Phêrô Nguyễn Kim Long

Phêrô Nguyễn Kim Long
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhNguyễn Kim Long
Sinh9 tháng 1, 1941 (83 tuổi)
Nam Định
Thể loạiThánh ca Công giáo
Nghề nghiệpLinh mục, nhạc sĩ
Bài hát tiêu biểuKinh Hòa Bình, Chúa không lầm, Từ ngàn xưa, "Con bước lên

Phêrô Nguyễn Kim Long (sinh năm 1941) là một linh mục Công giáo người Việt. Ông được biết đến nhiều với vai trò là một nhạc sĩ, nhạc sư có bút danh Kim Long. Ông nguyên là phó chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, nguyên tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam[1]. Năm 2018, Kim Long mừng 50 năm hồng ân thánh chức Linh mục.[2]

Tiểu sử - Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh mục-nhạc sư-nhạc sĩ Nguyễn Kim Long sinh ngày 09 tháng 1 năm 1941 tại Nam Định, (thuộc giáo xứ Bách Tính, giáo phận Bùi Chu) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam và học tại Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô. Năm 1957, ở tuổi 17, Kim Long đã viết tác phẩm thánh ca đầu tay mang tên Con hân hoan. Ba năm sau, ông phổ nhạc lời Việt cho bản Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô thành Assisi. Đến nay, tác phẩm này được cho là nổi bật nhất của ông.

Năm 1968, ông được thụ phong linh mục và sau đó đi du học tại Giáo hoàng Học viện về Thánh nhạc tại Rôma, chuyên ngành bình ca. Năm 1972, linh mục Kim Long tốt nghiệp Magistero ngành bình ca và cử nhân Thánh nhạc tại Giáo hoàng Học viện về Thánh Nhạc.[3]

Năm 1973, Linh mục Kim Long trở về Việt Nam nhận chức quản xứ Giáo xứ Đức Hòa, thuộc Giáo phận Mỹ Tho và dạy thánh nhạc tại Đại học Đà Lạt, Đại học Thành Nhân, Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Sau năm 1975, ông tiếp tục viết thánh ca và giảng dạy thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, các đại chủng viện như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn; các hội dòng Công giáo và các giáo phận Việt Nam. Ngoài ra, ông còn soạn thảo những giáo trình và những tập sách nghiên cứu về âm nhạc như: Nhạc lý căn bản, Hòa âm, Đối âm, Hướng dẫn đánh nhịp, Một vài kinh nghiệm để viết thánh ca, Thánh nhạc trong Phụng Vụ...

Ông đảm nhận các chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam và Tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tháng 4 năm 2012, ông thôi giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam, nghỉ hưu và làm cố vấn cho ủy ban này.[4].

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh mục nhạc sĩ Kim Long được xem là có những đóng góp lớn trong Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam. Với hơn nửa thế kỉ viết thánh ca, ông đã sáng tác hơn 3.500 bài hát[5]. Ông được đánh giá là một trong bốn nhạc sĩ sáng tác nhạc Công giáo thể loại bình ca hay và đúng theo "Hiến chế phụng vụ" (những người khác gồm: Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Tiến Dũng, Gioakim Lương Hoàng Kim). Các bài hát thánh ca[6] được thống kê trong các tuyển tập:

  • Năm 1957: Con hân hoan, Kính chào Nữ Vương.
  • Năm 1958-2001: 25 tập Ca lên đi, 5 tập Chung lời ngợi ca (cùng với thân hữu và môn sinh), Tuyển Hợp ca Thánh Vịnh - Thánh Ca, 2 tập Cộng đoàn hòa ca, Thánh Vịnh - Đáp Ca, 2 tập Những bông hoa nhỏ, 5 tập Bài ca suy niệm.
  • Năm 2002: Tuyển tập Ca lên đi (1000 ca khúc phổ thông), tập 6 Bài ca suy niệm.
  • Năm 2003: tuyển tập Hợp ca 2.
  • Năm 2004-2006: Tập 7-9 Bài ca suy niệm
  • Năm 2007: Tập 10 Bài ca suy niệm

Bài thánh ca "Kinh Hòa Bình"

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những tác phẩm nổi bật của linh mục nhạc sĩ Kim Long là ca khúc Kinh Hòa Bình, phổ nhạc từ bản dịch tiếng Việt của Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền dựa theo ý Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô thành Assisi[7]. Trong bài phỏng vấn với đài RFA, Linh mục Kim Long đã khiêm tốn nói về bài hát này: "Năm 20 tuổi, cách đây 51 năm, tôi viết bài Kinh Hoà Bình, lúc đó vốn kiến thức nhạc của tôi chẳng là bao nhiêu, bài hát sống được 51 năm thì chính yếu là vì lời."[8]. Theo đánh giá của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch Ủy ban Văn hóa đức tin của HĐGM VN thì Kinh Hòa Bình là một bài hát phổ cập nhất trong cộng đoàn công giáo, ngoài yếu tố nội dung, còn do đây là một ca khúc có những giai điệu bình dị dễ nhớ, nên chính vì thế dễ đi vào lòng người.[9]

Bởi sức ảnh hưởng của Kinh Hòa Bình và chính tác giả Kim Long, ngày 27 tháng 5 năm 2012, Ủy ban Thánh Nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã công bố thành lập "Giải thưởng thánh ca Kinh Hòa Bình". Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những đóng góp lớn cho nền Thánh nhạc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ của Linh mục nhạc sĩ Kim Long và nhằm khuyến khích các nhạc sĩ thế hệ kế thừa tiếp tục làm giàu kho tàng thánh nhạc Việt Nam như ông. Các phần thưởng của giải này cũng được trích từ quỹ tài chính khá lớn được tài trợ hằng năm của ông.[4][10].

