Giáo phận Bùi Chu

Giáo phận Bùi Chu

Dioecesis Buichuensis
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giới4/5 diện tích tỉnh Nam Định (giáo xứ Khoái Đồng thuộc thành phố Nam Định và 6 huyện ở phía nam sông Nam Định)
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Thống kê
Khu vực1.350 km2 (520 dặm vuông Anh)
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2019)
1.250.186
417.185 (32.8%)
Giáo hạt13 (2017)
Giáo xứ159 (2017)
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Thành lập5 tháng 9 năm 1848
Nhà thờ chính tòaNữ vương Rất Thánh Mân Côi
(Nhà thờ Bùi Chu)
Thánh bổn mạngĐức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội
Linh mục đoàn212 (2017)
Nữ Tu sĩ977
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngFranciscus
Trưởng giáo tỉnh Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu
Tổng Đại diện Giuse Nguyễn Đức Giang
Chưởng ấn Vinh Sơn Đỗ Huy Hoàng
Trang mạng
http://gpbuichu.org/
Huy hiệu Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu

Giáo phận Bùi Chu (tiếng Latinh: Dioecesis Buichuensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận có nhiều xứ đạo lâu đời và gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo tại Việt Nam.

Tuy là giáo phận có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam (khoảng 1.350 km²) nhưng giáo phận Bùi Chu có số lượng cũng như mật độ tín hữu khá cao. Năm 2021, giáo phận có số giáo dân là 417.185 người, chiếm tỷ lệ 32,8% tổng dân số trên địa bàn giáo phận. Về nhân sự, giáo phận có 212 linh mục, gần 1000 nữ tu, 166 chủng sinh. Về cơ sở tổ chức, giáo phận có 13 giáo hạt với tổng số 159 giáo xứ, 17 chuẩn xứ, 425 giáo họ.[1]

Giám mục chính tòa hiện nay của giáo phận là Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở châu Á, Việt Nam là nước đón nhận Tin Mừng khá sớm. Theo sử sách thì vào năm 1533 đã có những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam, và những địa danh đầu tiên đón nhận Tin Mừng: Trà Lũ (giáo xứ Phú Nhai ngày nay), Quần Anh (sau kị húy đổi thành Quần Phương), và Ninh Cường đều là những miền đất thuộc giáo phận Bùi Chu. Từ thế kỷ 17, các thừa sai Dòng Tên, Hội Thừa sai Paris, Dòng Âu Tinh Chân đất, và nhất là Dòng Đa Minh truyền giáo tại đây.

Giáo phận Bùi Chu ngày nay chỉ thuộc địa bàn của sáu huyện và một phần thành phố, ở về phía đông nam giáp biển của tỉnh Nam Định, thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, trước khi được hình thành như ngày hôm nay, giáo phận Bùi Chu thuộc Địa phận Đàng Ngoài (được thành lập năm 1659). Sau đó, giáo phận Bùi Chu thuộc Địa phận Đông Đàng Ngoài (được tách ra từ địa phận Đàng Ngoài vào năm 1679) rồi Địa phận Trung Đàng Ngoài (được tách ra từ địa phận Đông Đàng Ngoài vào năm 1848).

Vào năm 1936, Tòa Thánh đã tách phần đất tả ngạn sông Hồng của Địa phận Trung để thành lập Giáo phận Thái Bình, phần còn lại của Địa phận Trung là Giáo phận Bùi Chu ngày nay.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm gọn trong tỉnh Nam Định, bao gồm sáu huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực, và một phần thành phố Nam Định (các xã Nam Phong, Nam Vân và phường Cửa Nam, cùng với giáo xứ Khoái Đồng). Khoái Đồng là giáo xứ duy nhất của giáo phận nằm ở hữu ngạn (Tây Bắc) sông Đào. Giáo phận được bao bọc bởi ba con sông lớn, tiếp giáp với ba giáo phận khác. Phía Đông Bắc giáp với Giáo phận Thái Bình bởi sông Hồng, phía Tây Bắc là sông Đào (nối sông Hồng với sông Đáy) giáp với Tổng giáo phận Hà Nội, và phía Tây Nam qua sông ĐáyGiáo phận Phát Diệm; phía Đông Nam là vịnh Bắc Bộ (biển Đông).

