Phong Điền (huyện)

Phong Điền
Huyện
Huyện Phong Điền
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Thành phốCần Thơ
Huyện lỵthị trấn Phong Điền
Trụ sở UBNDĐường Nguyễn Thái Bình, ấp Nhơn Lộc 2, thị trấn Phong Điền
Phân chia hành chính1 thị trấn, 6 xã
Thành lập2/1/2004[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Trung Nghĩa
Bí thư Huyện ủyĐào Ngọc Chi
Địa lý
Tọa độ: 9°59′57″B 105°39′35″Đ / 9,99917°B 105,65972°Đ / 9.99917; 105.65972
MapBản đồ huyện Phong Điền
Phong Điền trên bản đồ Việt Nam
Phong Điền
Phong Điền
Vị trí huyện Phong Điền trên bản đồ Việt Nam
Diện tích125,29 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng132.483 người[2]
Mật độ1.057 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính926[3]
Biển số xe65-G1, 65-FA
Websitephongdien.cantho.gov.vn

Phong Điền là một huyện ven đô thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Huyện Phong Điền vốn nổi tiếng và được biết đến từ xưa đến nay qua tên gọi của một trong những chợ nổi của vùng đất Cần Thơ: Chợ nổi Phong Điền. Ngoài ra, Phong Điền còn có di tích lịch sử nổi tiếng Chiến thắng Lộ Vòng Cung. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã và đang lập đề án phát triển Phong Điền trở thành một đô thị sinh thái.[4]

Địa danh Phong Điền đã có từ lâu đời. Dười thời Việt Nam Cộng hòa, Phong Điền chính thức trở thành tên một quận thuộc tỉnh Phong Dinh cũ. Sau năm 1975, quận Phong Điền bị giải thể. Từ đó trở đi, địa danh Phong Điền không còn được dùng chính thức trong các tên gọi đơn vị hành chính trong một thời gian khá dài. Hiện nay, Phong Điền là huyện có diện tích nhỏ nhất và dân số ít nhất trong các huyện của thành phố Cần Thơ.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phong Điền nằm ở phía tây nam ngoại thành của thành phố Cần Thơ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, có vị trí địa lý:

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc địa danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong Điền có nghĩa là vùng đất trù phú, địa danh này còn là nguyên quán của hai dòng họ Lê và Trần đến đây khai khẩn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai dòng họ này đã đến đây lập nghiệp vào thời nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

Theo Địa phương chí tỉnh Cần Thơ do chính quyền thực dân Pháp phát hành vào năm 1904, Phong Điền lúc này đã là tên một ngôi chợ thuộc làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo.

Ngày 26 tháng 5 năm 1966, quận Phong Điền thuộc tỉnh Phong Dinh được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở tách một phần đất của các quận Châu Thành, Phong Phú, Thuận Nhơn trước đó. Quận Phong Điền khi đó gồm 5 xã: Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Trường Long, Mỹ Khánh, Cầu Nhiếm. Trong đó, xã Cầu Nhiếm được thành lập do tách một phần đất của các xã Tân Thới và Trường Thành cùng thuộc quận Phong Phú.

Tuy nhiên, về phía chính quyền Cách mạng địa bàn quận Phong Điền vẫn do huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ quản lý. Có thời gian địa bàn này còn được gọi là huyện Châu Thành Vòng Cung, do tách ra từ huyện Châu Thành. Nơi đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất ở tỉnh Cần Thơ trong thời kỳ đấu tranh chống lại quân đội Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa, trong đó có các di tích lịch sử nổi tiếng như: Chiến thắng Ông Hào, Chiến thắng Lộ Vòng Cung,...

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ đã giải thể quận Phong Điền, sáp nhập địa bàn vào huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Khi đó, xã Cầu Nhiếm cũng bị giải thể, sáp nhập trở lại vào địa bàn các xã Tân Thới và Trường Thành của huyện Ô Môn như trước.

Tháng 2 năm 1976, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP[5] về việc sáp nhập xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân và ấp Thới Thuận, ấp Thới Hòa, ấp Thới Ngươn của xã Thới An Đông thuộc huyện Châu Thành vào thành phố Cần Thơ (lúc đó thuộc tỉnh Hậu Giang).

Khu vực huyện Phong Điền ngày nay khi đó lại thuộc các đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ (bao gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân), huyện Châu Thành (các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long) và huyện Ô Môn (xã Tân Thới) của tỉnh Hậu Giang.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[6] về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Châu Thành, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ khi đó cùng thuộc tỉnh Cần Thơ.

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP[7] về việc tái lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Địa bàn huyện Phong Điền ngày nay thuộc huyện Châu Thành A, huyện Ô Mônthành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ khi ấy.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11[8] về việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tái lập tỉnh Hậu Giang. Thời điểm này, địa bàn huyện Phong Điền tương ứng với một phần thành phố Cần Thơ (thuộc tỉnh Cần Thơ vừa giải thể) và huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương, một phần huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.

Huyện Phong Điền ngày nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, huyện Phong Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân thuộc thành phố Cần Thơ cũ; xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Huyện Phong Điền có 119,48 km2 diện tích tự nhiên và 100.710 nhân khẩu, có 6 xã trực thuộc, trong đó huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái.[1]

Ngày 16 tháng 1 năm 2007, thị trấn Phong Điền được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái. Huyện Phong Điền tại thời điểm này có 102.699 nhân khẩu, với 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền.[9] Huyện Phong Điền có 1 thị trấn và 6 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phong Điền có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phong Điền (huyện lỵ) và 6 xã: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long.

Bản đồ hành chính huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Phong Điền
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)2022 Mật độ dân số (người/km²)2022
Thị trấn (1)
Phong Điền 8,13 14.348 1.765
Xã (6)
Giai Xuân 19,63 19.107 973
Mỹ Khánh 10,83 16.973 1.567
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)2022 Mật độ dân số (người/km²)2022
Nhơn Ái 16,28 17.510 1.076
Nhơn Nghĩa 21,88 23.533 1.076
Tân Thới 17,82 17.305 971
Trường Long 31,01 23.707 764
Nguồn: Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023–2025 của thành phố Cần Thơ[10]

Hiện nay trên địa bàn huyện có Cụm công nghiệp Phong Điền.

Năm 2019, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ước thực hiện 1.087 tỉ đồng, đạt 100,93% kế hoạch. Đến nay, diện tích xuống giống lúa 3 vụ được 5.970ha, đạt 94,5% kế hoạch. Diện tích xuống giống rau là 3.190,5ha, đạt 106,35% kế hoạch; sản lượng thu hoạch đạt 137,9% kế hoạch. Trên địa bàn huyện, có 7.588,18ha diện tích cây ăn trái, tăng 5,4% so cùng kỳ; tổng sản lượng thu hoạch đạt 100,1% kế hoạch, tăng 11,9% so cùng kỳ. Trong năm, nông dân đã tiến hành cải tạo 348,68ha vườn và đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 680ha, đạt 100% kế hoạch với sản lượng khai thác được 850 tấn.Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đến nay được 2.907 tỉ đồng, đạt 106,48% kế hoạch. Hiện Phong Điền có 24 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp, 765 cơ sở công nghiệp với khoảng 2.558 lao động thường xuyên. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2019 là 768 tỉ đồng, đạt 105,64% kế hoạch.[11]

Huyện Phong Điền có diện tích 119,48 km², dân số năm 2019 là 98.424 người,[12] mật độ dân số đạt 824 người/km². Huyện Phong Điền có diện tích 125,29 km², dân số năm 2022 là 132.483 người,[2] mật độ dân số đạt 1.057 người/km².

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường cao đẳng đóng trên địa bàn huyện Phong Điền như:

  • Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ (cơ sở 3) tại đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, xã Mỹ Khánh.
  • Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật (cơ sở 2) tại xã Mỹ Khánh.

Về y tế hiện nay huyện Phong Điền có Bệnh viện Đa khoa huyện và trung tâm Y tế huyện.

Công sở

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số cơ quan thuộc chính phủ và thành phố trên địa bàn huyện Phong Điền:

  • Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường Miền Nam: tại lô 19, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, xã Mỹ Khánh.
  • Trung tâm huấn luyện bồi dưỡng Nghiệp vụ xông an thành phố Cần Thơ: xã Mỹ Khánh.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng của huyện như:

  • Khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh
  • Chợ nổi Phong Điền
  • Thiền viện trúc lâm Phương Nam.

Trong năm 2019 lĩnh vực du lịch của huyện đạt kết quả ấn tượng, trong năm các điểm du lịch thu hút hơn 1,8 triệu lượt khách, tăng 40% so cùng kỳ (khách quốc tế tăng 33% so cùng kỳ) với tổng doanh thu 398,68 tỉ đồng, tăng 31% so cùng kỳ.[11]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ tầng đô thị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu đô thị sinh thái thông minh thành phố 570ha.
  • Khu tái định cư số 6 quy mô 5,9 ha.
  • Khu tái định cư số 7 quy mô 10 ha.
  • Khu tái định cư số 11 (Cái Răng – Phong Điền) quy mô 296 ha, xã Nhơn Nghĩa.
  • Khu tái định cư Mỹ Khánh giai đoạn 1 đã hình thành.
  • Khu tái định cư Phong Điền tại xã Mỹ Khánh, đã hình thành.
  • Khu tái định cư khu D (lộ Vòng Cung), bổ sung danh mục đầu tư.

Hạ tầng giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quốc lộ 61C quy mô 4 làn xe và xây dựng đường gom 2 bên, lộ giới 80m.
  • Trục hẻm 91 (Quận Bình Thủy – Phong Điền) quy mô lộ giới 42m.
  • Đường tỉnh 917C giao với Đường tỉnh 920 phường Phước Thới với Đường tỉnh 923 thị trấn Phong Điền quy mô lộ giới 80m.
  • Đường tỉnh 918 giao với Quốc lộ 91, phường Bình Thủy, quận Bình Thuỷ và điểm cuối giao với Đường tỉnh 918B, xã Giai Xuân, quy mô lộ giới 42m.
  • Đường tỉnh 918B: Điểm đầu giao với Võ Văn Kiệt phường Long Hoà và điểm cuối giáp ranh tỉnh Hậu Giang, xã Trường Long, quy mô lộ giới 2 – 4 làn xe.
  • Đường tỉnh 923 nối Quốc lộ 91: Phước Thới, Ô Môn với Phong Điền, quy mô lộ giới 2 – 4 làn xe.
  • Đường tỉnh 926: Điểm đầu thị trấn Phong Điền, điểm cuối xã Nhơn Nghĩa, quy mô lộ giới 2 – 4 làn xe.
  • Đường tỉnh 932: Điểm đầu xã Nhơn Ái, điểm cuối xã Nhơn Nghĩa, quy mô lộ giới 2 – 4 làn xe.
  • Đường nối Quốc lộ 80 với Quốc lộ 61C (Đường vành đai 2): Điểm đầu giao Quốc lộ 80, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh và điểm cuối giao với Quốc lộ 61C, xã Nhơn Nghĩa, quy mô lộ giới 4 – 6 làn xe.
  • Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (Mỹ Khánh, Phong Điền, Tân Thới) quy mô lộ giới 34m.
  • Đường vành đai phía Tây chiều dài 19,2 km, quy mô lộ giới 6 làn xe.

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiêm Thành Tấn
  • Lộ Vòng Cung
  • Nguyễn Thái Bình
  • Nguyễn Văn Cừ
  • Phan Văn Trị
  • Điêu Huyền
  • Tây Đô
  • Trương Duy Toản
  • Trần Bá Liểng

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2/1/2004 của Chính phủ về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ”. Thư viện Pháp luật. 2 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ a b c Chí Quốc (23 tháng 1 năm 2024). “Cần Thơ sẽ thành lập thị xã Phong Điền từ huyện Phong Điền”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Hữu Hiệp. “Định dạng quận đô thị sinh thái đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “Quyết định số 174-CP ngày 21/4/1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Hậu Giang”. Thư viện Pháp luật. 21 tháng 4 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “Nghị quyết ngày 26/12/1991 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện Pháp luật. 26 tháng 12 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “Nghị định số 64/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ”. Thư viện Pháp luật. 6 tháng 11 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện Pháp luật. 26 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “Nghị định số 11/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã phường thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”. Thư viện Pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (11 tháng 6 năm 2024). “Đề án số 05/ĐA-UBND sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023–2025 của thành phố Cần Thơ”.
  11. ^ a b “Phong Điền tiếp tục tạo đột phá, phát triển kinh tế”. 20 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 1 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Hiện tại thì cả tên cung mệnh lẫn tên banner của Kaveh đều có liên quan đến thiên đường/bầu trời, tên banner lão là 天穹の鏡 (Thiên Khung chi Kính), bản Việt là Lăng kính vòm trời, bản Anh là Empryean Reflection (Heavenly reflection
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn mọi người lấy thành tựu ẩn từ ủy thác "Hương vị quê nhà" của NPC Tang Wen
Ao no Kanata no Four Rhythm Vietsub
Ao no Kanata no Four Rhythm Vietsub
Bộ phim kể về bộ môn thể thao mang tên Flying Circus, với việc mang Giày phản trọng lực là có thể bay
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash is a Weapon Event's weapon used to increase the damage dealt by the wearer, making it flexible to the characters