Thới Bình

Thới Bình
Huyện
Huyện Thới Bình
Biểu trưng
Một góc thị trấn Thới Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
Huyện lỵThị trấn Thới Bình
Trụ sở UBNDĐường Hồ Thị Kỷ, khóm 1, Thị trấn Thới Bình
Phân chia hành chính1 thị trấn, 11 xã
Thành lập20/6/1956[1][2][3][4][5]
Địa lý
Tọa độ: 9°21′B 105°06′Đ / 9,35°B 105,1°Đ / 9.35; 105.1
MapBản đồ huyện Thới Bình
Thới Bình trên bản đồ Việt Nam
Thới Bình
Thới Bình
Vị trí huyện Thới Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích636,30 km²[6]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng184.297 người[7]
Mật độ289 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính967[8]
Biển số xe69-D1
Websitethoibinh.camau.gov.vn

Thới Bình là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thới Bình nằm ở phía bắc tỉnh Cà Mau, nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 32 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 312 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 150 km, có vị trí địa lý:

Thới Bình là huyện không giáp biển của tỉnh Cà Mau, là địa danh gắn liền với tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm của Dương Hà. Là huyện có vị trí tiếp giáp với nhiều địa phương ngoài tỉnh, Thới Bình đóng vai trò là địa phương "cửa ngõ" nằm ở phía Bắc kết nối tỉnh Cà Mau với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Thới Bình có địa hình đặc trưng của khu vực này là đồng bằng, ngập mặn. Huyện có một phần nằm trong rừng U Minh.

Toàn huyện là đồng bằng, độ cao trung bình từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước biển. Tầng địa chất tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Đất được chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27%; nhóm đất phèn chiếm 73%.

Huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 26,5°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 là 27,6°C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 là 24,9°C. Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (trung bình chiếm 90% lượng mưa hàng năm), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.390 mm.

Diện tích tự nhiên 63.997 ha, diện tích trồng lúa 27.832 ha (trong đó diện tích lúa hè thu 3.065 ha, lúa lắp vụ 2 3.065 ha, lúa - tôm 21.702 ha); diện tích nuôi tôm 45.340 ha (trong đó diện tích nuôi cá 1.309 ha, diện tích nuôi tôm 44.031 ha); diện tích mía 1.500 ha.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thới Bình có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thới Bình (huyện lỵ) và 11 xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Hồ Thị Kỷ, Tân Bằng, Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc Đông, Tân Phú, Thới Bình, Trí Lực, Trí Phải với 7 khóm và 88 ấp.[9]

Bản đồ hành chính huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Thới Bình
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ (người/km²)
Thị trấn (1)
Thới Bình 21,03 12.922 614
Xã (11)
Biển Bạch 41,71 9.321 223
Biển Bạch Đông 71,42 14.551 203
Hồ Thị Kỷ 93,59 27.225 290
Tân Bằng 45,10 11.847 262
Tân Lộc 27,60 14.545 526
Tân Lộc Bắc 28,09 12.679 451
Tân Lộc Đông 41,10 7.851 191
Tân Phú 93,92 22.385 238
Thới Bình 100,02 24.457 244
Trí Lực 35,27 9.361 265
Trí Phải 37,45 17.153 458
Toàn huyện 636,30 184.297 289
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau[6][10][7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc địa danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Nguyễn, Thới Bình được chia thành 4 thôn: Tân Thới, Kiến An, Cửu Vạn và Tân Bình. Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Thới Bình, 4 thôn nhỏ trở thành 4 làng và sau này được sáp nhập thành một làng mới, gọi là làng Thới Bình.

Năm 1924, làng Thới Bình chỉ là vùng đất hoang sơ, khắc nghiệt nên rất ít cư dân sinh sống. Chỉ một số người từ vùng trên xuống mưu sinh bằng nghề chính là trao đổi mua bán. Dần dần, Thới Bình trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Thấy được sự phát triển của ngã ba sông Thới Bình thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán, nên quan lại phong kiến tranh nhau cất phố, lập thôn và hình thành nên chợ Thới Bình.[11]

