Piemontit | |
---|---|
Thông tin chung | |
Thể loại | khoáng vật silicat |
Công thức hóa học | Ca2(Al,Mn3+,Fe3+)3(SiO4)(Si2O7)O(OH) |
Hệ tinh thể | trực thoi 2/m |
Nhận dạng | |
Màu | nâu đỏ, đen đỏ |
Dạng thường tinh thể | trụ, khối |
Song tinh | không phổ biến theo [100] |
Cát khai | tốt [001], rõ rang [100] |
Vết vỡ | không phẳng |
Độ bền | giòn |
Độ cứng Mohs | 6 – 6,5 |
Ánh | thủy tinh |
Màu vết vạch | đỏ |
Tính trong mờ | mờ đến đục |
Mật độ | 3,46 – 3,54 |
Thuộc tính quang | hai trụ (+) 2V = 64 - 106 |
Chiết suất | nα = 1,725 – 1,756 nβ = 1,730 – 1,789 nγ = 1,750 – 1,832 |
Khúc xạ kép | δ = 0,025 – 0,076 |
Đa sắc | có thể nhìn thấy |
Tán sắc | r>v rất mạnh |
Tham chiếu | [1][2][3] |
Piemontit là một khoáng vật silicat đảo kép, thuộc nhóm epidot.[3] có công thức hóa học là Ca2(Al,Mn3+,Fe3+)3(SiO4)(Si2O7)O(OH).[1] Nó có mặt trong các đá biến chất của tướng đá phiến lục đến tướng amphibolit và trong các mạch nhiệt dịch nhiệt độ thấp trong các đá núi lửa bị thay thế. Nó cũng có mặt trong các tích tụ quặng mangan bị biến chất trao đổi. Các khoáng vật đi cùng: epidot, tremolit, glaucophan, orthoclase, thạch anh và canxit.[1]