Yerevan Երևան | |
---|---|
— Thành phố — | |
Tên hiệu: "Thành phố Hồng"[1][2][3] (վարդագույն քաղաք[4] vardaguyn k'aghak' ) | |
Vị trí tại Armenia | |
Quốc gia | Armenia |
Thành lập như Erebuni bởi Argishti I | 782 TCN |
Trở thành thành phố dưới triều Aleksandr II của Nga | 1 tháng 10 năm 1879[5] |
Người sáng lập | Argishti I of Urartu |
Đặt tên theo | Erebuni Fortress |
Chính quyền | |
• Kiểu | Thị trưởng-hội đồng |
• Thành phần | Hội đồng Thành phố |
• Thị trưởng | Taron Margaryan (CH) |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 223 km2 (86 mi2) |
Độ cao | 990 m (3,250 ft) |
Độ cao cực đại | 1.390 m (4,560 ft) |
Độ cao cực tiểu | 865 m (2,838 ft) |
Dân số (2011)[6] | |
• Tổng cộng | 1.060.138 |
• Mật độ | 4,800/km2 (12,000/mi2) |
Tên cư dân | Yerevantsi[7][8] |
Múi giờ | UTC+4 |
Mã điện thoại | 10 |
Mã ISO 3166 | AM-ER |
Thành phố kết nghĩa | Carrara, Antananarivo, Cambridge, Mạc-xây, Isfahan, Odessa, Tbilisi, Beirut, Damas, Montréal, Buenos Aires, Bratislava, São Paulo, Chișinău, Rostov trên sông Đông, Los Angeles, Venezia, Moskva, Sankt-Peterburg, Volgograd, Lyon, Kyiv, Athena, Minsk, Podgorica, Sofia, Delhi, Rio de Janeiro, Kaliningrad, Amman, Thượng Hải, Nice, Riga, Novosibirsk, Tallinn, Khanty-Mansiysk, Stavropol, Firenze, New Delhi, Quận V, Budapest, Krasnodar, Tehran, Astana |
Website | www |
Yerevan (tiếng Armenia: Երևան, cách viết cổ điển: Երեւան [jɛɾɛˈvɑn], ⓘ[a]; tiếng Azerbaijani: İrəvan; tiếng Nga: Ереван) là thủ đô và thành phố lớn nhất Armenia, cũng là một trong các thành phố cổ nhất luôn có dân cư ngụ.[11] Nằm dọc theo sông Hrazdan, Yerevan là trung tâm hành chính, văn hóa, và kinh tế của đất nước. Nó đã là thủ đô Armenia từ năm 1918 (thủ đô thứ mười ba trong lịch sử Armenia, và là thủ đô thứ bảy nằm trên bình nguyên Ararat).
Lịch sử Yerevan khởi đầu vào thế kỷ 8 TCN, với sự thành lập pháo đài Erebuni năm 782 TCN bởi vua Argishti I của Urartu tại mạn tây của bình nguyên Ararat.[12] Erebuni được "thiết lập làm một trung tâm hành chính và tôn giáo, một thủ phủ hoàng gia hoàn chỉnh."[13] Vào thời Vương quốc Armenia cổ đại, những thủ đô mới được chọn và Yerevan mất đi tầm quan trọng. Dưới sự cai trị của Iran và Nga, đây là trung tâm của hãn quốc Erivan từ năm 1736 đến 1828 và của Guberniya Erivan từ năm 1850 đến 1917. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Yerevan trở thành thủ đô của Đệ nhất Cộng hòa Armenia do hàng nghìn người sống sót trong cuộc diệt chủng người Armenia tại đế quốc Ottoman di cư đến nơi này.[14] Thành phố mở rộng nhanh chóng vào thế kỷ 20 khi Armenia gia nhập Liên Xô. Trong chỉ vài thập niên, Yerevan chuyển từ một tỉnh lỵ nhỏ của đế quốc Nga, thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật và công nghiệp của Armenia.
Với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, Yerevan đang trải qua sự biến chuyển lớn do nhiều phần của thành phố được xây dựng lại kể từ đầu thập niên 2000, những nơi như nhà hàng, cửa hiệu, và tiệm cà phê, vốn ít ỏi vào thời Liên Xô, đã mọc lên nhanh chóng. Tính đến năm 2011[cập nhật], dân số Yerevan là 1.060.138 người, tức hơn 35% tổng dân số của toàn Armenia. Theo ước tính chính thức năm 2016, dân số thành phố đạt 1.073.700.[15]
Yerevan có khí hậu bán khô hạn lạnh (phân loại khí hậu Köppen BSk), bị ảnh hưởng bởi lục địa. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 318 mm.
Dữ liệu khí hậu của Yerevan | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 19.5 (67.1) |
19.6 (67.3) |
28.0 (82.4) |
35.0 (95.0) |
34.2 (93.6) |
38.6 (101.5) |
42.4 (108.3) |
42.0 (107.6) |
40.0 (104.0) |
34.1 (93.4) |
26.0 (78.8) |
20.0 (68.0) |
42.6 (108.7) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 1.2 (34.2) |
5.5 (41.9) |
12.6 (54.7) |
19.4 (66.9) |
24.1 (75.4) |
29.9 (85.8) |
33.7 (92.7) |
33.4 (92.1) |
28.7 (83.7) |
21.0 (69.8) |
12.4 (54.3) |
4.6 (40.3) |
18.9 (66.0) |
Trung bình ngày °C (°F) | −3.6 (25.5) |
0.1 (32.2) |
6.3 (43.3) |
12.9 (55.2) |
17.4 (63.3) |
22.6 (72.7) |
26.4 (79.5) |
26.1 (79.0) |
21.1 (70.0) |
13.8 (56.8) |
6.2 (43.2) |
−0.2 (31.6) |
12.4 (54.3) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | −7.5 (18.5) |
−4.4 (24.1) |
0.7 (33.3) |
7.0 (44.6) |
11.2 (52.2) |
15.4 (59.7) |
19.4 (66.9) |
18.8 (65.8) |
13.4 (56.1) |
7.5 (45.5) |
1.1 (34.0) |
−3.9 (25.0) |
6.6 (43.9) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | −27.6 (−17.7) |
−26 (−15) |
−19.1 (−2.4) |
−10.2 (13.6) |
−0.6 (30.9) |
3.7 (38.7) |
7.5 (45.5) |
7.9 (46.2) |
0.1 (32.2) |
−6.5 (20.3) |
−14.4 (6.1) |
−28.2 (−18.8) |
−28.2 (−18.8) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 20 (0.8) |
21 (0.8) |
29 (1.1) |
51 (2.0) |
42 (1.7) |
22 (0.9) |
16 (0.6) |
9 (0.4) |
8 (0.3) |
32 (1.3) |
26 (1.0) |
20 (0.8) |
296 (11.7) |
Số ngày mưa trung bình | 2 | 4 | 8 | 12 | 12 | 8 | 5 | 4 | 4 | 8 | 7 | 4 | 78 |
Số ngày tuyết rơi trung bình | 7 | 7 | 2 | 0.2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0.1 | 1 | 5 | 22 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 81 | 74 | 62 | 59 | 58 | 51 | 47 | 47 | 51 | 64 | 73 | 79 | 62 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 93 | 108 | 162 | 177 | 242 | 297 | 343 | 332 | 278 | 212 | 138 | 92 | 2.474 |
Nguồn 1: Pogoda.ru.net[16] | |||||||||||||
Nguồn 2: NOAA[17] |
Made of local pink tufa stones, it gives Yerevan the nickname of "the Pink City.
To Armenians, though, the stone is unique. They often refer to Yerevan, the capital of their homeland, as "Vartakouyn Kaghak," or the "Pink City" because of the extensive use of the stone, which can vary from pink to a light purple.
Երևանն անվանում են վարդագույն քաղաք, որովհետև մեր մայրաքաղաքը կառուցապատված է վարդագույն գեղեցիկ տուֆե շենքերով:
Պատմական իրադարձությունների բերումով Երեւանին ուշ է հաջողվել քաղաք դառնալ։ Այդ կարգավիճակը նրան տրվել է 1879 թվականին, Ալեքսանդր Երկրորդ ցարի հոկտեմբերի 1—ի հրամանով։
...of even the most modern Yerevantsi.
...Yerevantsis (residents of Yerevan)...
– Ես առավո՛տը ղալաթ արի, որ չգացի Էրեւան,- ասաց Հերոսը.- որ հիմի Էրեւան ըլնեի, դու դժվար թե ըսենց բլբլայիր: