Radio Ga Ga

"Radio Ga Ga"
Đĩa đơn của Queen
từ album The Works
Mặt B"I Go Crazy"
Phát hành23 tháng 1 năm 1984 (1984-01-23)
Thu âm1983
Thể loạiRock
Thời lượng
  • 5:44 (Bản album/video)
  • 4:23 (Bản radio Mỹ)
  • 6:53 (Bản mở rộng 12")
  • 6:01 (Bản nhạc cụ 12")
Hãng đĩaEMI / Capitol
Sáng tácRoger Taylor
Sản xuấtQueen, Mack
Thứ tự đĩa đơn của Queen
"Back Chat"
(1982)
"Radio Ga Ga"
(1984)
"I Want to Break Free"
(1984)

Radio Ga Ga là một bài hát do ban nhạc Queen thực hiện, sáng tác bởi tay trống của ban nhạc là Roger Taylor. Bài hát là một lời bình luận về sự phát minh ra ti vi đã lấn át sự phổ biến của radio, và việc một người có thể lắng nghe các vở hài kịch ưa thích của họ, các chương trình khoa học viễn tưởng như thế nào v.v...cũng như là viết về sự phát minh ra video âm nhạcMTV. Taylor ban đầu đã nghĩ rằng nó nên có tên là "Radio Ca-Ca" (có vẻ là hình như xuất phát từ giọng của cậu con trai đang tập đi của anh ta), một lời đả kích chống lại radio vì việc giảm sút sự đa dạng của chương trình và các loại nhạc được phát trên đài. Bài hát cuối cùng đã được đổi thành "Radio Ga Ga", nghe hay hơn, rõ ràng hơn và dễ uốn lưỡi phát âm hơn. Có một vài tin đồn rằng các nhà xuất bản đã phản đối cái tên bài hát này (caca theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là shit tiếng Anh) với nghĩa rộng).[cần dẫn nguồn]

Taylor bắt tay vào viết bài hát tại Los Angeles, anh tự khóa mình trong một căn phòng với synthesizer và drum machine. Anh đã nghĩ rằng bài hát sẽ phù hợp với album sô lô của anh, nhưng khi cả ban nhạc nghe bài hát, John Deacon đã viết thêm nhạc cho phần bassFreddie Mercury sửa lại cấu trúc bài hát và họ nghĩ rằng đây sẽ có thể là bài hát hay. Taylor sau đó đã đi nghỉ trượt tuyết và để cho Mercury sửa lại phần lời, hoà âm và tổ chức lại bài hát. Việc thu âm được tiến hành tại phòng thu Record Plant và có thêm sự tham gia của tay chơi đàn phím Fred Mandel, người mà sau này đã cộng tác với SupertrampElton John. Mandel đã đảm nhận sắp xếp phần bass điện tử. Phần thu âm này nghe thấy rõ âm thanh của Roland VP330 và vocoder.

Bài hát đã được phát hành như một đĩa đơn, và nó cũng có trong album The Works. Đĩa đơn này là một thành công của ban nhạc, vang dội khắp thế giới, đứng đầu trong bảng xếp hạng ở 20 quốc gia và đứng trong số 20 bài hát hay nhất ở 36 quốc gia. Bài hát đã có vị trí thứ 2 ở Anh và 16 ở Mỹ.

Queen đã chơi một đoạn ngắn, có tiết tấu nhanh hơn của bài "Radio Ga Ga" tại đêm diễn từ thiện Live Aid vào năm 1985. Nó là lời cảm ơn rộng khắp cho các khán giả đã tham gia vỗ tay liên tiếp theo theo nhịp điệp khúc bài hát (bắt chước theo như trong hình ảnh video).

Phần video âm nhạc của bài hát có cảnh trong bộ phim Metropolis — phần hát sô lô của Freddie Mercury trong bài "Love Kills" đã được sử dụng trong phiên bản lưu trữ của Giorgio Moroder. Tuy nhiên, Queen đã phải mua phần quyền tác giả cho phần biểu diễn trong phim từ chính phủ cộng sản Đông Đức, là tổ chức nắm giữ quyền tác giả lúc đó.

Trong cảnh "vỗ tay" của phim, nhịp đập khá hoàn hảo; các thành viên trong ban nhạc đã phải luyện tập chút ít trước khi thực hiện được đúng cách!

Những cảnh vỗ tay thêm đó được góp sức từ những người trong câu lạc bộ hâm mộ của ban nhạc.

Tên bài hát đã là cảm hứng cho Lady Gaga lấy tên nghệ danh của mình.[cần dẫn nguồn]

Các phiên bản cover

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc
Đấng tối cao Bellriver - Overlord
Đấng tối cao Bellriver - Overlord
Bellriver một trong những quân sư chiến lược gia trong hàng ngũ 41 Đấng Tối Cao của Đại Lăng Nazarick
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Paimon không phải là Unknown God
Paimon không phải là Unknown God
Ngụy thiên và ánh trăng dĩ khuất