Ban đầu, dãy phố chỉ được cất tạm bợ, đến năm 1940, thực dân Pháp cai trị, cất lại khu phố bằng gỗ dầu, lợp ngói, cột được xây bằng gạch. Khu phố có tất cả trên 100 căn, mỗi căn rộng 4m và dài 12m, chia làm hai dãy, được che mát bởi hàng cây còng to. Khu phố sau khi cất xong được bán lại cho những thương lái người Việt, người Hoa. Từ đó, khu phố lầu bên bờ sông Trẹm được hình thành. Gọi là phố lầu nhưng thật ra cả dãy phố chỉ được khoảng hai hoặc ba căn có gác cao, được xây cất khang trang hơn so với những căn khác. Khu phố được hình thành bởi hai dãy phố đối mặt và cách nhau bằng một con đường, mỗi dãy đều có kiến trúc riêng và rất thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán.[11]

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng lên thành quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 5 tháng 10 năm 1917, quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy.

Ngày 6 tháng 4 năm 1923, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới thuộc quận Cà Mau.

Ngày 5 tháng 4 năm 1944, thành lập quận Thới Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu bao gồm tổng Thới Bình.

Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc. Sau đó, lại giải thể quận Cà Mau Bắc, sáp nhập vào địa bàn quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Giai đoạn 19561975

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 32/VN về việc thành lập tỉnh Cà Mau trên cơ sở tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 20 tháng 6 năm 1956, Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ ban hành Quyết định[12] về việc thành lập huyện Thới Bình[1] [2][3][4][5] trên cơ sở 8 xã: Thới Bình, Biển Bạch, Trí Phải, Tân Phú, Tân Lộc, Tân Lợi, An Xuyên, Tân Thành.[13]

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên. Khi đó, quận Thới Bình thuộc tỉnh An Xuyên gồm 4 xã: Thới Bình, Tân Phú, Khánh An, Khánh Lâm. Quận lỵ đặt tại xã Thới Bình.

Ngày 5 tháng 8 năm 1957, quận Thới Bình gồm 4 xã: Khánh An, Khánh Lâm, Tân Phú, Khánh Bình và quận lỵ: Thới Bình.

Từ năm 1963 đến năm 1967, chuyển xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Phong của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho huyện Thới Bình.[13]

Năm 1970, quận Thới Bình gồm 4 xã: Khánh An, Khánh Lâm, Tân Phú, Khánh Bình.

Đến năm 1972, tỉnh giao thêm cho quận Thới Bình 3 xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm.[13]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thới Bình là huyện của tỉnh Cà Mau.

Từ năm 1975 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Khi đó, huyện Thới Bình thuộc tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu.

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương ĐảngChính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, huyện Thới Bình thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[14] về việc sáp nhập xã An Xuyên của huyện Châu Thành mới giải thể vào huyện Thới Bình quản lý.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP.[15] Theo đó, huyện Thới Bình có 23 xã, 1 thị trấn huyện lỵ (tuy nhiên trong văn bản không ghi rõ tên các xã, thực tế chỉ có thị trấn Thới Bình và 6 xã: Biển Bạch, Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc, Tân Phú Thành, Thới Bình, Trí Phải).

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[16] về việc:

  • Chia xã Biển Bạch thành 4 xã: Biển Bạch, Biển Bạch Tây, Biển Bạch Tân và Biển Bạch Đông.
  • Chia xã Trí Phải thành 4 xã: Trí Phải, Trí Phải Đông, Trí Phải Trung, Trí Phải Tây.
  • Chia xã Tân Phú Thành thành 3 xã: Tân Quý, Tân Phú và Tân Xuân.
  • Chia xã Tân Lộc thành 4 xã: Tân Thới, Tân Bình, Tân Lộc và Tân Hải.
  • Chia xã Thới Bình thành 3 xã: Thới Bình, Thới Thuận và Thới Hòa.
  • Xác định ranh giới của xã Hồ Thị Kỷ sau khi chuyển giao 1/2 xã sang cho huyện Cà Mau theo Quyết định số 326-CP.[15]
  • Thành lập xã Khánh Thới trên cơ sở phần đất còn lại của xã Khánh An sau khi đã được chuyển sang cho huyện U Minh theo Quyết định số 326-CP.[15]
  • Thành lập xã Phong Tiến trên cơ sở tiếp nhận một phần đất của xã Phong Thạnh Tây thuộc huyện Giá Rai chuyển sang theo Quyết quyết định số 326-CP.[15]
  • Xác định ranh giới của thị trấn Thới Bình.

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT[17] về việc sáp nhập xã Tân Lợi của huyện Cà Mau mới giải thể vào huyện Thới Bình.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[18] về việc:

  • Giải thể xã Biển Bạch Tân để sáp nhập vào xã Biển Bạch và xã Biển Bạch Tây.
  • Sáp nhập xã Thới Thuận vào xã Biển Bạch Đông.
  • Sáp nhập xã Trí Phải Trung vào xã Trí Phải Tây.
  • Sáp nhập xã Trí Phải Đông vào xã Trí Phải.
  • Sáp nhập xã Tân Quý vào xã Tân Phú và tách một phần diện tích và dân số của xã Tân Phú để sáp nhập vào xã Tân Xuân.
  • Thành lập xã Lộc Bắc trên cơ sở xã Tân Bình và xã Tân Thới.
  • Sáp nhập xã Tân Hải vào xã Tân Lộc.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[19] về việc:

  • Sáp nhập xã Biển Bạch Tây vào xã Biển Bạch.
  • Sáp nhập xã Trí Phải Tây vào xã Trí Phải.
  • Sáp nhập xã Tân Xuân vào xã Tân Phú.
  • Sáp nhập xã Lộc Bắc vào xã Tân Lộc.
  • Sáp nhập xã Khánh Thới thuộc huyện Thới Bình vào xã Khánh An thuộc huyện Trần Văn Thời.
  • Sáp nhập xã Tân Lợi vào xã Tân Phú.
  • Sáp nhập xã Thới Hòa vào xã Thới Bình.

Huyện Thới Bình lúc này gồm có thị trấn Thới Bình và 7 xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc, Tân Phú, Thới Bình, Trí Phải.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[20] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, huyện Thới Bình thuộc tỉnh Cà Mau.

Ngày 29 tháng 8 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2000/NĐ-CP[21] về việc:

  • Thành lập xã Tân Lộc Bắc trên cơ sở 3.709 ha diện tích tự nhiên và 10.156 nhân khẩu của xã Tân Lộc.
  • Thành lập xã Tân Lộc Đông trên cơ sở 4.064 ha diện tích tự nhiên và 4.478 nhân khẩu của xã Tân Lộc.

Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP[22] về việc:

  • Thành lập xã Trí Lực trên cơ sở 3.898,66 ha diện tích tự nhiên và 7.024 nhân khẩu của xã Trí Phải.
  • Thành lập xã Tân Bằng trên cơ sở 4.730 ha diện tích tự nhiên và 10.419 nhân khẩu của xã Biển Bạch.

Huyện Thới Bình có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà bên kênh thuộc huyện Thới Bình

Thới Bình là huyện phát triển kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Điều kiện tự nhiên của vùng đất Thới Bình thích hợp cho việc nuôi cua, nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, trồng lúa trên đất nuôi tôm. Bên cạnh đó, một số xã vùng ngọt của huyện thích hợp cho độc canh cây lúa.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thới Bình có 4 trường cấp THPT gồm: THPT Thới Bình, THCS&THPT Tân Bằng, THCS&THPT Tân Lộc, THPT Nguyễn Văn Nguyễn. Trong đó, trường THPT Thới Bình tự hào là một trong những ngôi trường có bề dày lịch sử. Cuối năm 2016, trường THPT Thới Bình là trường thứ 2 ở cấp THPT của tỉnh Cà Mau được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (sau trường THPT Đầm Dơi).

Ngoài ra, còn hệ thống các trường Tiểu học, THCS phân bố khắp địa bàn.

Huyện có 2 Trung tâm Y tế lớn là trung tâm y tế huyện Thới Bình và Phòng khám đa khoa Gia đình cùng hệ thống trạm y tế rải điều khắp các xã, đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Huyện Thới Bình có diện tích 636,39 km², dân số năm 2019 là 135.892 người,[23] mật độ dân số đạt 214 người/km².

Huyện Thới Bình có diện tích 636,30 km²,[6] dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 184.297 người (dân số đã quy đổi),[7] mật độ dân số đạt 289 người/km².

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Thới Bình là huyện có điều kiện giao thông thuận lợi nhất của tỉnh Cà Mau ở cả đường thủy và đường bộ.

Về đường thủy, sông Ông Đốc khi chảy đến khu vực mà ngày nay là nơi đặt nhà máy đạm Cà Mau (giáp ranh giữa huyện Thới Bình với huyện U Minh) thì chia làm hai nhánh, nhánh chảy về U Minh được gọi là sông Cái Tàu, nhánh còn lại chảy về Thới Bình có tên là sông Trẹm. Sông Trẹm là con sông lớn duy nhất chảy qua địa bàn huyện, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa Cà Mau với Kiên Giang. Còn một tuyến đường thủy quan trọng khác là kênh xáng Chắc Băng, bắt nguồn từ sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình đi về tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.

Trước đây, quốc lộ 63 đoạn qua huyện Thới Bình là tuyến đường duy nhất nối liền Cà Mau với Kiên Giang. Tuy nhiên, do được xây dựng từ rất lâu, tuyến đường này lại có diện tích nhỏ, không đáp ứng đủ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân 2 tỉnh. Cuối năm 2015, sau nhiều năm xây dựng, tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam (đường Xuyên Á) được thông xe, giúp giảm tải cho quốc lộ 63, đồng thời cũng rút ngắn khoảng cách hơn so với quốc lộ 63. Ngoài ra, còn có các tuyến đường tỉnh (ĐT): Đường tỉnh 961 nối trung tâm thị trấn Thới Bình với Quốc lộ 63, Đường tỉnh 983, Đường tỉnh 983B.

Quốc lộ 63 đoạn qua huyện Thới Bình

Thới Bình là huyện có hoạt động giao thông vận tải công cộng phát triển.Từ TP. Cà Mau để về Thới Bình có 2 tuyến xe buýt: tuyến TP. Cà Mau – TT. Thới Bình hoạt động trên quốc lộ 63 và tuyến TP. Cà Mau – Thứ Bảy (Miệt Thứ, Kiên Giang) hoạt động trên tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam (đường Xuyên Á).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 – 1975)”. Quân Sử Việt Nam. 1 tháng 4 năm 2004.
  2. ^ a b “Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện Thới Bình (20/6/1956 – 20/6/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì: 60 năm trên mảnh đất anh hùng”. Báo Cà Mau Online. 17 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b “Huyện Thới Bình khai mạc giải thể thao kỷ niệm 63 năm ngày thành lập huyện và ngày hội truyền thống văn hóa - thể thao huyện”. Trang thông tin điện Đảng bộ tỉnh Cà Mau. 18 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ a b “Huyện Thới Bình tổ chức Hội thao, hội thi chào mừng kỷ niệm 64 năm ngày thành lập huyện (20/6/1956 – 20/6/2020)”. Cổng thông tin điện tử huyện Thới Bình. 19 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ a b Phong Phú thực hiện (19 tháng 2 năm 2021). “Xây dựng Thới Bình ngày càng giàu mạnh ("... kỷ niệm 65 năm ngày thành lập huyện...". Báo Cà Mau Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ a b c “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–1A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ a b c Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Tổng cục Thống kê
  9. ^ Nguyệt Thanh (3 tháng 12 năm 2021). “Phân loại ấp, khóm thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thới Bình”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
  10. ^ “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ a b http://www.coviet.vn/home/tri-thuc-viet/bai-viet-N0JDRTA5MEEwMA/Pho-co-Thoi-Binh[liên kết hỏng]
  12. ^ Quyết định của Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ.
  13. ^ a b c “Lịch sử hình thành và phát triển”. Cổng thông tin điện tử huyện Thới Bình. 21 tháng 11 năm 2019.
  14. ^ “Quyết định số 181-CP về việc giải thể huyện Châu Thành tỉnh Minh Hải, việc sáp nhập các xã thuộc huyện Châu Thành vào huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải”. Văn bản pháp luật. 11 tháng 7 năm 1977. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  15. ^ a b c d “Quyết định số 326-CP năm 1979 về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Thư viện pháp luật. 29 tháng 12 năm 1978.
  16. ^ “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  17. ^ “Quyết định số 94-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 30 tháng 8 năm 1983. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987.
  19. ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
  20. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chín một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  21. ^ “Nghị định số 41/2000/NĐ-CP về việc chia tách, thành lập xã thuộc các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Thới Bình, tỉnh Cà Mau”. 29 tháng 8 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  22. ^ “Nghị định số 113/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đàm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. 5 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  23. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula là một thành viên của guild Ainz Ooal Gown và là “cha” của 3 NPC độc đáo nhất nhì Nazarick là 3 chị em Nigredo, Albedo, Rubedo
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu