Quản Long

Quản Long là một địa danh hành chính cũ cấp quận thời Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây từng là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh An Xuyên.[1] Địa bàn Quản Long tương ứng một phần với thành phố Cà Mau ngày nay.[2][3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Quản Long bắt nguồn từ địa danh tổng Quản Long, huyện Long Xuyên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn. Thời Pháp thuộc, tổng Quản Long thuộc quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu. Quận lỵ Cà Mau đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long.

Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa thành lập, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 32/NV[4] ngày 9 tháng 3 năm 1956, thành lập tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ nằm trong địa bàn xã An Xuyên, tổng Quản Long, quận Châu Thành. Chỉ 7 tháng sau, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Sắc lệnh số 143/VN[5] thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam được ban hành. Theo đó tỉnh Cà Mau được đặt lại tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là Quản Long. Từ đó, Quản Long trở thành địa danh hành chính cấp quận của Việt Nam Cộng hòa cho đến năm 1975.

Quận Quản Long khi mới thành lập gồm 4 xã: Tân Xuyên, Tân Lộc, Hòa Thành, Định Thành. Trong đó, xã Tân Xuyên đóng hai vai trò là quận lỵ quận Quản Long và là tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên.

Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không thừa nhận phân giới hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Địa bàn quận Quản Long theo quản lý hành chính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tương ứng với địa bàn của thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành, thuộc tỉnh Cà Mau. Địa bàn thị xã Cà Mau tương ứng với địa bàn xã Tân Xuyên. Địa bàn huyện Châu Thành, gồm 6 xã Hoà Thành, Định Thành, Thạnh Phú, Lợi An, An Xuyên, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân; tương ứng hầu hết với phần còn lại của quận Quản Long.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đình Đầu Nguyễn, Văn Giàu Trần. Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam kỳ lục tỉnh. Nhà xuất bản Thành phố HCM, 1994. Trang 122.
  2. ^ “Cà Mau”. Truy cập 5 tháng 7 năm 2015.[liên kết hỏng]
  3. ^ Hoàng Diệu Trần, Anh Tuấn Nguyễn. Ủy ban nhân dân. Địa chí Tiền Giang, Tập 1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, 2005. Trang 263.
  4. ^ Sắc lệnh số 32/VN
  5. ^ Sắc lệnh số 143/VN

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Dạo gần đây nhiều tranh cãi đi quá xa liên quan đến Story Quest của Furina quá, mình muốn chia sẻ một góc nhìn khác rằng Story Quest là 1 happy ending đối với Furina.
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Trấn của Baal không phải là một thanh Katana, biểu tượng của Samurai Nhật Bản. Mà là một vũ khí cán dài