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh mục Nguyễn Duy, tổng thư ký ủy ban thánh nhạc nhận định: "Trong những tuyển tập sáng tác của linh mục Kim Long, người ta thấy một dòng nhạc mới xuất hiện, lời ca được dệt mang nhiều chất thơ hơn và nhiều trăn trở hơn. Một trong những bài thánh ca nổi tiếng của những sáng tác đó là bài: Chúa không lầm".[11]

Đài Phát thanh Chân Lý Á Châu có bài nhận định: Linh mục Kim Long là "một cây đại thụ trong nền thánh nhạc Việt Nam"[6]. Còn Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thì nói: Các tác phẩm của Linh mục Kim Long không chỉ làm phong phú nền thánh nhạc Việt Nam mà còn giúp phát triển đời sống đức tin và đời sống phụng vụ của người công giáo địa phương.[6]

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong phần giới thiệu mở đầu đêm Nhạc "Ca Lên Đi Mừng Chúa Giáng Sinh" tại Hà Nội, Kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của Linh mục nhạc sư Kim Long đã nói về ông: "Tổ chức đêm nhạc này không đủ sức tôn vinh người nhạc sĩ có nhiều công lao như linh mục Kim Long, chỉ có nguyện ước như một kỷ niệm đánh dấu quãng đường 50 năm phục vụ của một tâm hồn nhạc sĩ".[6].

Trong bài phỏng vấn của Vietcatholic với Nhạc sĩ Ngọc Linh, ông nói ông đã học được rất nhiều từ người thầy Kim Long "nhiều nhất về cả cái tài lẫn cái đức."[12].

Với đóng góp hơn 50 năm sáng tác thánh ca cho giáo hội Việt Nam, giáng sinh năm 2007 đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã tổ chức đêm thánh ca Ca lên đi - mừng Chúa Giáng sinh nhằm giới thiệu những sáng tác thánh ca tiêu biểu của nhạc sĩ Kim Long. Đêm nhạc có sự góp mặt của Đại chủng viện thánh Giuse dòng Phaolô, Dòng Mến Thánh Giá, Nhà thờ Lớn, giáo xứ Hàm Long, Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) và ca đoàn Vượt Qua (Sài Gòn) cùng các ca sĩ Hoàng Hiệp, Lưu Hương Giang, Diệu Hiền, Tấn Đạt, Thanh Sử và Trần Ngọc.[11]

  1. ^ Ủy ban Thánh nhạc (ngày 15 tháng 10 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  2. ^ Sài Gòn: Nhạc sư Kim Long mừng 50 năm LM
  3. ^ - Trích từ website Giáo phận Đà Lạt “Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Giáo phận Đà Lạt.
  4. ^ a b Trầm Thiên Thu (ngày 17 tháng 4 năm 2012). “Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 30”. VietCatholic Network. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ Cả một đời viết thánh ca..., Báo Công giáo và Dân tộc
  6. ^ a b c d Nguyễn Xuân Trường. “Bản sao đã lưu trữ”. Đài Phát thanh Chân lý Á châu. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  7. ^ “Kỷ niệm 50 năm bài thánh ca Kinh Hoà Bình của LM Kim Long. trích từ website Liên Đoàn Công giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ”.
  8. ^ Đôi nét về thánh nhạc, tác giả Vũ - Trích từ website đài RFA
  9. ^ “Lm. Kim Long: Kỷ niệm 50 năm Kinh Hoà Bình - Trích từ website Tổng Giáo phận sài Gòn”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
  10. ^ “Ủy ban Thánh nhạc: Giải thưởng Thánh ca "Kinh Hòa Bình". 22/5/2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  11. ^ a b Nguyễn Thụy Kha,Nhạc sĩ Kim Long: 50 năm viết thánh ca ,Báo Lao động, số 300, phát hành ngày 25/12/2007.
  12. ^ Phỏng vấn nhạc sĩ Ngọc Linh - Trích từ website Vietcatholic

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
Tóm tắt chương 220 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 220 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là hình ảnh Ngục môn cương, kèm theo là bảng thông tin người chơi "GETO SUGURU" sở hữu 309 điểm
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Ông Nobi Nobisuke hay còn được gọi là Bố của Nobita được tác giả Fujiko F. Fujio mô tả qua những câu truyện là một người đàn ông trung niên với công việc công sở bận rộn