Châu Thành
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Châu Thành | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Hậu Giang | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Ngã Sáu | ||
Trụ sở UBND | Tỉnh lộ 925, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu | ||
Phân chia hành chính | 2 thị trấn, 6 xã | ||
Thành lập | 1913 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°55′22″B 105°48′37″Đ / 9,92278°B 105,81028°Đ | |||
| |||
Diện tích | 140,86 km²[1] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 87.581 người[1] | ||
Mật độ | 622 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 933[2] | ||
Biển số xe | 95-G1-R1 | ||
Website | chauthanh | ||
Châu Thành là một huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.
Huyện Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh 25 km về hướng đông bắc và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km[3], có vị trí địa lý:
Nhìn chung tương đối bằng phẳng, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Cao độ trung bình từ 0,3m – 1,2m; độ dốc nghiêng dần từ sông Hậu vào nội đồng theo hướng Bắc – Nam; Đông – Tây (từ phía bờ sông và phía Quốc lộ 1 vào trong đồng ruộng). Do đó, đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng gây khó khăn cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển giao thông đường bộ và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.[3]
Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, với những đặc trưng chủ yếu sau:
Chế độ thủy văn trên địa bàn Huyện chịu tác động của 3 yếu tố: dòng chảy chính sông Hậu cùng với 4 nhánh sông: Cái Côn, Cái Dầu, Mái Dầm và Cái Cui; chế độ mưa nội tại và chế độ thủy triều biển Đông.
Thủy triều biển Đông: chế độ bán nhật triều với 2 kỳ triều cường (1 và 15 âm lịch) và 2 kỳ triều kém (7 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày. Thủy triều biển Đông theo sông Hậu và kênh rạch tác động vào khu vực phía Bắc khá mạnh, yếu dần khi vào sâu trong nội đồng (5-10 km). Biên độ triều chênh lệch khá lớn nên có tác dụng lớn trong việc tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất đai trên địa bàn.
Chế độ dòng chảy trên sông rạch: chia thành 2 mùa rõ rệt bao gồm:
Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất líp, Trong đó:
Ngoài ra, đất sông, kênh, rạch có diện tích 1.144,04 ha, chiếm 8,12% diện tích tự nhiên, phân đều trên địa bàn huyện.[3]
Nước mặt: huyện có nguồn nước mặt dồi dào do được cung cấp bởi hệ thống sông, kênh, rạch khá dày đặc trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nước từ sông Hậu, sông Mái Dầm, sông Cái Côn. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nước dưới đất: được phân bố khá rộng, nước ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleistoxen, Plioxen, Mioxen ở độ sâu 100 – 500m, một số nơi chưa đến 50m đã có nước dưới đất với chất lượng khá tốt.[3]
Huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ngã Sáu (huyện lỵ), Mái Dầm và 6 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Hữu, Phú Tân với 59 ấp.
|
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Châu Thành | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050[4]
|
Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:
Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.
Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc. Khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành. Trong giai đoạn 1992-2003, huyện Châu Thành tiếp tục trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ cho đến khi tỉnh này bị giải thể vào đầu năm 2004.
Năm 1913, thực dân Pháp thành lập quận Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ. Ban đầu, quận Châu Thành gồm 2 tổng với 23 làng trực thuộc như sau (theo thống kê năm 1917):
Ngày 10 tháng 7 năm 1921, địa giới hành chính của quận được điều chỉnh. Về sau, tổng An Trường được giao cho quận Trà Ôn (lúc bấy giờ cùng thuộc tỉnh Cần Thơ) quản lý. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, tổng An Trường thuộc địa bàn quận Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long. Cũng sau này, thực dân Pháp cho hợp nhất một số làng và lấy tên gọi mới cho các làng mới sáp nhập.
Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thành phố Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho có Ủy ban thành phố, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Tuy nhiên sau này vẫn thường gọi là thị xã Cần Thơ. Thị xã Cần Thơ được thành lập trên phần đất làng Tân An trước đó.
Ngày 24 tháng 12 năm 1932, quận Châu Thành đổi tên thành quận Cái Răng, Dinh quận ở gần chợ Cái Răng. Tên quận mới được lấy theo tên gọi nơi đặt quận lỵ mới là Cái Răng (thuộc làng Thường Thạnh), còn trước đó quận lỵ quận Châu Thành cũ đặt ngay tại tỉnh lỵ Cần Thơ (thuộc làng Tân An).
Ngày 27 tháng 6 năm 1934, quận lấy lại tên cũ là Châu Thành, Dinh quận lại dời về Dinh xã Tây (nay là Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ).
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 8 năm 1946, huyện Châu Thành tách ra để thành lập thị xã Cần Thơ.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt quận Châu Thành thuộc tỉnh Phong Dinh, quận lỵ đặt tại xã Tân An (nay thuộc khu vực quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ). Tuy nhiên, sau này quận lỵ lại dời về Cái Răng lần nữa. Từ năm 1956 đến năm 1970, tỉnh lỵ Cần Thơ của tỉnh Phong Dinh cũng nằm trong khu vực xã Tân An, quận Châu Thành. Cũng trong giai đoạn này, một phần của quận Châu Thành cũng được tách ra để thành lập thêm các quận Thuận Nhơn, Phong Điền và Phong Thuận như sau:
Theo Sắc lệnh số 115-SL/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm ngày 30 tháng 9 năm 1970, tách các xã Tân An, Thuận Đức, ấp Lợi Nguyên thuộc xã An Bình và ấp Bình Nhựt thuộc xã Long Tuyền cùng thuộc quận Châu Thành để thành lập Thị xã Cần Thơ.
Cho tới năm trước 1975, quận Châu Thành gồm 8 xã: Thạnh An, Tân Phú Thạnh, Thường Thạnh, Thường Thạnh Đông, An Bình, Giai Xuân, Long Tuyền, Phú Thứ. Quận lỵ đặt tại Cái Răng, về mặt hành chánh thuộc xã Thường Thạnh.
Về phía chính quyền Cách mạng, sau năm 1956 huyện Châu Thành vẫn trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Tháng 10 năm 1966, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ được chia ra thành hai huyện là Châu Thành A và Châu Thành B. Cuối 1967 nhập lại là Châu Thành. Sau nhiều lần chia tách rồi sáp nhập Châu Thành Vòng Cung vào Châu Thành A, Châu Thành B nhập lại là huyện Châu Thành.
Năm 1965, Tỉnh ủy Cần Thơ quyết định tách xã Trường Thành thuộc huyện Ô Môn ra hai xã là xã Trường Thành và xã Trường Long, đồng thời giao Trường Long về cho huyện Châu Thành A quản lý. Đến năm 1973, tiếp tục tách xã Trường Long thành hai xã: Trường Long và Trường Long Tây. Trong đó, địa bàn xã Trường Long Tây thuộc huyện Châu Thành A trùng với địa bàn xã Lệ Tâm thuộc quận Thuận Nhơn, tỉnh Phong Dinh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ đã giải thể các quận Thuận Nhơn, Phong Điền, Phong Thuận trước đó; đồng thời vẫn đặt huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ như trước. Huyện lỵ là thị trấn Cái Răng, được thành lập do tách đất từ xã Thường Thạnh. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng có sự điều chỉnh các xã thuộc huyện Châu Thành như sau:
Thực hiện tại Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau như sau: tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới và mang tên là tỉnh Hậu Giang. Lúc này, Châu Thành là huyện của tỉnh Hậu Giang, với huyện lỵ là thị trấn Cái Răng.
Tháng 12 năm 1976, lại sáp nhập 2 xã: Thạnh An và Phú Thứ thành xã Phú An. Từ đây, huyện Châu Thành có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Cái Răng và 15 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Thạnh, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Phú An, Phú Hữu, Tân Hòa, Tân Phú Thạnh, Thạnh Xuân, Thới An Đông, Trường Long, Trường Long Tây.
