Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Tổng tham mưu
Biểu trưng của Bộ Tổng tham mưu
Hoạt động7 tháng 9 năm 1945 (79 năm, 51 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Chức năngLà cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam
Bộ phận của Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huySố 7, Nguyễn Tri Phương, Hà Nội
Khẩu hiệuTrung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng
Các tư lệnh
Tổng tham mưu trưởng
Chỉ huy
nổi tiếng

Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng của ĐảngNhà nước. Đồng thời là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dânDân quân tự vệ Việt Nam[1]. Đứng đầu cơ quan này Tổng tham mưu trưởng, kể từ năm 1978, vị trí này kiêm nhiệm luôn chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.[2][3]

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tổng tham mưu được xem là cơ quan tham mưu quân sự chính quy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, với ngày thành lập là ngày 7 tháng 9 năm 1945, theo nội dung chỉ thị của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh giao cho ông Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam Giải phóng quân do Việt Minh lãnh đạo.

Tuy nhiên, do áp lực của quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng đòi giải thể lực lượng chính quy Việt Nam Giải phóng quân, tháng 11 năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội được thành lập với Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch; đến ngày 6 tháng 5 năm 1946, thì đổi tên thành Quân sự Ủy viên Hội theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy hội. Bộ Tổng tham mưu Vệ quốc đoàn chuyển thành Cục tham mưu, là một trong 5 cơ quan chuyên môn thuộc Quân ủy hội.Tháng 11 năm 1946, Bộ Quốc phòng sáp nhập với Quân sự Ủy viên Hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc. Theo Sắc lệnh 47-SL ngày 1 tháng 5 năm 1947 của Chủ tịch nước, Bộ Tổng tham mưu là một trong 7 cơ quan chuyên môn của Bộ Tổng Chỉ huy.

Mãi đến sau năm 1975, khi Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chấm dứt hoạt động, Bộ Tổng tham mưu chuyển về trực thuộc quyền quản lý hành chính của Bộ Quốc phòng.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam

Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng


Phó Tổng tham mưu trưởng


Phó Tổng tham mưu trưởng


Phó Tổng tham mưu trưởng


Phó Tổng tham mưu trưởng


Phó Tổng tham mưu trưởng


Phó Tổng tham mưu trưởng

Đại tướng Nguyễn Tân Cương


Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng


Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn


Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa


Trung tướng Nguyễn Trọng Bình


Trung tướng Phạm Trường Sơn

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên đơn vị Ngày thành lập Trần quân hàm Lãnh đạo Địa chỉ
1 Văn phòng 12.9.1945

(79 năm, 46 ngày)

Thiếu tướng Trần Tuấn Hùng Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
2 Cục Chính trị 8.6.1948

(76 năm, 142 ngày)

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Đoàn Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
3 Cục Hậu cần 9.9.1945

(79 năm, 49 ngày)

Đại tá Vương Tuấn Sơn Số 59, Tôn Thất Thiệp, Q. Ba Đình, Hà Nội
4 Cục Cơ yếu 12.9.1945

(79 năm, 46 ngày)

Thiếu tướng Hoàng Văn Quân Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
5 Cục Tác chiến 7.9.1945

(79 năm, 51 ngày)

Trung tướng Nguyễn Huy Cảnh Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
6 Cục Tác chiến điện tử 30.4.1992

(32 năm, 181 ngày)

Trung tướng Nguyễn Long Biên Số 15 Hoàng Sâm, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
7 Cục Quân lực 8.9.1945

(79 năm, 50 ngày)

Trung tướng Vũ Văn Sỹ Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
8 Cục Nhà trường 14.10.1955

(69 năm, 14 ngày)

Trung tướng Nguyễn Văn Oanh Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
9 Cục Quân huấn 25.3.1946

(78 năm, 217 ngày)

Trung tướng Thái Văn Minh Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
10 Cục Dân quân tự vệ 12.2.1947

(79 năm, 259 ngày)

Trung tướng Phạm Quang Ngân Số 7, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
11 Cục Cứu hộ - Cứu nạn 9.8.2004

(20 năm, 80 ngày)

Trung tướng Doãn Thái Đức Số 6, đường Sân Golf, Tổ 6, P. Phúc Đồng, Q. :ong Biên, Hà Nội
12 Cục Bản đồ 25.9.1945

(79 năm, 33 ngày)

Thiếu tướng Hoàng Minh Ngọc Số 2, Ngõ 198, Đường Trần Cung, P. Cổ Nhuế I, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
13 Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3/7/1971

(53 năm, 117 ngày)

Thiếu tướng Phạm Tuấn Anh Số 11, Phố Hoàng Sâm, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
14 Viện Lịch sử quân sự 28/5/1981

(43 năm, 153 ngày)

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên Số 3 Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
15 Viện Khoa học và công nghệ quân sự 12/10/1960

(64 năm, 16 ngày)

Thiếu tướng Nguyễn Trung Kiên Số 17, phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
16 Đoàn Nghi lễ Quân đội 20.8.1945

(79 năm, 69 ngày)

Đại tá Lê Văn Tân Số 103 Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
17 Lữ đoàn 144 30.10.1951

(72 năm, 364 ngày)

Đại tá Hoàng Ngọc Chiến Số 1B, Nguyễn Tri Phương, Q. Ba Đình, Hà Nội
18 Công ty Trường An Đại tá
19 Công ty 59 7.7.1977

(47 năm, 113 ngày)

Đại tá Số 9 Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
20 Công ty 207 18.5.2007

(17 năm, 163 ngày)

Đại tá 21 Lý Nam Đế, Quán Thánh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
21 Tổng Công ty 789 19.7.1989

(35 năm, 101 ngày)

Đại tá Nguyễn Công Hiếu 147 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, QCầu Giấy, Hà Nội
22 Ban Tổng kết lịch sử Đại tá

Hệ thống cơ quan tham mưu trong Quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Bộ Tham mưu thuộc các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn, Tổng cục, Binh chủng, Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, và tương đương.
  • Phòng Tham mưu thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
  • Ban Tham mưu thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.

Lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Tổng Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thượng tướng, TS Lê Huy Vịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (20 tháng 8 năm 2021). “Xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới”. tcnn.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ “Bộ Tổng tham mưu – Cơ quan Bộ quốc phòng tích cực nhân rộng điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Bộ Tổng tham mưu triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Nhà in BTTM; Hà Nội năm 1991
  • Bộ Tổng tham mưu những năm chiến đấu trong vòng vây (1945-1950), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2011, Tác giả: Trần Trọng Trung[1]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan