Vĩnh Thạnh, Cần Thơ

Vĩnh Thạnh
Huyện
Huyện Vĩnh Thạnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Thành phốCần Thơ
Huyện lỵthị trấn Vĩnh Thạnh
Trụ sở UBNDĐường Phù Đổng Thiên Vương, ấp Vĩnh Tiến, thị trấn Vĩnh Thạnh
Phân chia hành chính2 thị trấn, 9 xã
Thành lập2/1/2004
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐoàn Quốc Sử
Địa lý
Tọa độ: 10°11′35″B 105°22′45″Đ / 10,19306°B 105,37917°Đ / 10.19306; 105.37917
MapBản đồ huyện Vĩnh Thạnh
Vĩnh Thạnh trên bản đồ Việt Nam
Vĩnh Thạnh
Vĩnh Thạnh
Vị trí huyện Vĩnh Thạnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích297,59 km²[1]
Dân số (2020)
Tổng cộng96.000 người[2]
Thành thị65%
Mật độ331 người/km²
Khác
Mã hành chính924[3]
Biển số xe65-L1, 65-KA
Số điện thoại0292.3.858.929
Số fax0292.3.858.939
Websitevinhthanh.cantho.gov.vn

Vĩnh Thạnh là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Trước năm 1975, vùng đất Thốt Nốt (gồm cả toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Cờ Đỏ) đã từng có thời kỳ thuộc về tỉnh Long Xuyên và sau đó là tỉnh An Giang.

Vĩnh Thạnh là địa danh chỉ mới xuất hiện ở Cần Thơ từ năm 2004 và được dùng để đặt cho tên huyện mới được thành lập của thành phố Cần Thơ. Huyện Vĩnh Thạnh được thành lập vào ngày 2 tháng 1 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách phần lớn vùng đất đai phía tây từ huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ cũ, đồng thời là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ngày 16 tháng 1 năm 2007, lại tách đất các xã Thạnh Quới và Thạnh Mỹ để thành lập mới thị trấn Vĩnh Thạnh.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, theo Nghị định số 12/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, một phần đất đai phía nam của huyện Vĩnh Thạnh được giao về cho huyện Cờ Đỏ mới được điều chỉnh địa giới hành chính. Hiện nay, huyện Vĩnh Thạnh có 2 thị trấn là thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An. Huyện lỵ huyện Vĩnh Thạnh được đặt tại thị trấn Vĩnh Thạnh.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Vĩnh Thạnh nằm ở phía tây bắc của thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 80 km, có vị trí địa lý:

Huyện có diện tích 297,59 km², dân số năm 2019 là 98.399 người, mật độ dân số đạt 331 người/km².[2]

Đây cũng là địa phường có hai tuyến Đường cao tốc Cao Lãnh – Lộ TẻĐường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đi qua đã được đưa vào khai thác. Ngoài ra còn có dự án Đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đi qua đang được xây dựng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 2004, huyện Vĩnh Thạnh ngày nay thuộc địa phận huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11[4] về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP[5] về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Vĩnh Thạnh và các xã trực thuộc như sau:

  • Thành lập huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt. Huyện Vĩnh Thạnh có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu.
  • Thành lập xã Vĩnh Trinh trên cơ sở 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt.

Huyện Vĩnh Thạnh sau khi được thành lập có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.

Một cánh đồng trồng lúa ở xã Thạnh An

Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP[6] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 367,79 ha diện tích tự nhiên và 1.695 nhân khẩu của xã Thạnh Quới; 369,78 ha diện tích tự nhiên và 3.126 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ.

Huyện Vĩnh Thạnh có 44.036,22 ha diện tích tự nhiên và 156.067 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh An, Thạnh Thắng, Vĩnh Trinh, Thạnh Phú, Trung Hưng, Thạnh Lộc và thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh.

Ngày 6 tháng 11 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2007/NĐ-CP[7] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập xã Thạnh Tiến thuộc trên cơ sở điều chỉnh 2.239,89 ha diện tích tự nhiên và 9.412 nhân khẩu của xã Thạnh An.

Huyện Vĩnh Thạnh có 41.029,27 ha diện tích tự nhiên với 152.759 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh và các xã: Thạnh Thắng, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Lộc, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP[8] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc, đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Từ đó, địa giới hành chính được điều chỉnh lại như sau:

  • Thành lập xã Vĩnh Bình thuộc huyện Thốt Nốt trên cơ sở điều chỉnh 1.095,67 ha diện tích tự nhiên và 3.191 nhân khẩu của xã Thới Thuận; 857,84 ha diện tích tự nhiên và 4.038 nhân khẩu của xã Trung Nhứt.
  • Điều chỉnh toàn bộ 1.953,51 ha diện tích tự nhiên và 7.229 nhân khẩu của xã Vĩnh Bình, huyện Thốt Nốt về huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
  • Điều chỉnh 201,85 ha diện tích tự nhiên và 1.047 nhân khẩu của xã Trung Hưng về xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt quản lý.
  • Thành lập xã Thạnh Lợi trên cơ sở điều chỉnh 4.323,81 ha diện tích tự nhiên và 10.472 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng.
  • Điều chỉnh 545,19 ha diện tích tự nhiên và 2.426 nhân khẩu của xã Trung Hưng về xã Thạnh Lộc quản lý.
  • Điều chỉnh toàn bộ 9.570,53 ha diện tích tự nhiên và 20.520 nhân khẩu của xã Thạnh Phú về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  • Điều chỉnh toàn bộ 3.459,87 ha diện tích tự nhiên và 20.469 nhân khẩu còn lại của xã Trung Hưng về huyện Cờ Đỏ quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã và thành lập các xã mới, huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 117.930 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Vĩnh Thạnh có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Vĩnh Thạnh (huyện lỵ), Thạnh An và 9 xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Lợi, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thạnh Tiến, Vĩnh Bình, Vĩnh Trinh[9].

Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn

Vĩnh Thạnh

Thị trấn

Thạnh An

Thạnh An

Thạnh Lộc

Thạnh Lợi

Thạnh Mỹ

Thạnh Qưới

Thạnh Thắng

Thạnh Tiến

Vĩnh Bình

Vĩnh Trinh

Diện tích (km²) 7,38 17,82 44,89 35,93 43,24 21,41 33,38 23,27 22,4 19,54 28,11
Dân số (người) 4.821 12.157 10.447 15.148 10.472 10.925 12.358 7.124 9.412 7.229 19.171
Mật độ dân số(người/km²) 653 682 233 422 242 510 370 306 420 370 682

Năm 2020, UBND huyện Vĩnh Thạnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đến nay, đã đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu theo nghị quyết HĐND huyện đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất được 7.183 tỉ đồng, đạt 108,72% kế hoạch; tổng diện tích gieo sạ lúa cả năm được 69.770,7ha, đạt 111,81% so kế hoạch; xây dựng 39.368m đường giao thông, 27 cây cầu bê tông với tổng chiều dài 692m…[10]

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phù Đổng Thiên Vương

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã và đang hình thành các khu đô thị cao cấp như:

• Khu dân cư, trung tâm thương mại thị trấn Vĩnh Thạnh quy mô 31,55ha ( cung cấp hơn 833 nền ở )

• Khu dân cư Vĩnh Thạnh số 1 quy mô 16,5ha

• Khu dân cư Vĩnh Thạnh số 2 quy mô 8,4ha

• Khu tái định cư Vĩnh Thạnh quy mô 15ha

• Khu tái định cư Vĩnh Trinh ( xã Vĩnh Trinh ) vị trí tiếp giáp QL80 và phạm vi KCN VSIP quy mô 50ha

• Khu tái định cư Vĩnh Trinh ( xã Vĩnh Trinh ) vị trí tiếp giáp QL80 và phạm vi KCN VSIP quy mô 25ha

• Khu dân thương mại TT Thạnh An 1

• Khu dân cư thương mại TT Thạnh An 2

• Khu đô thị Sao Mai - Vĩnh Thạnh ( TT. Thạnh An )

• Khu đô thị Phố Đông Marina Plaza ( xã Vĩnh Trinh )

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “NGHỊ QUYẾT 22/2003/QH.11 VỀ VIỆC CHIA VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH”.
  5. ^ [1]
  6. ^ “Nghị định 11/2007/NĐ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ “Nghị định 162/2007/NĐ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ “Nghị định 12/NĐ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ Vĩnh Thạnh Lưu trữ 2012-08-20 tại Wayback Machine, Theo thông tin từ trang Chính phủ Việt Nam.
  10. ^ https://baocantho.com.vn/cac-quan-huyen-ninh-kieu-cai-rang-vinh-thanh-thuc-hien-dat-va-vuot-da-so-chi-tieu-kinh-te-xa-a128447.html
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
Nhiều người sở hữu làn da dầu không biết rằng họ vẫn cần dùng kem dưỡng ẩm, để cải thiện sức khỏe tổng thể, kết cấu và diện mạo của làn da
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Cô có vẻ ngoài của một con người hoặc Elf, làn da của cô ấy có những vệt gỗ óng ánh và mái tóc của cô ấy là những chiếc lá màu xanh tươi
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Nhân vật Aoi Todo trong Jujutsu Kaisen
Aoi Todo là một thanh niên cao lớn, có chiều cao tương đương với Satoru Gojo. Anh ta có thân hình vạm vỡ, vạm vỡ và làn da tương đối rám nắng