Rắn hổ mang một mắt kính

Rắn hổ mang một mắt kính
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Elapidae
Chi: Naja
Loài:
N. kaouthia
Danh pháp hai phần
Naja kaouthia
Lesson, 1831
Phân bố Naja kaouthia

Rắn hổ mang một mắt kính hay còn được gọi là rắn hổ đất, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ phì, rắn hổ sáp (danh pháp hai phần: Naja kaouthia) là 1 loài rắn thuộc họ Elapidae, phân bố rộng từ Trung Á đến Nam Á. Loài này được Lesson mô tả khoa học đầu tiên năm 1831.[2]

Lịch sử phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1831, Phân loại đầu tiên mô tả rắn hổ đất như 1 loài rắn đẹp với điểm khác biệt rắn hổ mang đeo kính, có 188 vảy bụng và 53 cặp vảy đuôi.[3]

Kể từ đó, một số rắn hổ đất được mô tả dưới những tên khoa học khác nhau:

  • Năm 1834, John Edward Gray đã xuất bản mô tả đầu tiên của Thomas Hardwicke's về rắn hổ đất dưới tên Naja tripudians var. fasciata.[4]
  • Năm 1839, Thomas Cantor đã mô tả một con rắn hổ với các sọc vàng mờ và một vòng tròn trắng ở lưng dưới tên Naja larvata, được tìm thấy ở Bombay, CalcuttaAssam.[5]

Năm 1940, Malcolm Arthur Smith đã phân loại rắn hổ đất như là 1 phân loài của rắn hổ mang đeo kính dưới tên Naja naja kaouthia.[6]

  • Naja kaouthia kaouthia – Deraniyagala, 1960

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Rắn hổ đất phân bố từ Ấn Độ ở phía tây cho đến Trung Quốc, Việt NamCampuchia. Nó cũng hiện diện ở bán đảo Mã Lai và có nguồn gốc từ Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Lào, NepalThái Lan.

Sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là loài đẻ trứng. Con cái đẻ từ 16 tới 33 trứng trong 1 ổ. Thời gian ấp trứng từ 55 đến 73 ngày.[7] Đẻ trứng vào tháng Giêng tới tháng Ba. Những con cái thường ở lại canh trứng. Một số trường hợp ghi nhận thấy sự hợp tác giữa con đực và cái được báo cáo trong Naja naja x Naja kaouthia.[8] Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stuart, B.; Wogan, G. (2012). Naja kaouthia. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T177487A1488122. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T177487A1488122.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Naja kaouthia. The Reptile Database. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ Lesson, R.-P. (1831) Catalogue des Reptiles qui font partie d'une Collection zoologique recueillie dans l'Inde continental ou en Afrique, et apportée en France par M. Lamare-Piqout. Catalogue dressé (juillet 1831). 25. Le Naja Kaouthia, Naja kaouthia, Less.. Bulletin des Sciences Naturelles et de Géologie, Tome XXV: 122.
  4. ^ Gray, J. E. (ed.) (1834) Cobra Capella. Illustrations of Indian zoology chiefly selected from the collection of Maj.-Gen. Hardwicke. Vol. II: Plate 78.
  5. ^ Cantor, T. (1839) Naja larvata. Proceedings of the Zoological Society of London. Vol. VII: 32–33.
  6. ^ Smith, M. A. (1940) Naja naja kaouthia. Records of the Indian Museum. Volume XLII: 485.
  7. ^ Chanhome, L, Jintkune, P., Wilde, H., Cox, M. J. (2001). Venomous snake husbandry in Thailand Lưu trữ 2012-04-25 tại Wayback Machine. Wilderness and Environmental Medicine 12: 17–23.
  8. ^ Wüster, W. (1998). The cobras of the genus Naja in India. Hamadryad, 23(1): 15−32.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Wüster, Wolfgang (1993) A century of confusion: Asiatic cobras revisited. Vivarium 4 (4): 14–18
  • Cox, Merel J. (1995) Naja kaouthia Herpetological Review 26 (3): 156–157
  • Kyi, S. W., Zug, G. R. (2003) Unusual foraging behaviour of Naja kaouthia at the Moyingye Wetlands Bird Sanctuary, Myanmar. Hamadryad 27 (2): 265–266
  • Wüster, W. Thorpe, R.S. (1991) Asiatic cobras: Systematics and snakebite. Experientia 47: 205–209
  • Wüster, W., Thorpe, R.S., Cox, M.J., Jintakune, P., Nabhitabhata, J. (1995) "Population systematics of the snake genus Naja (Reptilia: Serpentes: Elapidae) in Indochina: Multivariate morphometrics and comparative mitochondrial DNA sequencing (cytochrome oxidase I)". Journal of Evolutionary Biolology 8: 493–510
  • Wüster, W. (1996) Taxonomic changes and toxinology: Systematic revisions of the Asiatic cobras (Naja naja complex). Toxicon 34 (4): 399–406
  • Wüster, W. (1998) The cobras of the genus Naja in India Hamadryad 23 (1): 15–32

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Review phim “No Time to Die”- bom tấn không thể bỏ lỡ
Sự trở lại của James Bond một lần nữa xứng đáng vị thế đứng đầu về phim hành động cũng như thần thái và phong độ của nam tài tử Daniel Craig là bất tử
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản