Nikolay Nikolayevich Vashugin

Nikolai Vashugin
Sinh(1900-04-18)18 tháng 4, 1900
Zaruchie, Yaroslavl Oblast, Đế quốc Nga
Mất28 tháng 6, 1941(1941-06-28) (41 tuổi)
Ternopol, Liên Xô
ThuộcCờ Liên Xô Liên Xô (1919–1941)
Năm tại ngũ1919–1941
Cấp bậc Chính ủy Quân đoàn
Tham chiếnNội chiến Nga
Chiến tranh Mùa đông
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Tặng thưởngHuân chương Lenin

Nikolay Nikolayevich Vashugin (tiếng Nga: Николай Николаевич Вашугин; 18 tháng 4 [lịch cũ 5 tháng 4] năm 1900 - 28 tháng 6 năm 1941) là một sĩ quan chính trị cao cấp của Liên Xô. Ông đã tự sát vì không chịu nổi trách nhiệm vì sự sụp đổ của Hồng quân trước quân đội Đức Quốc Xã khi Chiến dịch Barbarossa nổ ra.[1][2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh năm 1900 tại làng Zaruchie, Vashugin gia nhập Hồng quân năm 1919 và tham gia Nội chiến Nga. Ông trở thành một giảng viên chính trị vào năm 1920. Năm 1933, ông tốt nghiệp Học viện Frunze.[3]

Những năm giữa cuộc chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Vashugin được cho là đã đóng một vai trò tích cực trong cuộc Đại thanh trừng, thường xuyên báo cáo về thái độ một số người quen của mình và thể hiện "nhiệt tâm chính trị".[4] Năm 1937, ông trải qua khóa đào tạo sĩ quan nâng cao "Vystrel" (Выстрел).[3] Năm 1938, ông được phong cấp bậc Chính ủy Trung đoàn, rồi được thăng lên Chính ủy Sư đoàn và được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng Quân sự Quân khu Leningrad, giữ vào trò lãnh đạo chính trị của quân khu.[5][6]

Sau khi Liên Xô xâm lược Phần Lan, Vashugin được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân 7 của Kiril Meretskov vào ngày 9 tháng 12 năm 1939 và được thăng cấp bậc Chính ủy Quân đoàn.[7][8] Ông được giao nhiệm vụ tương tự trong Tập đoàn quân 15 vào ngày 7 tháng 1 năm 1940, và giữ vị trí đó cho đến khi chiến tranh kết thúc.[9][10] Sau đó, ông giữ chức vụ Ủy viên Hội đồng Quân sự tại Quân khu Arkhangelsk. Vào ngày 16 tháng 11, Vashugin được giao nhiệm vụ tại Quân khu đặc biệt Kiev ở vị trí tương tự.[11]

Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, khi Đức xâm lược Liên Xô, Quân khu Kiev - do Mikhail Kirponos chỉ huy - được cải tổ để thành lập Phương diện quân Tây Nam. Lúc 23g00 cùng ngày, Stavka ra lệnh cho Kirponos mở một cuộc phản công nhằm vào Lublin vào ngày 23. Trong khi tham mưu trưởng phương diện quân Maksim Purkayev cho rằng lực lượng của họ không thể tấn công và nên rút lui, Vashugin cho rằng phòng thủ bị động sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ. Cuối cùng, Kirponos thuyết phục sĩ quan chính trị của mình chấp nhận một chiến dịch ít tham vọng hơn sẽ được bắt đầu vào những giờ đầu của ngày 24.[12][13]

Ngay sau đó, tướng Georgy ZhukovNikita Khrushchev đến, yêu cầu thực hiện chỉ thị của Stavka tấn công càng sớm càng tốt. Đến ngày 25, lực lượng được tổ chức kém của Kirponos giao tranh với kẻ thù gần DubnoBrody trong một cuộc phản công vội vã.[14] Ngày 27, Vashugin tự mình đi kiểm tra mặt trận và đến chỗ Quân đoàn cơ giới số 8 của tướng Dmitry Ryabyshev, vốn được lệnh rút lui vị trí của sở chỉ huy ngay trong đêm. Vashugin ra lệnh cho lực lượng vô tổ chức tấn công ngay lập tức, đe dọa sẽ bắn chỉ huy của nó.[15] Vì đơn vị vô tổ chức không thể tấn công toàn lực trước ngày hôm sau, Vashugin đã chỉ thị cho chính ủy của quân đoàn, Chính ủy Lữ đoàn Nikolay Popel tiếp nhận lực lượng sẵn có và tiến công trong khi Ryabyshev sẽ tập hợp quân tiếp viện. Mặc dù Quân đoàn 8 chiếm được Dubno trong một thời gian ngắn, nhưng nó đã bị bao vây và tiêu diệt ngay sau đó. Khi hay tin về điều này, Vashugin đã tự sát tại sở chỉ huy của mặt trận.[16] Khrushchev sau đó tuyên bố rằng Vashugin đã gặp ông ta, nói rằng "tất cả đã mất... Nó sẽ kết thúc như ở Ba Lan và Pháp" và tự bắn vào mắt mình.[17]

Lược sử cấp bậc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chính ủy Trung đoàn (полковой комиссар; 1935);
  • Chính ủy Lữ đoàn (бригадный комиссар; 1938);
  • Chính ủy Sư đoàn (дивизионный комиссар; 1939);
  • Chính ủy Quân đoàn (корпусной комиссар; 1939).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Память народа
  2. ^ Хрущев Н. С. Воспоминания: Избранные фрагменты. М.: Вагриус, 2007
  3. ^ a b Nikolai Vashugin. Hrono.ru.
  4. ^ Nicholas Bethell. Russia Besieged. ISBN 978-0-8094-2470-2. Page 67.
  5. ^ Seweryn Bialer. Stalin and his Generals. ISBN 0-86531-610-4. Page 585.
  6. ^ Yuri Golkov. Kremlin. Stavka. General Staff. (Appendix: Author's Index.) Tver, 1995.
  7. ^ Red Army Forces and Command Personnel in Finland, 1939-1940. Lưu trữ 2012-03-31 tại Wayback Machine
  8. ^ Carl Van Dyke. The Soviet Invasion of Finland, 1939-40. ISBN 978-0-7146-4753-1. Page 117.
  9. ^ “Red Army Fronts in Finland”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Oleg Aleksandrovich Rzheshevskiĭ. Stalin and the Soviet-Finnish War, 1939-1940. ISBN 978-0-7146-5203-0. Page 204].
  11. ^ Command Staff of the Red Army, ngày 22 tháng 6 năm 1941. Lưu trữ 2012-10-01 tại Wayback Machine
  12. ^ Timothy J. Colton. Commissars, Commanders, and Civilian Authority: The Structure of Soviet Military Politics. ISBN 978-0-674-14535-1. Pages 168-169.
  13. ^ Constantine Pleshakov. Stalin's Folly: The Tragic First Ten Days of WWII on the Eastern Front. ISBN 978-0-618-77361-9. Pages 159-164, 193-194, 262.
  14. ^ John Ericson. The Soviet High Command: A Military Political History, 1918-1941. ISBN 978-0-7146-5178-1. Page 597.
  15. ^ Brian Moynahan. Claws of the Bear: The History of the Red Army from the Revolution to the Present. ISBN 978-0-395-51076-6. Pages 103-104.
  16. ^ Victor Kamenir. The Bloody Triangle: The Defeat of Soviet Armor in the Ukraine, June 1941. ISBN 978-0-7603-3434-8. Pages 100-103, 126-127,206-218.
  17. ^ Nikita S. Chruschtschow. Der Spiegel, ngày 16 tháng 8 năm 1961.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Bạn muốn du lịch nước ngoài trong dịp tết này cùng gia đình hay bạn bè? Sẽ có nhiều lựa chọn với những vùng đất đẹp như mơ trong mùa xuân này. Dưới đây là những địa điểm du lịch tại Châu Á mà bạn phải đến trong dịp Tết này.
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Khởi đầu chương là khung cảnh Yuuji phẫn uất đi…ê..n cuồng cấu x..é cơ thể của Sukuna, trút lên người hắn sự căm hận với quyết tâm sẽ ngh..iề..n nát trái tim hắn
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu