Olympiad Cờ vua

Olympiad Cờ vua thứ 35, Bled 2002

Olympiad Cờ vua là một giải đấu cờ vua đồng đội mà các đội tham dự đến từ khắp thế giới. Sự kiện này được tổ chức 2 năm một lần bởi FIDE. FIDE cũng chọn nước chủ nhà cho từng năm.

Tên gọi "Olympiad cờ vua" (tiếng Anh: Chess Olympiad) cho giải vô địch đồng đội của FIDE có nguồn gốc lịch sử và hàm ý rằng không có mối liên hệ nào với Thế vận hội Olympic.

Sự ra đời của Olympiad Cờ vua

[sửa | sửa mã nguồn]

Olympiad đầu tiên là không chính thức. Nỗ lực để cờ vua trở thành một môn thể thao trong Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris đã thất bại do có sự phân biệt giữa kỳ thủ nghiệp dư và kỳ thủ chuyên nghiệp[1]

Do đó, khi Thế vận hội Mùa hè 1924 diễn ra ở Paris, Olympiad Cờ vua 1924 (không chính thức) đầu tiên cũng diễn ra tại Paris. FIDE được thành lập vào Chủ nhật, ngày 20 tháng 7, năm 1924, ngày bế mạc của Olympiad Cờ vua 1924 (không chính thức) lần thứ nhất.[2] FIDE tổ chức kỳ Olympiad chính thức đầu tiên năm 1927 tại London.[1] Olympiad được tổ chức định kì nhưng bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới II. Từ 1950, các kỳ Olympiad được tổ chức 2 năm một lần.[1]

Sự phát triển của Olympiad Cờ vua
Có 16 nước tham dự Olympiad Cờ vua đầu tiên, 1927.
Đến Olympiad Cờ vua thứ 41, 2014, có 172 nước tham dự. Những nước tham gia giải mở rộng được tô màu xanh đậm, nhưng nước tham gia còn lại được tô màu xanh lá nhạt

Môn thể thao được công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ vua được công nhận là một môn thể thao bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC);[3] đến tháng 6 năm 1999, FIDE được công nhận là Liên đoàn Thể thao Quốc tế[3][4][5][6] Là một thành viên của IOC, FIDE tuân thủ tuyệt đối theo nhưng quy định, bao gồm, việc kiểm tra doping[7][8][9][10] Điều này đã gây nên một sự tranh cãi trong giới chuyên môn cờ vua. Viễn cảnh cờ vua trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Olympic vẫn là chưa rõ ràng. Vì thế, Olympiad Cờ vua không liên quan gì đến Olympic.

Thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi thành viên của FIDE có thể tham gia một đội để thi đấu Olympiad.[1] Mỗi đội gồm 5 kỳ thủ, 4 kỳ thủ chính thức và 1 dự bị (trước Olympiad Cờ vua 2008 tại Dresden, có 2 kỳ thủ dự bị)[11].[1] Ban đầu mỗi đội đấu vòng tròn với các đội khác. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đội tham gia giải đấu nên điều này là không khả thi.[1] Ban đầu, các đội được xếp hạng hạt giống sẽ thi đấu trước. Nhưng điều này có một số mặt hạn chế và đến năm 1976, hệ Thụy Sĩ được áp dụng.[1]

Cúp cho đội giành chiến thắng là Cúp Hamilton-Russell,[1] được nhà tài phiệt Frederick Hamilton-Russel đề nghị như một giải thưởng cho Olympiad Cờ vua thứ nhất tại London 1927. Cúp được giữ bởi đội chiến thắng cho đến giải đấu lần sau, khi nó được giao lại cho nhà vô địch mới. Cúp cho đôi nữ chiến thắng Olympiad Cờ vua Nữ là Cúp Vera-Menchik.

Olympiad Cờ vua thứ 39 được tổ chức tại Khanty-Mansiysk, Nga. Olympiad Cờ vua thứ 40 được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ KỳOlympiad Cờ vua thứ 41 sẽ được tổ chức ở Tromsø, Na Uy.

Biên bản thi đấu của Bobby Fischer tại vòng 3 trước Miguel NajdorfOlympiad Cờ vua 1970
Biểu tượng của Olympiad Cờ vua thứ 6 tại Warsaw 1935, được thiết kế bở Jerzy Steifer


Kết quả Olympiad

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Chủ nhà Huy chương vàng (Số điểm) Huy chương bạc (Số điểm) Huy chương đồng (Số điểm)
1924 Olympiad Cờ vua thứ 1 (không chính thức)

Giải đấu cá nhân

Pháp Paris, Pháp  Tiệp Khắc 31  Hungary 30  Thụy Sĩ 29
1926 Olympiad Cờ vua thứ 2 (không chính thức)
Giải đấu đồng đội
Hungary Budapest, Hungary  Hungary 9  Vương quốc Nam Tư 8  Romania 5
1927 Olympiad Cờ vua thứ 1 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn, Liên hiệp Anh  Hungary 40  Đan Mạch 38½  Anh 36½
1928 Olympiad Cờ vua thứ 2 Hà Lan The Hague, Hà Lan  Hungary  Hoa Kỳ 39½  Ba Lan 37
1930 Olympiad Cờ vua thứ 3 Đức Hamburg, Đức  Ba Lan 48½  Hungary 47  Đức 44½
1931 Olympiad Cờ vua thứ 4 Tiệp Khắc Prague, Tiệp Khắc  Hoa Kỳ 48  Ba Lan 47  Tiệp Khắc 46½
1933 Olympiad Cờ vua thứ 5 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Folkestone, Liên hiệp Anh  Hoa Kỳ 39  Tiệp Khắc 37½  Thụy Điển 34
1935 Olympiad Cờ vua thứ 6 Ba Lan Warsaw, Ba Lan  Hoa Kỳ 54  Thụy Điển 52½  Ba Lan 52
1936 Olympiad Cờ vua thứ 3 (không chính thức)
Olympiad Cờ vua không do FIDE tổ chức
Đức Munich, Đức  Hungary 110½  Ba Lan 108  Đức 106½
1937 Olympiad Cờ vua thứ 7 Thụy Điển Stockholm, Thụy Điển  Hoa Kỳ 54½  Hungary 48½  Ba Lan 47
1939 Olympiad Cờ vua thứ 8 Argentina Buenos Aires, Argentina  Đức 36  Ba Lan 35½  Estonia 33½
1950 Olympiad Cờ vua thứ 9 Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Dubrovnik, Nam Tư  Nam Tư 45½  Argentina 43½  Tây Đức 40½
1952 Olympiad Cờ vua thứ 10 Phần Lan Helsinki, Phần Lan  Liên Xô 21  Argentina 19½  Nam Tư 19
1954 Olympiad Cờ vua thứ 11 Hà Lan Amsterdam, Hà Lan  Liên Xô 34  Argentina 27  Nam Tư 26½
1956 Olympiad Cờ vua thứ 12 Liên Xô Moscow, Liên Xô  Liên Xô 31  Nam Tư 26½  Hungary 26½
1958 Olympiad Cờ vua thứ 13 Đức Munich, Tây Đức  Liên Xô 34½  Nam Tư 29  Argentina 25½
1960 Olympiad Cờ vua thứ 14 Cộng hòa Dân chủ Đức Leipzig, Đông Đức  Liên Xô 34  Hoa Kỳ 29  Nam Tư 27
1962 Olympiad Cờ vua thứ 15 Bulgaria Varna, Bulgaria  Liên Xô 31½  Nam Tư 28  Argentina 26
1964 Olympiad Cờ vua thứ 16 Israel Tel Aviv, Israel  Liên Xô 36½  Nam Tư 32  Tây Đức 30½
1966 Olympiad Cờ vua thứ 17 Cuba La Habana, Cuba  Liên Xô 39½  Hoa Kỳ 34½  Hungary 33½
1968 Olympiad Cờ vua thứ 18 Thụy Sĩ Lugano, Thụy Sĩ  Liên Xô 39½  Nam Tư 31  Bulgaria 30
1970 Olympiad Cờ vua thứ 19 Đức Siegen, Tây Đức  Liên Xô 27½  Hungary 26½  Nam Tư 26
1972 Olympiad Cờ vua thứ 20 Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Skopje, Nam Tư  Liên Xô 42  Hungary 40½  Nam Tư 38
1974 Olympiad Cờ vua thứ 21 Pháp Nice, Pháp  Liên Xô 46  Nam Tư 37½  Hoa Kỳ 36½
1976 Olympiad Cờ vua thứ 22 * Israel Haifa, Israel  Hoa Kỳ 37  Hà Lan 36½  Anh 35½
1978 Olympiad Cờ vua thứ 23 Argentina Buenos Aires, Argentina  Hungary 37  Liên Xô 36  Hoa Kỳ 35
1980 Olympiad Cờ vua thứ 24 Malta Valletta, Malta  Liên Xô 39  Hungary 39  Hoa Kỳ 35
1982 Olympiad Cờ vua thứ 25 Thụy Sĩ Lucerne, Thụy Sĩ  Liên Xô 42½  Tiệp Khắc 36  Hoa Kỳ 35
1984 Olympiad Cờ vua thứ 26 Hy Lạp Thessaloniki, Hy Lạp  Liên Xô 41  Anh 37  Hoa Kỳ 35
1986 Olympiad Cờ vua thứ 27 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Dubai, UAE  Liên Xô 40  Anh 39  Hoa Kỳ 38
1988 Olympiad Cờ vua thứ 28 Hy Lạp Thessaloniki, Hy Lạp  Liên Xô 40½  Anh 34½  Hà Lan 34½
1990 Olympiad Cờ vua thứ 29 Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Novi Sad, Nam Tư  Liên Xô 39  Hoa Kỳ 35½  Anh 35½
1992 Olympiad Cờ vua thứ 30 Philippines Manila, Philippines  Nga 39  Uzbekistan 35  Armenia 34½
1994 Olympiad Cờ vua thứ 31 Nga Moscow, Nga  Nga 37½  Bosnia và Herzegovina 35  Nga "B" 34½
1996 Olympiad Cờ vua thứ 32 Armenia Yerevan, Armenia  Nga 38½  Ukraine 35  Hoa Kỳ 34
1998 Olympiad Cờ vua thứ 33 Nga Elista, Nga  Nga 35½  Hoa Kỳ 34½  Ukraine 32½
2000 Olympiad Cờ vua thứ 34 Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ  Nga 38  Đức 37  Ukraine 35½
2002 Olympiad Cờ vua thứ 35 Slovenia Bled, Slovenia  Nga 38½  Hungary 37½  Armenia 35
2004 Olympiad Cờ vua thứ 36 Tây Ban Nha Calviá, Tây Ban Nha  Ukraine 39½  Nga 36½  Armenia 36½
2006 Olympiad Cờ vua thứ 37 Ý Turin, Ý  Armenia 36  Trung Quốc 34  Hoa Kỳ 33
2008 Olympiad Cờ vua thứ 38 Đức Dresden, Đức  Armenia 19  Israel 18  Hoa Kỳ 17
2010 Olympiad Cờ vua thứ 39 Nga Khanty-Mansiysk, Nga  Ukraine 19  Nga 18  Israel 17
2012 Olympiad Cờ vua thứ 40 Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ  Armenia 19  Nga 19  Ukraine 18
2014 Olympiad Cờ vua thứ 41 Na Uy Tromsø, Na Uy  Trung Quốc 19  Hungary 17  Ấn Độ 17
2016 Olympiad Cờ vua thứ 42 Azerbaijan Baku, Azerbaijan  Hoa Kỳ 20  Ukraine 20  Nga 18

* Năm 1976, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa không tham gia vì lý do chính trị.

Xếp hạng các đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tổng số huy chương mà mỗi đội giành được qua tất cả các kỳ Olympiad.

# Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1  Liên Xô 18 1 0 19
2  Nga 6 3 1 10
3  Hoa Kỳ 5 5 9 19
4  Hungary 3 6 2 11
5  Armenia 3 0 3 6
6  Ukraina 2 1 3 6
7  Nam Tư 1 6 5 12
8  Ba Lan 1 2 3 6
9  Đức* 1 1 3 5
10  Trung Quốc 1 0 0 1
11  Anh 0 3 3 6
12  Argentina 0 3 2 5
13  Tiệp Khắc 0 2 1 3
14  Hà Lan 0 1 1 2
14  Thụy Điển 0 1 1 2
14  Israel 0 1 1 2
17  Bosna và Hercegovina 0 1 0 1
17  Đan Mạch 0 1 0 1
17  Uzbekistan 0 1 0 1
20  Bulgaria 0 0 1 1
20  Estonia 0 0 1 1
  • Tính cả Đông Đức và Tây Đức.

Kết quả cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Các kết quả cá nhân xuất sắc nhất:

# Kỳ thủ Quốc gia Olymp. Trận Thắng Hòa Thua % Huy chương
1 Tigran Petrosian  Liên Xô
10
129 78 50 1 81.4 6 - 0 - 0
2 Mikhail Tal  Liên Xô
8
101 65 34 2 81.2 5 - 2 - 0
3 Anatoly Karpov  Liên Xô
6
68 43 23 2 80.1 3 - 2 - 0
4 Isaac Kashdan  Hoa Kỳ
5
79 52 22 5 79.7 2 - 1 - 2
5 Vassily Smyslov  Liên Xô
9
113 69 42 2 79.6 4 - 2 - 2
6 David Bronstein  Liên Xô
4
49 30 18 1 79.6 3 - 1 - 0
7 Garry Kasparov  Liên Xô (1)
8
82 50 29 3 78.7 7 - 2 - 2
8 Alexander Alekhine  Pháp
5
72 43 27 2 78.5 2 - 2 - 0
9 Milan Matulović  Nam Tư
6
78 46 28 4 76.9 1 - 2 - 0
10 Paul Keres  Liên Xô (2)
10
141 85 44 12 75.9 5 - 1 - 1
11 Efim Geller  Liên Xô
7
76 46 23 7 75.6 3 - 3 - 0
12 James Tarjan  Hoa Kỳ
5
51 32 13 6 75.5 2 - 1 - 0
13 Bobby Fischer  Hoa Kỳ
4
65 40 18 7 75.4 0 - 2 - 1
14 Mikhail Botvinnik  Liên Xô
6
73 39 31 3 74.7 2 - 1 - 2
15 Salo Flohr  Tiệp Khắc
7
82 46 28 8 73.2 2 - 1 - 1


Fischer và Tal tại Olympiad Cờ vua 1960


CHÚ Ý:

  • Chỉ những kỳ thủ tham dự Olympiad ít nhất 4 lần mới được tính trong danh sách này.
  • Chỉ tính huy chương cá nhân của các kỳ thủ, theo thứ tự vàng - bạc - đồng.
  • (1) Kasparov tham dự 4 kỳ Olympiad đầu cho Liên Xô, còn lại cho Nga. 4 huy chương vàng là do có hiệu suất thi đấu (lần đầu được giới thiệu ở Thessaloniki 1984) cao nhất, 3 huy chương vàng còn lại là do số điểm giành được nhiều nhất tại bàn 1.
  • (2) Keres tham dự 3 kỳ Olympiad đầu cho Estonia, còn lại cho Liên Xô.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Brace, Edward R. (1977), An Illustrated Dictionary of Chess, Hamlyn Publishing Group, tr. 64, ISBN 1-55521-394-4
  2. ^ FIDE History by Bill Wall. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ a b Recognized Sports of the International Olympic Committee International Olympic Committee official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ International Federation (IF) for chess. International Olympic Committee official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ FIDE - Uniting the Chess World FIDE Official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  6. ^ ARISF Members Association of Recognized IOC International Sports Federation. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  7. ^ Complete FIDE Anti-Doping Documents FIDE official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  8. ^ Controversy over FIDE doping check ChessBase.com Retrieved ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  9. ^ The Insanity of Drug Testing in Chess Lưu trữ 2012-06-23 tại Wayback Machine by Jeremy Silman Retrieved ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  10. ^ Chess Olympiad in Dresden 2008 Lưu trữ 2013-10-31 tại Wayback Machine chinaorbit.com Retrieved ngày 2 tháng 5 năm 2008.
  11. ^ FIDE submits regulation changes for Chess Olympiad Fide.com

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Làm thế nào các nền tảng công nghệ có thể đạt được và tăng giá trị của nó trong dài hạn?
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Xích Luyện xuất thân là công chúa nước Hàn, phong hiệu: Hồng Liên. Là con của Hàn Vương, em gái của Hàn Phi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau