Quốc kỳ Venezuela

Venezuela
Sử dụngNhà nướcquân kỳ, Cờ hiệu nhà nướchải quân
Tỉ lệ2:3
Ngày phê chuẩn12 Tháng Ba, 2006
Biến thể của Venezuela
Sử dụngCờ dân sựcờ hiệu
Ngày phê chuẩn12 Tháng Ba, 2006
Quốc kỳ Venezuela (dân sự)
Quốc kỳ Venezuela (nhà nước)

Quốc kỳ Venezuela (tiếng Tây Ban Nha: Bandera de Venezuela) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1811 khi cuộc chiến tranh chống ách đô hộ thực dân Tây Ban Nha của người dân Venezuela nổ ra. Quốc kỳ Venezuela thông thường gồm có ba dải màu nằm ngang bằng nhau theo thứ tự từ trên xuống là các màu vàng, xanh lam và đỏ. Trên phần dải màu xanh lam có 8 ngôi sao trắng.

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc kỳ Venezuela đầu tiên cũng gồm ba dải màu như hiện nay nhưng chưa có các ngôi sao được Quốc hội Venezuela thông qua vào năm 1811. Người thiết kế lá cờ này chính là người anh hùng giải phóng dân tộc Venezuela Francisco de Miranda. Màu vàng tượng trưng cho sự phì nhiêu của đất đai, màu xanh lam tượng trưng cho đại dương còn màu đỏ tượng trưng cho nền độc lập của đất nước Venezuela.

Những thay đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỉ 19, 7 ngôi sao màu trắng trên dải màu xanh lam đã được thêm vào. 7 ngôi sao này đại diện cho 7 tỉnh thuộc địa của Venezuela là Barcelona, Barinas, Caracas, Cumana, Margarita, Merida và Trujillo đã đoàn kết với nhau chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

Sau khi người anh hùng Simon Bolivar giải phóng thêm vùng đất Guayana, một ngôi sao màu trắng nữa đã được thêm vào lá cờ để đại diện cho vùng đất mới giải phóng của Venezuela này.

Năm 1954, hình ảnh quốc huy Venezuela được thêm vào góc trên bên trái lá cờ Venezuela. Tuy nhiên hình ảnh quốc huy được thêm vào chỉ áp dụng với cờ nhà nước và cờ chiến tranh. Còn các lá cờ dân sự sử dụng trong đời sống thường ngày thì không có hình ảnh quốc huy.

Từ năm 1930 đến năm 2006, quốc kỳ Venezuela lại chỉ còn có 7 ngôi sao. Năm 2006, tổng thống Hugo Chavez đã lại thêm 1 ngôi sao nữa vào quốc kỳ nhưng bị phe đối lập phản đối dữ dội[1].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Thời điểm “vàng” để giáo dục giới tính cho trẻ
Thời điểm “vàng” để giáo dục giới tính cho trẻ
Khi nói chuyện với con về chủ đề giới tính và tình dục, ba mẹ hãy giải thích mọi thứ phù hợp với độ tuổi, khả năng tiếp thu của con
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Nên biết Nika được mọi người xưng tụng là thần mặt trời, nên chưa chắc chắn được năng lực của Nika sẽ liên quan đến mặt trời
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không