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP[5]. Theo đó, sáp nhập 2 xã: Mỹ Khánh, Giai Xuân và 3 ấp: Thới Thuận, Thới Hòa, Thới Ngươn của xã Thới An Đông vào thành phố Cần Thơ cùng thuộc tỉnh Hậu Giang.
Huyện Châu Thành còn lại 13 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Cái Răng và 12 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Thạnh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Phú An, Phú Hữu, Tân Hòa, Tân Phú Thạnh, Thạnh Xuân, Trường Long, Trường Long Tây.
Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 70-HĐBT[6].Theo đó:
Ngày 16 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 128-HĐBT[7].Theo đó:
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Lúc này, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Cái Răng và 13 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Thạnh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Phú An, Phú Hữu, Tân Hòa, Tân Phú Thạnh, Tân Thuận, Thạnh Xuân, Trường Long, Trường Long Tây.[8]
Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP[9].Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành có 18.851 ha diện tích tự nhiên và 121.689 nhân khẩu với 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cái Răng và 5 xã: Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước, Phú An, Phú Hữu.
Ngày 10 tháng 7 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2001/NĐ-CP[10].Theo đó:
Từ đó, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Cái Răng, Ngã Sáu và 7 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú An, Phú Hữu, Phú Hữu A.
Trước năm 2004, thì Châu Thành vốn là một huyện thuộc tỉnh Cần Thơ cũ với huyện lỵ là thị trấn Cái Răng. Địa bàn huyện Châu Thành khi đó rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ các huyện Châu Thành, Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang, một phần huyện Phong Điền và một phần quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương hiện nay. Ngày 6 tháng 11 năm 2000, dựa theo Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, huyện Châu Thành được tách ra để tái thành lập huyện Châu Thành A lúc bấy giờ cùng thuộc tỉnh Cần Thơ.
Ngày 26 tháng 1 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11[11], về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính huyện Châu Thành bị chia tách một phần về thành phố Cần Thơ, một phần thuộc tỉnh Hậu Giang. Theo đó, một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 ngưười của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú được giao về cho thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương quản lý. Tỉnh Hậu Giang quản lý phần còn lại của huyện Châu Thành.
Ngày 02 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP[12] về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng, 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An, 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú được điều chỉnh để thành lập các phường Lê Bình, Thường Thạnh, Phú Thứ, Tân Phú thuộc quận Cái Răng.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, theo các Nghị định số 05/2004/NĐ-CP và 06/2004/NĐ-CP, huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A cùng thuộc về tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, một phần đất huyện Châu Thành cũng được nhập vào quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, một phần đất huyện Châu Thành A lại được nhập vào quận Cái Răng và huyện Phong Điền của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Cũng từ năm 2004, huyện lỵ huyện Châu Thành được dời về thị trấn Ngã Sáu, còn thị trấn Cái Răng cũ cũng được chuyển thành phường Lê Bình trực thuộc quận Cái Răng. Hiện nay, trung tâm hành chính quận Cái Răng được đặt ở phường Lê Bình, vốn cũng là nơi đặt thị trấn huyện lỵ Cái Răng của huyện Châu Thành trước năm 2004.
Đồng thời, cũng vào ngày 02 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 06/2004/NĐ-CP[13] về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã trực thuộc huyện Châu Thành và Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.
Huyện Châu Thành sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có 14.578,91 ha diện tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là: thị trấn Ngã Sáu, các xã Đông Phú, Phú Hữu A, Phú Hữu, Phú An, Đông Thạnh, Đông Phước và Đông Phước A. Huyện lỵ được dời về thị trấn Ngã Sáu.
Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 37/NQ-CP[14] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Theo đó, thành lập xã Phú Tân trên cơ sở điều chỉnh 1.637 ha diện tích tự nhiên và 12.054 nhân khẩu của xã Phú Hữu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn, huyện Châu Thành có 13.454,37 ha diện tích tự nhiên và 89.242 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Ngã Sáu và 8 xã: Phú Hữu, Phú Hữu A, Đông Phú, Phú An, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Tân.
Ngày 24 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP[15] về việc thành lập thị trấn Mái Dầm trên cơ sở nguyên trạng 1.601,68 ha diện tích tự nhiên và 11.737 nhân khẩu của xã Phú Hữu A.
Sau khi thành lập thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành có 13.454 ha diện tích tự nhiên và 85.429 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Phú Hữu, Phú Tân, Phú An, Đông Phú, Đông Phước A, Đông Phước, Đông Thạnh và các thị trấn: Ngã Sáu, Mái Dầm.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 869/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hậu Giang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020)[16]. Theo đó, giải thể xã Phú An, địa bàn nhập vào xã Đông Thạnh và thị trấn Ngã Sáu.
Huyện Châu Thành có 2 thị trấn và 6 xã như hiện nay.
Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 74.827 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị sản xuất (theo giá tăng thêm thực tế): khu vực nông, lâm và thủy sản 4,86%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 69,14%; khu vực thương mại – dịch vụ 26%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp thủy sản. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 16.918 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước 2.135 tỷ đồng, trong đó thu nội địa tăng bình quân 10%/năm; tổng thu ngân sách địa phương 1.646 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 425 tỷ đồng.[3]
Giai đoạn 2011-2019, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 5,93%/năm, đạt 1.153.000 triệu đồng năm 2019 và tăng 425.767 triệu đồng so với năm 2011.
Năm 2019, tổng đàn gia súc 6.061 con, giảm 5.531 con so với năm 2011 và đàn gia cầm là 257.110 triệu con tăng 44.950 triệu con so với năm 2011.[3]
Trong những năm qua, mặc dù thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Năm 2019, tổng diện tích nuôi đạt 296 ha, giảm 104 ha so với năm 2011.[3]
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao, sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của thị trường, với các ngành nghề chủ lực như xay xát, gạch nung, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản,... Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) là 13.906.068 triệu đồng, tăng 12.719.596 triệu đồng so với năm 2011; số cơ sở sản xuất công nghiệp là 664 cơ sở, tăng 76 cơ sở so với năm 2011; số lao động là 12.033 người, tăng 9.657 người so với năm 2011.[3]
Công nghiệp: Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin mới vừa khởi công xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Thủ công, mỹ nghệ: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình. Sản phẩm thủ công từ cây Lục Bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng.
Xây dựng: Giai đoạn 2011-2020, huyện đã thực hiện được nhiều công trình, dự án từ vốn ngân sách Nhà nước, ngoài ra huyện còn huy động thêm cácnguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển trên địa bàn nên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ - thương mại, nhà ở dân cư và nâng cao đời sống nhân dân; bộ mặt đô thị và nông thôn của huyện đã có bước chuyển biến, đổi mới rõ rệt.[3]
Giai đoạn 2016-2020,giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) là 13.499 tỷ đồng, tăng 76,18% so với giai đoạn 2011-2015; tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 25,67%/năm; số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ là 1.722 cơ sở (năm 2020).[3]
Năm 2020, dân số toàn huyện là 88.079 người, trong đó khu vực thành thị 21.617 người, chiếm 24,54%; khu vực nông thôn 66.462 người, chiếm 75,46%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,11‰, mật độ dân số bình quân là 624 người/km², cao nhất là xã Đông Thạnh (942 người/km²), thấp nhất là xã Đông Phước (462 người/km²).
Giai đoạn 2011-2020, huyện đã tập trung huy động các nguồn lực và thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo, nên đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,2%; đẩy mạnh công tác đào tạo và giải quyết việc làm nên tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 50%, giới thiệu, giải quyết việc làm khoảng 38.985 lao động có việc làm trong và ngoài huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.[3]
Giáo dục: Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 trường trung học phổ thông: Ngã Sáu, Phú Hữu.
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành |
Năm 2009, huyện Châu Thành có dân số là 81.372 người, trong đó: dân số ở nông thôn là 73.854 người, dân số ở thành thị là 7.518 người. Mật độ dân số đạt 605 người/km².[17]
Năm 2018, huyện Châu Thành có diện tích là 140,90 km², dân số là 82.135 người, mật độ dân số đạt 583 người/km².[18]
Năm 2020, huyện Châu Thành có diện tích là 140,86 km², dân số là 88.079 người, mật độ dân số đạt 624 người/km².[3]
Năm 2021, huyện có diện tích 140,86 km², dân số năm 2021 là 87.703 người, mật độ dân số đạt 620 người/km².[19]
Năm 2022, huyện có diện tích 140,86 km², dân số là 87.581 người, mật độ dân số đạt 622 người/km².[1]
Huyện Châu Thành có truyền thống của võ thuật cổ truyền dân tộc, ngoài ra huyện có các đặc sản nổi tiếng như "Bưởi năm roi Phú Hữu", "Mắm nêm Phú Nghĩa",...
Làng Phú Nghĩa còn có một đặc sản mà ít ai biết đến đó là Mắm Nêm, mắm nêm là loại mắm làm từ con cá Cơm một loại cá nhỏ bằng đầu đũa ăn cơm, có màu trắng, sau khi mua từ các ghe Đáy ngoài sông Hậu (Basac còn gọi là sông Cái) người dân sẽ rửa sạch cá (không làm cá) và tiến hành ủ theo những bí quyết của họ, sau 2 đến 3 tháng tuỳ vào thời tiết có nhiều nắng hay không sản phẩm đã dùng được, mùi vị mắm Nêm thơm, ngọt dịu; đặc sản này một thời không thể thiếu trong các bữa cơm của các địa chủ trong vùng, những nhà giàu có thường dự trữ từ 5 đến 10 khạp da bò để ăn suốt năm.
Huyện Châu Thành nằm giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Ngã Bảy, đồng thời phía đông là sông Hậu nên thuận lợi về mặt giao thông. Quốc lộ 1 bao bọc phần phía tây nối liền Cần Thơ và thành phố Ngã Bảy qua xã Đông Phước A, còn phía đông là đường Nam Sông Hậu chạy qua địa bàn huyện và dọc theo sông Hậu. Trong khi đó tỉnh lộ 925 chạy từ Quốc lộ 1 nối trực tiếp với trung tâm huyện tại thị trấn Ngã Sáu.
Quốc lộ 1: Đoạn qua huyện dài khoảng 0,6 km, mặt bê tông nhựa rộng 11,0m, nền đường rộng 12,0m.
Đường Nam Sông Hậu: Đoạn qua huyện với chiều dài khoảng 9,0km, mặt láng nhựa rộng 8,0m, nền đường rộng 9,0m, và là tuyến giao thông quan trọng phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn.
Đường tỉnh ĐT.925, đoạn qua huyện có chiều dài 11,2km, mặt láng nhựa rộng 5,5m, nền đường rộng 9,0m. Hiện nay tuyến này đang được đầu tư nâng cấp, trong tương lai sẽ là trục trung tâm để phát triển mạng lưới giao thông của huyện.
Đường tỉnh ĐT.927C đoạn qua huyện có chiều dài 8,2km, có trục giao thông huyết mạch kết nối thành phố Ngã Bảy và thành phố Cần Thơ; kết nối với Quốc lộ 1 với Đường Nam Sông Hậu. Mặt khác, với vị trí tuyến đường song song và cách sông Cái Côn khoảng 200m, tạo điều kiện kết nối giao thông thủy - bộ liên hoàn, là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển công nghiệp, xây dựng, đô thị, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần tạo động lực cho sự phát triển của huyện.
Đường huyện có 6 tuyến đang được đầu tư và nâng cấp.
Giao thông nông thôn: trong những năm qua đã được phát triển với tốc độ nhanh, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đi qua đang được xây dựng.[3]
Giao thông thủy của huyện bao gồm các tuyến như sông Hậu, sông Mái Dầm, sông Cái Dầu và nhiều tuyến kênh, rạch vừa và nhỏ như Cái Cui, kênh Thầy Cai, rạch Vàm Gỗ,... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.[3]
Phía đông nam là Kênh Xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến giao thông thủy từ sông Hậu kéo dài đến Cà Mau.