Phạm Thái Bường

Phạm Thái Bường
Chức vụ
Nhiệm kỳ1939 – 1939
Tiền nhiệmTrương Văn Nhâm
Kế nhiệmTrần Chí Nam
Nhiệm kỳTháng 11, 1940 – Tháng 12, 1940
Tiền nhiệmĐỗ Nghĩa Trọng
Kế nhiệmNguyễn Tẩu
Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh
Nhiệm kỳTháng 5, 1946 – Tháng 8, 1948
Tiền nhiệmDương Quang Đông
Kế nhiệmDương Văn Hạnh
Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh
Nhiệm kỳTháng 5, 1951 – Tháng 1, 1953
Tiền nhiệmNguyễn Ngọc Thanh
Kế nhiệmNguyễn Ngọc Thanh
Bí thư Liên tỉnh ủy miền Tây
Nhiệm kỳ1954 – 1959
Nhiệm kỳ1960 – 1965
Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam
Nhiệm kỳ1965 – 1969
Bí thư khu ủy 9
Nhiệm kỳ1969 – 1971
Nhiệm kỳ3/1972 – 1/1974
Thông tin cá nhân
Sinh1915
Mất29/1/1974
Trà Vinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Đảng khácĐảng Cộng sản Đông Dương
Quê quánCàn Long, Trà Vinh
Tặng thưởng
  • Huân chương Thành đồng hạng Nhất
  • Huân chương Quyết thắng hạng Nhất
  • Huân chương chống Mỹ hạng Nhất
  • Huân chương Giải phóng hạng Nhất

Phạm Thái Bường (1915-1974), bí danh Lê Thành Nhân, là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1915, quê ở xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông là con thứ hai trong gia đình, nên còn có tên là Ba Bường theo thông lệ miền Nam.

Năm 1938, ông gia nhập Hội Ái hữu và hoạt động trong giới thợ thủ công ở địa phương. Tháng 6 năm 1938 Phạm Thái Bường được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đầu năm 1939 ông giữ chức Ủy viên Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Trà Vinh.[1]

Đầu năm 1940, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh. Do các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ở Bến Tre bị thực dân Pháp bắt nên Xứ ủy Nam Kỳ đã cử Phạm Thái Bường sang làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Cùng với những người còn lại sau đợt càn quét, ông đã bắt tay củng cố phong trào chống thực dân Pháp, củng cố và xây dựng lại cơ sở Đảng ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri[2]

Đến khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo người dân chống thực dân và quân đội Pháp. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Phạm Thái Bường bị bắt. Tòa án của chính quyền thực dân Pháp kết án ông 10 năm tù và đày ra Côn Đảo.[1]

Khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Phạm Thái Bường được đưa về đất liền. Với tư cách là Phó bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, Phạm Thái Bường đã cùng với các lãnh đạo quan trọng của tỉnh xây dựng chính quyền mới, củng cố Mặt trận đoàn kết dân tộc, đồng thời tổ chức những lớp huấn luyện quân sự, chính trị để đối phó với sự lấn chiếm của thực dân Pháp.

Năm 1948 ông được bầu vào Khu ủy Khu 8, được phân công phụ trách 3 tỉnh Vĩnh Long, Trà VinhBến Tre. Cũng tháng 6 năm này, được Khu ủy chỉ định quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.[2]

Tháng 10 năm 1949, Phạm Thái Bường được cử bổ sung vào Ban Thường vụ Khu ủy Khu 8, phụ trách công tác tổ chức cán bộ.

Từ năm 1954 đến năm 1959, là Ủy viên Xứ ủy Nam bộ, kiêm Bí thư Liên tỉnh ủy miền Tây.

Trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1963 đến năm 1969 ông lần lượt là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam rồi làm bí thư Khu ủy 9.

Tháng 3 năm 1972 ông là Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[1][2]

Ông qua đời ngày 29 tháng 1 năm 1974 tại Hà Nội.

Năm Chức vụ
1939 Ủy Viên tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh
1940 Bí thư tỉnh ủy Trà Vinh

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

1945 Phó bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh
1948 Quyền bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
1954-1959 Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ

Bí thư Liên tỉnh ủy miền Tây

1960 Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
1965 Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam
1969 Bí thư Khu ủy 9
3/1972 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Với những đóng góp trong sự nghiệp chính trị của mình. Phạm Thái Bường đã được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng:[1]

Để vinh danh Phạm Thái Bường, Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh lấy tên ông đặt cho Trường Trung học phổ thông Phạm Thái Bường tại thành phố Trà Vinh. Nhiều con đường mang tên ông như:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Vĩnh Long xưa và nay. Nhân vật Phạm Thái Bường”. THVL.
  2. ^ a b c “Phạm Thái Bường, con người trà vinh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Evil Does Not Exist: ở nơi đâu cái ác không tồn tại?
Evil Does Not Exist: ở nơi đâu cái ác không tồn tại?
Lòng tốt có tồn tại, tình yêu có tồn tại, lòng vị tha có tồn tại, nhưng cái ác lại không tồn tại.
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Event Planner là một vị trí không thể thiếu để một sự kiện có thể được tổ chức suôn sẻ và diễn ra thành công
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
Sản phẩm mặt nạ giấy này được ngâm trong tinh chất chiết xuất từ các loại hoa làm lành da rất dịu nhẹ
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương