Phúc Tân (phường)

Phúc Tân
Phường
Phường Phúc Tân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
QuậnHoàn Kiếm
Địa lý
Diện tích0,79 km²[1]
Dân số (2021)
Tổng cộng18.541 người[2]
Mật độ23.469 người/km²
Khác
Mã hành chính00037[3]

Phúc Tân là một phường thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Phường Phúc Tân có diện tích 0,79 km², dân số năm 2021 là 18.541 người, mật độ dân số đạt 23.469 người/km².[1][2]

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Phúc Tân ở phía Đông thủ đô Hà Nội.

Phía đông giáp sông Hồng

Phía tây giáp phường Đồng Xuân, Hàng Buồm, Lý Thái Tổ

Phía nam giáp phường Chương Dương

Phía bắc giáp phường Phúc Xá, quận Ba Đình.

Trên địa bàn phường có 6 tuyến đường phố chính đã được đặt tên là: Phố Phúc Tân, Bảo Linh, Thanh Yên, Nguyên Khiết, Nguyễn Tư Giản và một phần đường Hồng Hà, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải từ cầu Long Biên đến Hàm Tử Quan.

Phường Phúc Tân nằm bên hữu ngạn sông Hồng. Hàng năm phù sa sông Hồng giúp đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột của nó đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôt cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Hồng. Nhưng vào mùa lũ thì con sông này lại gây ra nhiều thảm họa cho dân ven bờ, trong đó có phương Phúc Tân.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phúc Tân là một dải đất nằm bên hữu ngạn sông Hồng (Nhị Hà). Từ xa xưa là những làng thôn nghèo thưa thớt. Cộng đồng cư dân phường Phúc Tân có một quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Qua bao thế kỉ dựng xây, không ngừng đô thị hóa, từ những phường, thôn, làng nhỏ nằm sát bờ sông Nhị xưa, nay đã trở thành một trong những phường trung tâm của thủ đô Hà Nội.

Địa danh Phúc Tân là tên gọi từ sau Cách mạng tháng Tám. Theo sử sách cũ, ngay từ thế kỉ XI đến thể kỉ XIV, nhà nước phong kiến Lý - Trần chọn Thăng Long làm quốc đô, xây dựng kinh thành trên bờ Tây sông Hồng. Để bảo vệ kinh thành khỏi sự tàn phá của thiên tai, ngay từ năm 1108, triều đình đã huy động nhân dân đắp đê ở phường Cơ Xá dọc sông Hồng từ Nghi Tàm, Yên Phụ xuống Lương Yên, Thanh Trì ngày nay.

Năm 1248, Trần Thái Tông khuếch trương việc trị thủy sông Hồng, hạ lệnh đắp một hệ thống đê, gọi là đê Đỉnh Nhĩ (quai vạc) chạy suốt từ đầu nguồn đến bờ biển đề phòng nước lụt sông Hồng; đặt chức "Hà đê sứ" và "phó sứ" để trông coi, đôn đốc việc đắp đê.

Mùa lũ hằng năm, các viên chánh sứ, phó sứ về đê phải trực tiếp đi tuần tra, thấy chỗ nào non phải tu bổ ngay, nếu biếng nhác không làm tròn nhiệm vụ để đến nỗi trôi dân cư, ngập lúa má sẽ tùy tội nặng nhẹ mà khiển phạt (An Nam chí nguyện).

Từ đời nhà Trần, sau khi một miền đất rộng lớn ven châu thổ sông Hồng phía Đông Bắc kinh thành Thăng Long bắt đầu được khai phá thì cộng đồng cư dân trong khu vực phường Phúc Tân ngày nay có thể cũng được hình thành. Theo các cụ già làng Bắc Biên Trung Hà (Gia Lâm) thì người dân ở đây là dân gốc phường Cơ Xá (địa giới Cơ Xá rộng vốn là một phường cổ, bao gồm một dải đất chạy dọc hữu ngạn sông Hồng gồm 4 thôn: Cơ Xá Tây Biên nam (một xóm nhỏ làng Đồng Nhân - quận Hai Bà Trưng), Cơ Xá Trung Hà (một làng đông dân cư gần cầu Long Biên), Cơ Xá Bắc Biên (Phúc Xá Bắc Biên).

Theo Phạm Đình Hổ, một nho sĩ sống vào nửa sau thể kỷ XVIII mô tả: Kinh thành khi xưa có phường Giang Khẩu (sau là Hà Khẩu) tiếp giáp bờ sông Nhị, liền với các ngòi sông Nhị chảy vào sông Tô. Do cửa sông Tô dần dần bị bồi lấp, bến càng Hà Nội chuyển lên phía Bắc (khoảng phố Nguyên Khiết) ngày nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Phúc Tân được chia thành 7 khu phố, 63 tổ dân phố, tổ đông nhất có 103 hộ, ít nhất 53 hộ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (24 tháng 12 năm 2021). “Thông báo số 851/TB-UBND đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội”. LuatVietnam.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan