Nguyễn Thanh Đồng

Nguyễn Thanh Đồng
Biệt danhQuốc Trung
Sinh1920
MấtTháng 2, 1972
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945 – 1962
Cấp bậcThượng tá
Đơn vịQuân khu 4
Tham chiếnKháng chiến chống Pháp

Nguyễn Thanh Đồng (1920–1972), tên thật Nguyễn Trung, bí danh Quốc Trung, là một nhà cách mạng, chỉ huy quân sự Việt Nam.

Hoạt động cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trung sinh năm 1920 ở Kim Bài, quận Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. Năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Trung Quốc. Năm 1938, ông về nước hoạt động ở Thất Khê (Lạng Sơn).[1]

Tháng 6 năm 1939, ông bị bắt và nhận án 2 năm tù treo. Đầu năm 1940, sau khi ra tù, ông sang Trung Quốc để chắp nối với các đồng chí trong Đảng và bắt được liên lạc với Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc). Nhận chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, ông tìm cách thâm nhập vào các tổ chức người Việt ở Trung Quốc. Năm 1940, ông gia nhập tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội (thành lập tại Trung Quốc, nhưng các thành viên có xu hướng thân Nhật Bản) ở Thất Khê.[1][2]

Năm 1941, ông được tổ chức Đảng Cộng sản đưa vào học tại Trường Quân sự Điều Động của chính quyền Trung Hoa Quốc dân Đảng.[1] Theo một số ghi chép, sau khi tốt nghiệp, ông được giao chỉ huy một đơn vị Biệt động quân tại Nam Ninh.[3] Tiếp đó, ông cùng Phạm Viết Tử được tổ chức Đảng giao nhiệm vụ tham gia Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội như một đại diện ở Mặt trận Việt Minh.[4] Trong thời gian Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) bị giam lỏng ở Liễu Châu, ông cùng Hoàng Điền được giao nhiệm vụ là người liên lạc giữa Hồ Chí Minh với tổ chức, cụ thể là các Đảng viên cộng sản đang học tập quân sự ở Quảng Tây.[5]

Tháng 3 năm 1944, ông tham gia Đại hội đại biểu các đoàn thể cách mạng Hải ngoại do tướng Quốc dân Đảng Trương Phát Khuê tổ chức với tư cách đại biểu học sinh Việt Minh ở Nam Ninh,[6] cùng với Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Trương Trung Phụng, Trần Báo, Nông Kính Du, Bồ Xuân Luật, Trần Đình Xuyên, Lê Tùng Sơn, Nguyễn Tường Tam, Hồ Đức Thành, Hồ Chí Minh và Lâm Bá Kiệt.[7] Ông là người phụ trách báo Đồng Minh của Việt Cách tại Liễu Châu dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh.[1][8] Sau khi Hồ Chí Minh về nước (tháng 8 năm 1944), ông ở lại phụ trách theo dõi hoạt động của quân đội Trung Quốc tại biên giới Việt–Trung.[2]

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 1945, ông về nước và tham gia các hoạt động quân sự ở tỉnh Cao Bằng.[1] Tháng 3, ông tham gia chỉ huy cướp chính quyền ở châu Hà Quảng, thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời.[9] Tháng 8, ông là Ủy viên Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Cao Bằng, chỉ huy nổi dậy giành chính quyền trong tỉnh.[1]

Tháng 11, ông tham gia quân ngũ và được bổ nhiệm làm Chuyên viên giúp việc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.[1] Tháng 1 năm 1946, ông được bổ nhiệm làm Chính trị ủy viên Chiến khu 4 thay Hồ Tùng Mậu.[1][2] Tháng 2 năm 1946, Bộ Chỉ huy Chiến khu 4 tiếp nhận trường Quân chính của Xứ ủy Trung Bộ chuyển từ Huế (Thừa Thiên) ra Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), giao cho ông phụ trách.[10] Sau khi quá trình di chuyển hoàn tất, ông được phân công làm Hiệu trưởng trường Quân chính Liên khu 4.[1]

Đầu năm 1948, ông được điều về Bộ Tổng Tư lệnh, giữ chức vụ Trưởng phòng Giáo dục thuộc Cục Quân huấn. Năm 1949, ông là Chính trị viên Trường Sơ cấp Bộ Tổng Tư lệnh. Ngày 11 tháng 7 năm 1950, ông được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng tham mưu.[1][11][12] Khoảng tháng 1 năm 1954, ông cùng Cục trưởng Lê Quang Hòa đều bị bệnh phải đi điều trị.[13]

Tháng 4 năm 1958, sau một thời gian dài nghỉ ngơi điều trị, ông được bổ nhiệm chức vụ Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Pháo binh. Tháng 12, thụ phong quân hàm Thượng tá. Năm 1962, ông mắc bệnh hiểm nghèo, được Đảng và Nhà nước cho nghỉ công tác đi chữa bệnh ở Trung Quốc, Liên Xô nhưng không khỏi. Tháng 2 năm 1972, ông qua đời ở Hà Nội.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng (2020). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2020). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Bộ Tổng tham mưu; Cơ quan Bộ Quốc phòng (2003). Kỷ niệm sâu sắc về công tác tham mưu chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
  • Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam (2009). Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944-1954). Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
  • Hoàng Minh Thảo; Phạm Vũ Quỳnh (2004). Chiến đấu ở Tây Nguyên (Hồi ký). Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
  • Hồ Mộ La (2011). “Chương VI: Người làng Quỳnh”. Hồi tưởng về cha tôi Hồ Học Lãm. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.
  • Trình Mưu (2003). Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k Nguyễn Khắc Thuần (5 tháng 1 năm 2022). “Chính trị ủy viên Nguyễn Thanh Đồng”. Báo Quân khu 4. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Đồng chí Nguyễn Thanh Đồng (1920-1972)”. Bảo tàng Quân khu 4. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Wenhuan Huang (1991). Giọt nước trong biển cả, Tập 1. Michigan: Tố Hiệu Chính Tin Việt Nam. tr. 240.
  4. ^ Hoàng Minh Thảo & Phạm Vũ Quỳnh 2004, tr. 17
  5. ^ Hoàng Minh Thảo & Phạm Vũ Quỳnh 2004, tr. 27
  6. ^ Lê Tùng Sơn (1977). “Bác Hồ ở Trung Quốc” (PDF). Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Hà Nội: Viện Sử học. 174 (174): 31–37.
  7. ^ Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2006). “1944”. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 2 (1930 - 9/1945). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  8. ^ Hồ Mộ La 2011, tr. 194–200
  9. ^ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng 2020, tr. 136–142
  10. ^ Trình Mưu 2003, tr. 86
  11. ^ Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam 2009, tr. 285
  12. ^ Hồ Chí Minh (11 tháng 7 năm 1950). “Sắc lệnh số 123 của Chủ tịch nước: Sắc lệnh bổ nhiệm cán bộ của các Bộ, Vụ, Cục ở Bộ tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  13. ^ Bộ Tổng tham mưu & Cơ quan Bộ Quốc phòng 2003, tr. 65
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
Chén Thánh (Holy Grail) là một linh vật có khả năng hiện thực hóa mọi điều ước dù là hoang đường nhất của chủ sở hữu. Vô số pháp sư từ khắp nơi trên thế giới do vậy đều khao khát trở thành kẻ nắm giữ món bảo bối có một không hai này
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
[Next Comer - Limited Banner - Awakening AG] Factor Nio/ Awaken Nio - The Puppet Emperor
[Next Comer - Limited Banner - Awakening AG] Factor Nio/ Awaken Nio - The Puppet Emperor
Nio từ chối tử thần, xoá bỏ mọi buff và debuff tồn tại trên bản thân trước đó, đồng thời hồi phục 100% HP