Giáo phận thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên toàn bộ dân cư là người Kinh. Dân chúng Bùi Chu có khoảng 84% làm nông nghiệp, 5% làm muối và đi biển, 11% làm nghề thương mại, cơ khí kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp...[cần dẫn nguồn]

Danh sách các giáo xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ các giáo xứ và xứ tùy[2] cùng địa điểm tọa lạc của nhà thờ xứ:

Hạt Báo Đáp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Báo Đáp gồm 11 giáo xứ nằm trên địa bàn một phần thành phố Nam Định (giáo xứ Khoái Đồng) và huyện Nam Trực, xếp theo ABC:

  1. Bách Tính - xã Nam Hồng, huyện Nam Trực
  2. Báo Đáp - xã Hồng Quang, huyện Nam Trực
  3. Cổ Ra - xã Nam Cường, huyện Nam Trực
  4. Dương A - xã Nam Thắng, huyện Nam Trực
  5. Hồng Quang - xã Hồng Quang, huyện Nam Trực
  6. Hưng Nhượng - xã Nam Lợi, huyện Nam Trực
  7. Khoái Đồng: 127 Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Du, thành phố Nam Định
  8. Lã Điền - xã Nam Điền, huyện Nam Trực
  9. Nam Dương - xã Nam Dương, huyện Nam Trực
  10. Phong Lộc - xã Nam Phong, thành phố Nam Định
  11. Trực Chính - Thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực

Hạt Bùi Chu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Bùi Chu gồm 12 giáo xứ nằm trên phần phía tây huyện Xuân Trường, xếp theo ABC:

  1. Chính Tòa - xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường
  2. Cát Xuyên - xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường
  3. Hạc Châu - xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường
  4. Kiên Lao - xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường
  5. Liên Thượng - xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường
  6. Liên Thủy - xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường
  7. Lục Thủy - xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường
  8. Ngọc Tiên - xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường
  9. Thánh Danh - xã Xuân Phúc, huyện Xuân Trường
  10. Thủy Nhai - xã Xuân Giang, huyện Xuân Trường
  11. Trung Linh - xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường
  12. Xuân Dương - xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường

Hạt Đại Đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Đại Đồng gồm 13 giáo xứ nằm trên phần phía đông huyện Giao Thủy, xếp theo ABC:

  1. Ấp Lũ (Trà Lũ) - xã Giao An, huyện Giao Thủy
  2. Đại Đồng - xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy
  3. Định Hải - xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy
  4. Hà Cát - xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy
  5. Hoành Đông - xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy
  6. Lạc Nam - xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy
  7. Minh Đường - xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy
  8. Phú Hương - xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy
  9. Phú Ninh - xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy
  10. Phú Thọ - xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy
  11. Thanh Thủy - xã Giao An, huyện Giao Thủy
  12. Thiện Giáo - xã Giao Hương, huyện Giao Thủy
  13. Thuận Thành - xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy

Hạt Kiên Chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ Phương Chính với phong cách kiến trúc đặc trưng

Hạt Kiên Chính gồm 18 giáo xứ nằm trên phần phía đông huyện Hải Hậu, xếp theo ABC:

  1. Hải Điền - xã Hải Đông, huyện Hải Hậu
  2. Hòa Định - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
  3. Kiên Chính - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
  4. Liên Phú - xã Hải Tây, huyện Hải Hậu
  5. Long Châu - xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu
  6. Phú Hóa - Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu
  7. Phương Chính - xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu
  8. Quế Phương - xã Hải Tây, huyện Hải Hậu
  9. Tân An - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
  10. Tang Điền - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
  11. Tây Cát - xã Hải Đông, huyện Hải Hậu
  12. Thịnh Long - Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu
  13. Trung Châu - Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu
  14. Trung Phương - xã Hải Quang, huyện Hải Hậu
  15. Văn Lý - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
  16. Xuân Đài - xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu
  17. Xuân Hà - xã Hải Đông, huyện Hải Hậu
  18. Xương Điền - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu

Hạt Lạc Đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Lạc Đạo gồm 18 giáo xứ nằm trên phần giữa huyện Nghĩa Hưng, xếp theo ABC:

  1. Âm Sa - xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng
  2. Bình Hải - xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng
  3. Đài Môn - xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng
  4. Đồng Liêu - xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng
  5. Đồng Nghĩa - xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng
  6. Đồng Nhân - xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng
  7. Đồng Quỹ - xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng
  8. Đồng Tâm - xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng
  9. Giang Liêu - xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng
  10. Giáp Nghĩa - xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng
  11. Giáp Phú - xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng
  12. Lạc Đạo - xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng
  13. Lạc Hồng - xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng
  14. Liêu Ngạn - xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng
  15. Nam Phú - xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng
  16. Quần Lạc - xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng
  17. Tân Bơn - xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng
  18. Thuần Hậu - xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng

Hạt Liễu Đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Liễu Đề gồm 12 giáo xứ nằm trên phần phía bắc huyện Nghĩa Hưng cùng với một phần nhỏ các huyện Nam Trực và Trực Ninh, xếp theo ABC:

  1. Chương Nghĩa - xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng
  2. Cốc Thành - xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng
  3. Đại Đê - xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng
  4. Hà Dương - xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng
  5. Liễu Đề - Thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng
  6. Lý Nghĩa - xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng
  7. Nam Trực - xã Nam Tiến, huyện Nam Trực
  8. Ngoại Đông - xã Nam Thái, huyện Nam Trực
  9. Quần Liêu - xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng
  10. Quỹ Đê - xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh
  11. Quỹ Ngoại - xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh
  12. Thạch Bi - xã Nam Thái, huyện Nam Trực

Hạt Ninh Cường

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Ninh Cường gồm 11 giáo xứ nằm trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Trực Ninh ở phía nam sông Ninh Cơ và một phần nhỏ huyện Hải Hậu, xếp theo ABC:

  1. An Đạo - xã Hải An, huyện Hải Hậu
  2. An Nghĩa - xã Hải An, huyện Hải Hậu
  3. Đông Bình - xã Trực Phú, huyện Trực Ninh
  4. Lác Môn - xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh
  5. Ninh Cường - Thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh
  6. Tân Châu - xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh
  7. Tân Cường - xã Trực Cường, huyện Trực Ninh
  8. Tân Lý - xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh
  9. Tân Phường - xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh
  10. Tây Đường - xã Trực Phú, huyện Trực Ninh
  11. Tích Tín - xã Trực Đại và xã Trực Thái, huyện Trực Ninh

Hạt Phú Nhai

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ Phú Nhai là một trong 4 Vương cung Thánh đường ở Việt Nam

Hạt Phú Nhai gồm 11 giáo xứ nằm trên phần phía đông huyện Xuân Trường, xếp theo ABC:

  1. An Phú - xã Xuân Giang, huyện Xuân Trường
  2. Cát Phú - xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường
  3. Kính Danh - xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường
  4. Lạc Thành - xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường
  5. Nam Điền - xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường
  6. Thánh Mẫu(Nghiệp Thổ) - xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường
  7. Phú Nhai - xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường
  8. Phù Sa - xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường
  9. Quần Cống - xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường
  10. Thánh Thể - xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường
  11. Vạn Lộc - xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường

Hạt Quần Phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Quần Phường gồm 18 giáo xứ nằm trên phần phía tây huyện Hải Hậu và một phần nhỏ các huyện Trực Ninh, Xuân Trường, xếp theo ABC:

  1. Cồn Vẽ - xã Hải Anh, huyện Hải Hậu
  2. Giáp Nam - Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu
  3. Hai Giáp - xã Hải Anh, huyện Hải Hậu
  4. Hải Nhuận - xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu
  5. Hưng Nghĩa - xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu
  6. Kim Thành - xã Hải Nam, huyện Hải Hậu
  7. Nam Đường - xã Hải Đường, huyện Hải Hậu
  8. Nam Hòa - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu
  9. Phạm Pháo - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu
  10. Phạm Rị - xã Hải Trung, huyện Hải Hậu
  11. Phú Hải - xã Hải Nam, huyện Hải Hậu
  12. Quần Phương - Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu
  13. Tân Bồi - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu
  14. Trại Đáy - xã Hải Minh, huyện Hải Hậu
  15. Triệu Thông - xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu
  16. Trung Thành - xã Hải Nam, huyện Hải Hậu
  17. Tùng Nhì - xã Trục Thắng, huyện Trực Ninh
  18. Xuân Dục - xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường

Hạt Quỹ Nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Quỹ Nhất gồm 18 giáo xứ nằm trên phần phía nam huyện Nghĩa Hưng, xếp theo ABC:

  1. Ân Phú - xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng
  2. Chỉ Thiện - xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng
  3. Giáo Lạc - Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng
  4. Lạc Thiện - xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng
  5. Nghĩa Dục - xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng
  6. Ngọc Lâm - xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng
  7. Ninh Hải - xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng
  8. Phú Giáo - xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng
  9. Phúc Điền - xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng
  10. Phúc Đông - Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng
  11. Phương Lạc - Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng
  12. Quần Vinh - xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng
  13. Quỹ Nhất - Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng
  14. Rạng Đông - Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng
  15. Tây Thành - xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng
  16. Thượng Trại - xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng
  17. Văn Giáo - xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng
  18. Vinh Phú - xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng

Hạt Thức Hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Thức Hóa gồm 11 giáo xứ nằm trên phần phía tây huyện Giao Thủy, xếp theo ABC:

  1. Diêm Điền - xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy
  2. Du Hiếu - xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy
  3. Duyên Thọ - xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy
  4. Hoành Nhị - xã Giao Hà, huyện Giao Thủy
  5. Mộc Đức - xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy
  6. Ngưỡng Nhân - xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy
  7. Phong Lâm - xã Giao Phong, huyện Giao Thủy
  8. Phú Vinh - xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy
  9. Quất Lâm - Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy
  10. Sa Châu - xã Giao Châu, huyện Giao Thủy
  11. Thức Hóa - xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy

Hạt Tương Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Tương Nam gồm 9 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Trực Ninh và một phần nhỏ huyện Nam Trực, xếp theo ABC:

  1. An Lãng - xã Trực Chính, huyện Trực Ninh
  2. Lã Điền - xã Nam Điền, huyện Nam Trực
  3. Nam Hưng - xã Nam Lợi, huyện Nam Trực
  4. Nam Lạng - xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh
  5. Phong Lộc - xã Nam Phong, thành phố Nam Định
  6. Phú An - Thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh
  7. Trang Hậu - xã Nam Hải, huyện Nam Trực
  8. Trung Lao - xã Trung Đông, huyện Trực Ninh
  9. Tương Nam - xã Nam Thanh, huyện Nam Trực

Hạt Tứ Trùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt Tứ Trùng gồm 18 giáo xứ nằm trên phần phía tây huyện Hải Hậu giáp sông Ninh Cơ (trừ khu vực Thịnh Long), xếp theo ABC:

  1. An Bài - Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
  2. An Cư - xã Hải Tân, huyện Hải Hậu
  3. Giáp Năm - xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu
  4. Lục Phương - xã Hải Cường, huyện Hải Hậu
  5. Nam Phương - xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu
  6. Ninh Mỹ - xã Hải Giang, huyện Hải Hậu
  7. Ninh Sa - xã Hải Giang, huyện Hải Hậu
  8. Phú Văn - xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu
  9. Phúc Hải - xã Hải Phong, huyện Hải Hậu
  10. Trung Hòa - xã Hải Phú, huyện Hải Hậu
  11. Trùng Phương - xã Hải Đường, huyện Hải Hậu
  12. Tư Khẩn - xã Hải Châu, huyện Hải Hậu
  13. Tứ Trùng - xã Hải Tân, huyện Hải Hậu
  14. Xuân Chính - xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu
  15. Xuân Hòa - xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu
  16. Xuân Hóa - xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu
  17. Xuân Phương- xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu
  18. Xuân Thủy - xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu

Các danh địa trong giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa và Tòa giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa giám mục giáo phận đặt tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Trung tâm hành hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà thờ lớn, chủng viện và tu viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại chủng viện Bùi Chu đã trở lại hoạt động từ năm 2008 sau gần 50 năm bị đóng cửa, cơ sở của chủng viện được xây mới bên cạnh Tòa giám mục.

Giáo phận hiện có 5 hội dòng nữ tu đang hoạt động là: Dòng Đa Minh Bùi Chu, Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, Dòng con Đức Mẹ Mân Côi (nhà chính đặt tại giáo xứ Trung Linh), Dòng Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương (nhà chính Liên Thủy), và Dòng Đức Mẹ Thăm viếng (nhà chính Liên Thủy). Giáo phận Bùi Chu cũng từng là nơi một dòng tu cho nam được thành lập là Dòng Đồng Công.

Các nhà thờ trong giáo phận chủ yếu được xây dựng theo các phong cách kiến trúc GothicBaroque, chịu ảnh hưởng của kiến trúc cổ Việt Nam. Trong đó có những nhà thờ chủ yếu theo kiến trúc Nam, với vật liệu chính là gỗ, cung thánh được sơn son thiếp vàng hay mặt tiền nhà thờ xây theo kiểu cổng tam quan. Giáo phận hiện có 13 Đền thánh (Shrine), trong đó Đền thánh Phú Nhai đồng thời là một Vương cung Thánh đường từ năm 2008. Một số nhà thờ lớn trong giáo phận:

Các đời giám mục quản nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Trung Đàng Ngoài
1 † Domingo Martí Gia 1848-1852
2 † José María Díaz Sanjurjo An 1848-1857
3 † Melchor García Sanpedro Xuyên 1853-1858
4 † Berrio Ochoa Vinh 1857-1861
5 † Bernabé García Cezón Khang 1864-1879
6 † Manuel Ignacio Riaño Hòa 1866-1884
7 † Wenceslao Oñate Thuận 1882-1897
8 † Máximo Fernández Định 1898-1907
9 † Pedro Muñagorri Obineta Trung 1907-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu
Pedro Muñagorri Obineta Trung 1924-1936
10 † Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn 1935-1948
11 † Tađêô Lê Hữu Từ 1948-1950 Giám quản Tông tòa
12 † Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi 1950-1960
Giáo phận Bùi Chu
13 † Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh 1960-1974
* Trống tòa 1974-1975
14 † Đa Minh Lê Hữu Cung 1975-1987
15 † Giuse Maria Vũ Duy Nhất 1979-1987
1987-1999
* Trống tòa 1999-2001
16 † Giuse Hoàng Văn Tiệm 2001-2013
17 Phêrô Nguyễn Văn Đệ 2006-2009 Giám mục Phụ tá
18 Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu 2012-2013
2013-nay

Ghi chú:

  • : Giám mục chính tòa
  • : Giám mục phó, Giám mục phụ tá hoặc Giám quản Tông Tòa, Đại diện Tông tòa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN BÙI CHU
  2. ^ Chuẩn xứ hay còn gọi là xứ tùy, là giáo họ lớn thuộc một giáo xứ nào đó, sẽ tách ra khỏi xứ mẹ và lên cấp giáo xứ chính thức trong tương lai gần nhưng hiện tại chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Các thiếu nữ mơ mộng theo đuổi School Idol. Lần này trường sống khỏe sống tốt nên tha hồ mà tấu hài!
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Nữ tội phạm nguy hiểm của vũ trụ DC, đồng thời là cô bạn gái yêu Joker sâu đậm – Harley Quinn đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc hoành tráng với những màn quẩy banh nóc