Rạch Dừa

Rạch Dừa
Phường
Phường Rạch Dừa
Đường Bình Quới đoạn qua địa bàn phường Rạch Dừa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
Thành phốVũng Tàu
Thành lập2004[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°24′12″B 107°6′7″Đ / 10,40333°B 107,10194°Đ / 10.40333; 107.10194
MapBản đồ phường Rạch Dừa
Rạch Dừa trên bản đồ Việt Nam
Rạch Dừa
Rạch Dừa
Vị trí phường Rạch Dừa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,26 km²
Dân số (2004)
Tổng cộng14.414 người
Mật độ4.426 người/km²
Khác
Mã hành chính26535[2]

Rạch Dừa là một phường thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Rạch Dừa nằm ở phía bắc thành phố Vũng Tàu, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 3,26 km², dân số năm 2004 là 14.414 người[1], mật độ dân số đạt 4.426 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Rạch Dừa đã có từ lâu đời.

Rạch Dừa xưa là tên một xứ thuộc tổng An Phú, huyện Phước An, tỉnh Biên Hòa. Địa danh Rạch Dừa được nhắc đến trong nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu trong mô tả về làng Thắng Nhất như sau: "Thắng Nhất thuyền ở xứ Rạch Dừa, Đông giáp Phước Tỉnh có động cát làm giới. Tây giáp sông lớn, giáp địa phận thuyền Thắng Nhì, có Giếng Me làm giới. Đất có gò đồi, trong đó mồ mả 1 khoảnh. Rừng hoang 1 khoảnh".[3]

Dưới thời Pháp, Rạch Dừa là tên một ấp ở ven làng Thắng Nhất.

Hồi cuối thế kỷ 19, ông Lê Văn Mưu cùng gia quyến và các đồng đạo đã tạm lánh ở Rạch Dừa một thời gian trước khi sang đảo Long Sơn lập nghiệp.

Dưới thời Pháp thuộc, Thắng Nhứt là một trong 7 xã thuộc tổng Vũng Tàu, thị xã Cap Saint Jacques, sau đó là một xã của quận Vũng Tàu, rồi thành khu phố và phường thuộc thị xã Vũng Tàu.

Những năm 1954-1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa nhiều người Công giáo và người di cư vào Vũng Tàu. Một số giáo dân đã định cư lập nghiệp tại Rạch Dừa, hình thành nên các xứ Thủy Giang, Hải Xuân, Đông Xuyên, và Nam Đồng.

Ngày 30 tháng 3 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia địa phận thị xã Vũng Tàu thành nhiều khu phố. Theo đó, các xã gọi là "khu phố".

Thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện 30 tháng 4, phường Thắng Nhất trực thuộc thị xã Vũng Tàu, sau là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Ngày 14 tháng 5 năm 1986, Hội đồng Bổ trưởng sắp xếp lại địa giới hành chính, đưa một phần phường Thắng Nhất vào phường Thắng Nhì, phần còn lại đổi tên thành phường 10[4]. Khi mới thành lập, phường trực thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo giải thể[5], Phường 11 trực thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Năm 1996, thành phố Vũng Tàu khánh thành Khu công nghiệp Đông Xuyên với tổng diệntt ích trên 160 ha. Khu công nghiệp nằm ở ven bờ vịnh Gành Rái phía bắc của phường.

Phường Rạch Dừa được thành lập vào ngày 24 tháng 12 năm 2004 trên cơ sở 325,77 ha diện tích tự nhiên và 14.414 người của Phường 10.[1]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Nhân dânỦy ban Nhân dân phường là hai cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương này. Trong đó, Hội đồng nhân dân hiện tại là hội đồng nhân dân khóa 2021-2026, được bầu tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV. Đứng đầu hội đồng nhân dân là Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trước đó, từ năm 2008 đến 2016, phường này không có hội đồng nhân dân, do thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân.

Ủy ban Nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Đứng đầu cơ quan này là Chủ tịch ủy ban nhân dân.

Về mặt Đảng, Đảng ủy phường Rạch Dừa là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa phương.

Trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường Rạch Dừa đặt tại số 20 Nơ Trang Long.

Bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở cấp tỉnh, phường Thắng Nhất thuộc đơn vị bầu cử số 2, gồm các phường 8, 9 10, Thắng Nhì, Rạch Dừa và Nguyễn An Ninh, bầu ra 5 đại biểu cho Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.[6]

Ở cấp thành phố, phường nằm trong đơn vị bầu cử số 6, cùng với phường 11, bầu ra 5 đại biểu cho Hội đồng nhân dân thành phố Vũng Tàu.[7]

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chợ Rạch Dừa là chợ lớn nhất trong phường, đây là một chợ đầu mối của thành phố Vũng Tàu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nghị định 212/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Thuyền Thắng Nhất - "Đất có gò đồi". Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. 23 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ “Quyết định 58-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính của các phường thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo”.
  5. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  6. ^ “Ủy ban bầu cử tỉnh công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026”.
  7. ^ “Vũng Tàu: Công bố danh sách 35 đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ mới”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Arisu Sakayanagi (坂さか柳やなぎ 有あり栖す, Sakayanagi Arisu) là một trong những lớp trưởng của lớp 2-A.
Children of Silentown: A dark adventure game
Children of Silentown: A dark adventure game
Lấy bối cảnh là 1 thị trấn nằm sâu trong 1 khu rừng tăm tối, cốt truyện chính trong Children of Silentowns xoay quanh 1 cô gái trẻ tên là Lucy
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)