Nguyễn Vĩnh Nghi

Nguyễn Vĩnh Nghi
Chức vụ

Tư lệnh phó Quân đoàn III
kiêm Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn
Đặc trách bảo vệ phòng tuyến Phan Rang
Nhiệm kỳ4/4/1975 – 16/4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tư lệnh-Trung tướng Nguyễn Văn Toàn
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríQuân khu 3

Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức
Nhiệm kỳ11/1974 – 4/4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn Minh
Kế nhiệm-Đại tá Trần Đức Minh
Vị tríYếu khu Long Thành, Biên Hòa
(thuộc Quân khu III)

Tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ5/1972 – 11/1974
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (3/1974)
Tiền nhiệm-Trung tướng Ngô Quang Trưởng
Kế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Vị tríQuân khu IV

Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ3/1968 – 5/1972
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (6/1968)
-Thiếu tướng (6/1970)
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
(Lần thứ ba)
Nhiệm kỳ1/1964 – 3/1968
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (2/1966)
Chỉ huy trưởng-Thiếu tướng Trần Tử Oai
-Đại tá Trần Văn Trung
-Đại tá Nguyễn Văn Kiểm
-Đại tá Lâm Quang Thơ
-Đại tá Đỗ Ngọc Nhận
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Xử lý thường vụ chức vụ Chỉ huy trưởng
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
Nhiệm kỳ11/1963 – 1/1964
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệm-Đại tá Trần Ngọc Huyến
Kế nhiệm-Thiếu tướng Trần Tử Oai
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Chỉ huy phó Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
(Lần thứ hai)
Nhiệm kỳ5/1961 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (11/1963)
Chỉ huy trưởng-Đại tá Trần Ngọc Huyến
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Chỉ huy phó Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
(Lần thứ nhất)
Nhiệm kỳ1/1960 – 1/1961
Cấp bậc-Thiếu tá
Chỉ huy trưởng-Trung tá Trần Ngọc Huyến
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Trưởng phòng Hành quân Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ5/1955 – 1/1960
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríQuân khu Thủ đô

Tham mưu trưởng Sư đoàn 31 Bộ binh
(tiền thân chủ Sư đoàn 7 Bộ binh)
Nhiệm kỳ1/1955 – 5/1955
Cấp bậc-Thiếu tá (1/1955)
Tư lệnh-Trung tá Nguyễn Hữu Có
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Trung tá Hoàng Văn Lạc
Vị tríĐệ ngũ Quân khu
(Miền tây Nam phần)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinhtháng 10 năm 1932
Gia Định, Liên bang Đông Dương
Nơi ởHoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợKim Tuyết
Họ hàngTô Thị Thân (mẹ vợ)
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông Gia Định
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
-Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Sư đoàn 31 Bộ binh
Bộ Tổng Tham mưu
Võ bị Đà Lạt
Sư đoàn 21 Bộ binh
Quân đoàn IV và QK 4
Võ khoa Thủ Đức
Quân đoàn III và QK 3
Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Nguyễn Vĩnh Nghi (1932 - 2024) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam, sau chuyển về Nam Cao nguyên Trung phần. Ông đã tuần tự giữ những chức vụ theo hệ thống quân giai, bắt đầu từ Trung đội trưởng cho đến chỉ huy cấp Quân đoàn. Đầu tháng 4 năm 1975 ông là Tư lệnh phó kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III và Quân khu 3, trách nhiệm phòng tuyến Phan Rang.[1] Tuy nhiên, phòng tuyến nhanh chóng bị thất thủ, ông bị Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam bắt tại mặt trận và trở thành tướng lĩnh cao cấp nhất của Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh trong Chiến tranh Việt Nam.

Tiểu sử và Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 10 năm 1932 tại tỉnh Gia Định, miền Nam Việt Nam trong một gia đình khá giả. Ông học văn hóa tại các trường Tiểu học và Trung học tại Gia Định, cuối năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học phổ thông với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1951, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 52/120.091. Theo học khoá 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951.[2] Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường. ông được phục vụ đơn vị Bộ binh, giữ chức Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn Khinh quân Việt Nam. Tháng 8 năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy, được cử lên làm Đại đội trưởng. Giữa năm 1954, ông được đặc cách thăng cấp Đại úy và được cử vào chức vụ Tiểu đoàn phó.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tháng 1 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 31 Bộ binh tân lập[3] do Trung tá Nguyễn Hữu Có làm Tư lệnh. Cuối tháng 5, bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tá Hoàng Văn Lạc ông được thuyên chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng Hành quân.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm thực hiện cải danh Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông chuyển biên chế sang phục vụ cơ cấu quân đội mới, tiếp tục giữ chức vụ cũ tại Bộ Tổng Tham mưu. Đầu năm 1960, ông được cử làm Chỉ huy phó (lần thứ nhất) trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Đầu năm 1961 ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp (khóa 1961 - 1) thụ huấn 16 tuần tại Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ[4]. Tháng 5 cùng năm mãn khoá về nước tái nhiệm chức vụ cũ (lần thứ hai).

Năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày (1 tháng 11). Ngày 3 tháng 11. ông được thăng cấp Trung tá, Xử lý Thường vụ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt trong một thời gian ngắn thay cho Chỉ huy trưởng là Đại tá Trần Ngọc Huyến[5] bị gọi về trình diện Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Đầu tháng 1 năm 1964, khi Thiếu tướng Trần Tử Oai về nhậm chức Chỉ huy trưởng, ông trở lại chức vụ Chỉ huy phó (lần thứ ba) kiêm Tham mưu trưởng của trường.

Ngày 16 tháng 3 năm 1968, ông chuyển ra đơn vị tác chiến được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh.[8]. Ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Đường binh nghiệp mở rộng khi tướng Nguyễn Văn Thiệu[9] lên làm Tổng thống. Ngày 19 tháng 6 năm 1970, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đầu tháng 5 năm 1972, bàn giao Sư đoàn 21 Bộ binh lại cho Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu.[10] Sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV & Quân khu 4 thay thế Trung tướng Ngô Quang Trưởng.[11] Đầu tháng 3 năm 1974, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Tuy nhiên, trong thời gian ở Quân đoàn IV, ông vướng nhiều các vụ tai tiếng tham nhũng, vì vậy tháng 11 năm 1974, ông buộc phải phải bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV lại cho Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, đổi đi nhậm chức Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức.

Phòng tuyến Phan Rang thất thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 3 năm 1975, khi thế trận của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở phía Bắc lãnh thổ đã hoàn toàn tan vỡ, các đại đơn vị của Quân đoàn I và Quân đoàn II bị tan rã, chỉ còn lại 2 tỉnh phía nam Duyên hải Trung phần là Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngày 4 tháng 4 ông được lệnh bàn giao chức Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức lại cho cấp phó là Đại tá Trần Đức Minh[12] để đi nhận chức Tư lệnh phó Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn đặc trách phòng tuyến Phan Rang chia sẻ một phần trách nhiệm với Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu trước đó 2 ngày đã kiêm nhiệm.

Với mục tiêu ngăn chặn đà tiến công của các lực lượng Cộng sản Bắc Việt. Ngay khi nhận chức, ông đã đặt Bộ Tư lệnh tại phi trường Thành Sơn, Phan Rang (căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân di tản về từ Pleiku), cố gắng tổ chức các đơn vị trên địa bàn để chiến đấu. Ông xác định địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ nên chủ trương chống giữ mặt Bắc và mặt Tây thị xã và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân cũng như an ninh cho Thị xã. Theo chủ trương này, ông xây dựng một kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cỡ 2 Sư đoàn gồm:

  • -Ở mặt Bắc, trên tuyến Quốc lộ 1, hình thành các cứ điểm trấn giữ các điểm cao tại đèo Du Long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chặn mọi cuộc tấn công hướng vào Thị xã hoặc vào căn cứ.
  • -Ở mặt Tây, trên tuyến quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, xây dựng một chiến tuyến để bảo vệ mặt tây và nam của sân bay.

Việc bảo đảm an ninh cho Thị xã và sân bay do các đơn vị chính quy phối hợp với quân địa phương phụ trách...

Tuy nhiên, trên thực tế, với lực lượng phòng thủ tại chỗ chỉ còn lại những đơn vị chắp vá và mất tinh thần, lực lượng tăng viện chỉ gồm 1 Lữ đoàn dù (Lữ đoàn 2), phòng tuyến Phan Rang hoàn toàn không đủ sức phòng thủ. Ngay cả nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cũng gần như không thể thực hiện như theo lời Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân, thuật lại: "Căn cứ tôi bây giờ rất trống trải, vì một số lớn quân nhân địa phương canh gác ngoài vành đai đã bỏ nhiệm vụ... Ngoài Thị xã, Tỉnh trưởng đã rời nhiệm sở, dân chúng thì ngơ ngác phân vân. Trên quốc lộ 1 hướng về Sài Gòn, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật ních người rầm rộ tiếp nối nhau di tản. Tệ hại hơn nữa là Đà Lạt cũng bỏ chạy...". Các đơn vị chủ lực hầu như mất hết sức chiến đấu với "Liên đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghỉ dưỡng quân thì được tung ra tuyến đầu với quân số thiếu thốn trầm trọng. Sư đoàn 2 Bộ binh vừa tháo chạy từ Quảng Ngãi vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì cũng được ra lệnh phải ra Phan Rang trong khi cả đơn vị còn hoang mang, dao động vì chưa kịp bổ sung thiết bị".[13]

Chuyện gì đến sẽ phải đến. Sau nhiều đợt tấn công trong đêm, vào lúc 7 giờ sáng ngày 16 tháng 4 năm 1975, các đơn vị đi đầu của Quân đội Nhân dân Việt Nam/Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu tấn công trong Thị xã. Đến 9 giờ sáng, căn cứ phi trường Thành Sơn bị tấn công.

"Đến khoảng 10g, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, tướng Nghi liền họp cùng Chuẩn tướng Nhựt, Đại tá Lương và tôi để duyệt xét tình hình. Khoảng đến 10g30 sáng, khi các toán Cộng quân sắp tiến vào Bộ Tư lệnh tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lệnh rời căn cứ bằng đường bộ... Lúc 9g tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, ông Lewis[14] và tôi cùng một số quân nhân bị Cộng quân bắt".

Đoạn cuối con đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi ông và chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn Không quân 6 bị bắt, cả hai ông nhanh chóng được đưa ra Hà Nội để khai thác. Ông được cho là đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về hệ thống phòng thủ Sài Gòn.[15][16][17] Sau đó, ông bị chính quyền mới đưa đi cải tạo ở Suối Dầu, Khánh Hòa, rồi đưa ra cải tạo ở Đà Nẵng, cuối cùng bị đưa ra cải tạo ở Sơn Tây cho tới năm 1988 mới được trả tự do. Năm 1992 ông xuất cảnh theo diện H.O do Chính phủ Mỹ bảo lãnh sang định cư tại Hoa Kỳ.[18]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phu nhân: Bà Kim Tuyết (con gái của cụ Tô Thị Thân, nguyên Hội trưởng Hội phụ nữ VNCH, nguyên Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Sài Gòn mới, Tòa soạn ở số 39 đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hai tỉnh (Tiểu khu) cuối cùng còn lại của Quân khu 2 thuộc khu vực Nam Duyên hải miền Trung, được sáp nhập vào Quân khu 3 để lập phòng tuyến ngăn chận đà tiến công của đối phương.
  2. ^ Thuộc Trung đội 12 khóa sinh do Trung úy Nguyễn Văn Thiệu làm Trung đội trưởng. Mối quan hệ này về sau có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của ông.
  3. ^ Tiền thân là Liên đoàn Lưu động số 31, sau đổi tên vài lần nữa, sau cùng trở thành Sư đoàn 7 bộ binh.
  4. ^ Niên khóa 1961-1 tại Đại học Quân sự Hoa Kỳ có 4 sĩ quan VNCH được tu nghiệp: Thiếu tá Nguyễn Vĩnh Nghi, Đại tá Nguyễn Xuân Trang
    -Thiếu tá Trần Phước (Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nước Ngọt Vũng Tàu, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu Trung cấp Không quân).
    -Thiếu tá Đỗ Trọng Thuần (Tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Đống Đa ở Huế thuộc Quân đoàn I).
  5. ^ Đại tá Trần Ngọc Huyến sinh năm 1927, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, giải ngũ năm 1964.
  6. ^ Đại tá Nguyễn Văn Kiểm sau 2 tháng nhận chức Chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt, tháng 8/1964 ông được thăng cấp Chẩn tướng.
  7. ^ Đại tá Đỗ Ngọc Nhận, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, chức vụ sau cùng Chỉ huy phó Tổng cục Quân huấn.
  8. ^ Thiếu tướng Minh được chuyển về Trung ương để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô thay thế Đại tá Nguyễn Văn Giám (Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, chức vụ sau cùng Tư lệnh phó Biệt khu Thủ đô (1966-1968), giải ngũ năm 1968).
  9. ^ Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ngày học ở Võ bị Đà Lạt đã kết thân với Trung úy Nguyễn Văn Thiệu Trung đội trưởng Trung đội khóa sinh
    (Đã đề cập tới ở phần trên)
  10. ^ Tướng Hậu nguyên là Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy đù
  11. ^ Tướng Trưởng chuyển ra miền Trung và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu 1
  12. ^ Đại tá Trần Đức Minh sinh năm 1932 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 3 phụ trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  13. ^ Dẫn theo Lê Đại Anh Kiệt, Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật, Nhà xuất bản CAND
  14. ^ James Lewis thuộc cơ quan DAO, Hoa Kỳ
  15. ^ Hai viên bại tướng tại phòng tuyến Phan Rang
  16. ^ Vị tướng làm thơ 'ghi công' vợ
  17. ^ Kỳ 3: Liên tục “giải mật” tài liệu địch
  18. ^ Không rõ nơi ông và gia đình định cư.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 182-183
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Đối với mình, điểm đặc sắc nhất phim chính là cuộc chiến kinh doanh giữa quán nhậu nhỏ bé DanBam và doanh nghiệp lớn đầy quyền lực Jangga
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.
Những điều thú vị về người anh em Lào
Những điều thú vị về người anh em Lào
Họ không hề vội vã trên đường, ít thấy người Lào cạnh tranh nhau trong kinh doanh, họ cũng không hề đặt nặng mục tiêu phải làm giàu
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem