Quốc kỳ Grenada

Grenada
Sử dụngQuốc kỳ
Tỉ lệ3:5
Ngày phê chuẩn7 tháng 2 năm 1974
Thiết kế bởiAnthony C. George
Biến thể của Grenada
Sử dụngCờ hiệu dân sựnhà nước
Tỉ lệ1:2
Cờ biến thể của Grenada
Sử dụngCờ hiệu hải quân
Tỉ lệ1:2

Quốc kỳ Grenada (tiếng Anh: Flag of Grenada) được sử dụng chính thức từ ngày 7 tháng 2 năm 1974, ngày quốc gia này độc lập từ Anh. Sáu ngôi sao trên nền đỏ là biểu tượng của sáu giáo xứ ở Grenada. Ngôi sao ở trung tâm trong vòng tròn đỏ tượng trưng cho thủ đô St. George's. Biểu tượng ở phía bên trái là một nhánh nhục đậu khấu, một trong những cây trồng chính ở Grenada. Nó cũng gợi nhớ tới tên cũ của quốc đảo này là Đảo Gia vị (tiếng Anh: Isle of Spice) [1].

Lá cờ có màu đỏ, vàng và xanh lá cây, những màu sắc liên châu Phi. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức sống, màu vàng là ánh nắng mặt trời và sự thân thiện của cư dân và màu xanh cho thực vật và nông nghiệp.

Lá cờ do Anthony C. George ở giáo xứ Saint Andrew thiết kế.

Cờ hiệu dân sự giống như quốc kỳ nhưng có tỉ lệ 1:2. Cờ hiệu hải quân dựa trên cờ hiệu trắng của Anh, với quốc kỳ ở góc trên bên trái.

Các lá cờ trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cờ của Grenada, Carriacou và tiểu Martinique”. Chính phủ Grenada. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp) (tiếng Anh)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nghe nói cậu là cung cự giải
Nghe nói cậu là cung cự giải
Đây là 1 series của tác giả Crystal星盘塔罗, nói về 12 chòm sao.
Cẩm nang du lịch tự túc ở Lào
Cẩm nang du lịch tự túc ở Lào
Sau khi tự mày mò thông tin du lịch Lào và tự mình trải nghiệm, tôi nghĩ là mình nên có một bài viết tổng quát về quá trình chuẩn bị cũng như trải nghiệm của bản thân ở Lào
Review phim “Hôn lễ của em”
Review phim “Hôn lễ của em”
Trai lụy tình cuối cùng lại trắng tay! Trà xanh mới là người lí trí nhất!
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
Nếu ai đã từng đọc những tiểu thuyết tiên hiệp, thì hẳn là không còn xa lạ