Phạm Đức Dương

Giáo sư Tiến sĩ Phạm Đức Dương (21 tháng 10 năm 1930 - 8 tháng 12 năm 2013) là một chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học ở Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông sinh tại làng Đông Thái - Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh.
  • Sau hơn 10 năm chiến đấu ở chiến trường Lào, năm 1959 ông nhập học tại khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp khóa 4 vào năm 1963. Do thành tích học tập xuất sắc, ông được cử sang Liên Xô học và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ năm 1970[1].

Các chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1970 – 1973, Trưởng phòng Ngữ âm – Ngôn ngữ dân tộc, Viện Ngôn ngữ học.
  • 1975 – 1995, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Ông là một trong những thành viên sáng lập và xây dựng viện từ những ngày đầu tiên[2][3].
  • 1990 – 1995, Tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á; thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí Sciences Socienles.
  • 1995 – 2000, Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam - Đông Nam Á ngày nay.
  • 1980 – 2005, Giáo sư kiêm nhiệm Khoa Ngữ văn - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Ngôn ngữ học - trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • 1980 – 2000, ủy viên Hội đồng học hàm Nhà nước, chuyên ngành Ngôn ngữ học.

Hoạt động hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch TƯ Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt Nam (SEARAV)[4].
  • Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông – IOS thuộc SEARAV.
  • Viện trưởng Viện Phát triển Ngôn ngữ học – LANGINGS, thuộc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội.
  • Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Đông Nam Á.
  • Thành viên UNESCO Việt Nam.
  • Ủy viên Hội đồng khoa học Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh
  • Chủ tịch Hội đồng khoa học Liên hiệp Hội Khoa học phát triển Du lịch bền vững
  • Giáo sư thỉnh giảng tại các trường Đại học trên cả nước như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Văn hóa, Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Bình Dương, Đại học Trà Vinh...

Ông từ trần hồi 3h32' sáng ngày 8/12/2013 tại Hà Nội, thọ 83 tuổi[5].

Các công trình đã xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ điển Thái – Việt, 1990 (chủ nhiệm).
  • Từ điển Inđônêxia – Việt, 1998 (chủ nhiệm).
  • Từ điển Lào – Việt, 1995 (chủ nhiệm).
  • Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, 1983 (viết chung với GS Phan Ngọc).
  • 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, 1998.
  • Ngôn ngữ văn hóa Lào trong bối cảnh Đông Nam Á, 1998.
  • Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, 2000.
  • Từ văn hóa đến văn hóa học, 2002.
  • Văn hóa Đông Nam Á, 2001.
  • Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, 2007.
  • Việt Nam – Đông Nam Á – Ngôn ngữ và văn hóa, 2007.

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Lao động hạng nhất.
  • Huân chương Tự do Ít xa ra hạng nhất (chính phủ Lào trao tặng).
  • Huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
  • Huy chương Vì sự nghiệp Quốc tế, vì sự nghiệp Khoa học, Vì sự nghiệp UNESCO, Vì sự nghiệp Đoàn thanh niên, Vì sự nghiệp Dân tộc…[cần dẫn nguồn]

Nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

GS Phạm Đức Dương được biết tới không chỉ là một vị chuyên gia đầu ngành mà còn là ở một trái tim hồn hậu. Ông nổi tiếng với thư viện gia đình luôn rộng cửa chào đón những độc giả ham thích khoa học, những sinh viên nghèo không có điều kiện mua sách[3].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiểu sử GS Phạm Đức Dương tại bìa 4 cuốn sách bức tranh ngôn ngữ - văn hóa các tộc người ở Việt nam & Đông nam á
  1. ^ “Trích ngang hồ sơ khoa học”. Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009. Chú thích có tham số trống không rõ: |5= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  2. ^ “Giới thiệu Viện nghiên cứu Đông Nam Á”. Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009. Chú thích có tham số trống không rõ: |5= (trợ giúp)
  3. ^ a b Nguyễn Hoài (24 tháng 3 năm 2003). “Biến nhà riêng thành thư viện cho sinh viên”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  4. ^ Lệ Mai (4 tháng 11 năm 2005). “Bản sao đã lưu trữ”. VietNamNet - Người Viễn Xứ. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009. Chú thích có tham số trống không rõ: |7= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|accessdate= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  5. ^ “Giáo sư Phạm Đức Dương qua đời”. Báo điện tử Nhân Dân. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Mình cũng đang đổ đứ đừ đừ phim này và ngóng trông tập mới tối nay đây. Thực sự mê mẩn luôn ấy. Nó có sự cuốn hút khó tả luôn ấy
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Đây là lần đầu tiên mình quảng bá một sản phẩm công nghệ trên Product Hunt.
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt nội dung chương 219 - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là về thời đại bình an. Tại đây mọi người đang bàn tán với nhau về Sukuna. Hắn được mời đến một lễ hội