huế.[Ghi chú 1] Ông lớn lên và theo học phổ thông ở thủ đô. Năm 1978, ông nhập học Đại học Ngoại giao Việt Nam,[Ghi chú 2] tốt nghiệp Cử nhân Quan hệ quốc tế vào năm 1982. Năm 1993, trong quá trình công tác quốc tế, ông theo học Trường Luật Quốc tế và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts tại thành phố MedfordSomerville, tiểu bang thịnh vượng chung Massachusetts, Hoa Kỳ, nhận bằng Thạc sĩ Luật Quốc tế và Ngoại giao năm 1995.[3]

Những năm 2010, ông là nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đến cuối năm 2011, đầu 2012, ông bảo vệ thành công Luận án Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn; trở thành Tiến sĩ Luật.[4] Trong quá trình này, ông cũng theo học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp Lý luận chính trị.[5] Lê Hoài Trung được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 6 tháng 6 năm 1986, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 6 tháng 6 năm 1987.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Hoài Trung tại Lima năm 2013.

Năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học ở thủ đô Hà Nội, Lê Hoài Trung bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình. Ông được tuyển dụng vào vị trí Chuyên viên Vụ Các vấn đề chính trị chung,[Ghi chú 3] Bộ Ngoại giao vào tháng 10. Sau đó, từ 1983 – 1986, ông được cử đi công tác nhiệm kỳ với chức danh Tùy viên tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, Hoa Kỳ. Sau khi kết thức nhiệm kỳ, ông trở lại công tác tại Vụ các Vấn đề chung, Bộ Ngoại Giao từ tháng 12 năm 1986. Đến tháng 12 năm 1990, ông tiếp tục được cử đi công tác tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, New York với chức vụ là Bí thư Thứ ba.

Từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 4 năm 1999, Lê Hoài Trung là Chuyên viên cao cấp được cử làm Trợ lý Vụ trưởng rồi Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại Giao vào năm 1998. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Liên Hợp Quốc, New York những năm 1999 – 2002, với cương vị Tham tán Công sứ, Phó trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam, ông được tái bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại Giao từ 2002 đến 2006. Giai đoạn từ 2006 – 2010, ông lần lượt đảm nhận cương vị Quyền Vụ trưởng, rồi Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại Giao.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]
Lê Hoài Trung năm 2020.

Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.[6] Năm sau, ông được giao trọng trách là Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc từ 2011 đến 2014. Năm 2014, ông trở về Việt Nam và được tái bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 10 sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, New York.[7] Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[8]

Tháng 3 năm 2016, với cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, ông được giao kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO.[9] Từ tháng 5 năm 2016, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm làm Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền;  Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia;[10] Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Ủy ban liên hợp về phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam – Lào; Trưởng đoàn đại biểu biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc. Ông kiêm nhiệm nhiều chức vụ trong ngoại giao biên giới láng giếng trong những năm này.[11] Bên cạnh đó, ông cũng được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Ngoài nước Đảng Cộng sản Việt Nam.[12]

Ban Đối ngoại Trung ương Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Trung ương, Lê Hoài Trung được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[13] Đến sáng ngày 19 tháng 3 năm 2021, tại Trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương đã công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông giữ chức Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[14][15] Tính đến thời điểm này, ông đã trải qua 40 năm chính trường ngoại giao, ở cương vị mới, ông phụ trách lãnh đạo tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng; giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, hướng dẫn công tác đối ngoại nhân dân và quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân.[16]

Ban Bí thư Trung ương Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6/10/2023 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu bổ sung ông Lê Hoài Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII[17].

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian hoạt động trong ngành Ngoại giao, Lê Hoài Trung đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có:

  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2015 do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2011 – 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.[18]
  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 2010 do đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2005 – 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
  • Huy chương vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam (2003) và Huy chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em (2001).
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ các năm 2006, 2007, 2009, 2010, 2011 và 2014. 
  • Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao năm 2005 và 2009.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an (2009); Bằng khen của Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2009); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hương Thủy là một đơn vị hành chính thuộc Thừa Thiên Huế, từng được xây dựng và tái thiết qua các thời kỳ. Năm 2010, huyện Hương Thủy trở thành thị xã Hương Thủy.
  2. ^ Trường Ngoại giao có nhiều giao đoạn lịch sử, từng liên kết với các trường như Đại học Kinh tế Tài chính, Trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương tức Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương. Từ 2008, trường trở thành Học viện Ngoại giao.
  3. ^ Vụ các Vấn đề chung, nay là Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung”. Đại hội Đảng. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Văn Anh (ngày 20 tháng 9 năm 2020). “Những dấu mốc trong quá trình Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc qua ảnh”. Báo quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ “Tiểu sử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung”. Bộ Ngoại giao. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ “Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2012”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ Xuân Trường (ngày 19 tháng 3 năm 2021). “Chân dung tân Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung”. VTC. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ “QUYẾT ĐỊNH: Về việc bổ nhiệm ông Lê Hoài Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao”. Thư viện pháp luật. ngày 29 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Ông Lê Hoài Trung trở lại làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao”. Báo Tuổi trẻ. ngày 3 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ “LƯU TRỮ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ Hoàng Trung Hiếu (ngày 12 tháng 1 năm 2021). “Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2020, định hướng công tác năm 2021”. Báo quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Mạnh Hùng (ngày 23 tháng 12 năm 2020). “Tiếp tục nâng quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Ngọc Vân (ngày 28 tháng 11 năm 2019). “Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam - Trung Quốc trao đổi về biên giới lãnh thổ”. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ “Đồng chí Lê Hoài Trung giữ chức Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư”. Báo Nhân dân. ngày 19 tháng 3 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ Theo VGP, Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, VietNamNet, 19/03/2021 11:02, truy cập ngày 19/3/2021.
  15. ^ “Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương”. Báo Chính phủ. ngày 19 tháng 3 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ “Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung giữ chức trưởng Ban Đối ngoại Trung ương”. Báo Tuổi trẻ. ngày 1 tháng 4 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ “Ông Lê Hoài Trung được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII”. VTCnews. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ “Quyết định số 340 /QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Lê Hoài Trung, nguyên Chủ tịch UBND quận 12, nguyên Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh”. Thi đua khen thưởng. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Phô mai là thực phẩm phổ biến ở phương Tây. Ngày nay, phô mai được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả tại Việt Nam
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Giống như chocolate, những món ăn của Valentine Đen đều mang vị đắng và ngọt hậu. Hóa ra, hương vị tình nhân và hương vị tự do đâu có khác nhau nhiều
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Mục đích cuối cùng của cuộc sống, theo mình, là để tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nó có ở bất kì dạng thức nào