RationalWiki

RationalWiki
Trang Chính của RationalWiki tính đến ngày 11 tháng 3 năm 2019
Loại website
Wiki
Có sẵn bằngTiếng Anh cùng với 13 ngôn ngữ khác[1]
Chủ sở hữuQuỹ RationalMedia[2]
Tạo bởiNgười đóng góp tình nguyện[3]
Nhân vật chủ chốtTrent Toulouse (người quản lý điều hành)[4]
Websiterationalwiki.org Sửa đổi này tại Wikidata
Thương mạiKhông
Yêu cầu đăng kýKhông bắt buộc
Bắt đầu hoạt động22 tháng 5 năm 2007; 17 năm trước (2007-05-22)[5]
Tình trạng hiện tạiĐang hoạt động
Giấy phép nội dung
CC-BY-SA 3.0[6]
Viết bằngPhần mềm MediaWiki

RationalWiki là website wiki với các mục tiêu tuyên bố là "phân tích bác bỏ ngụy khoa học và phong trào chống khoa học; ghi chép tài liệu về các ý tưởng "dở hơi" (crank); khám phá các thuyết âm mưu, chủ nghĩa chuyên chế, và chủ nghĩa cơ yếu; phân tích cách mà các chủ đề này được xử trí trên các phương tiện truyền thông đại chúng".[7] Website này được tạo ra vào năm 2007 làm đối trọng với Conservapedia sau vụ việc một số biên tập viên ở Conservapedia bị cấm.[8] RationalWiki đã được người ta mô tả là có thiên hướng liberal ("tự do").[9][10]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Gốc gác

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 2007, Peter Lipson, một bác sĩ nội khoa, đã thử biên tập bài viết trên Conservapedia về bệnh ung thư vú nhằm đưa vào đấy bằng chứng chống lại tuyên bố của Conservapedia rằng phá thailiên quan đến căn bệnh này. Conservapedia là bách khoa toàn thư do Andy Schlafly thành lập để thay thế cho Wikipedia, bởi Schlafly nhìn nhận Wikipedia là nơi bị gánh chịu thiên kiến liberalvô thần. Ông ấy và các quản trị viên của Conservapedia đã chất vấn thông tin chứng danh của Lipson và cho ngừng việc tranh luận. Sau khi nội dung chỉnh sửa bị lùi lại và tài khoản bị chặn, Lipson và một số cộng tác viên khác từ bỏ không cố gắng thẩm hạch các bài viết trên Conservapedia nữa, thay vào đó họ sáng lập website của riêng mình là RationalWiki.[8][11]

RationalMedia Foundation

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 2010, tên miền của RationalWiki được đăng ký cho Trent Toulouse, còn wiki thì được host từ một chiếc máy chủ đặt tại nhà của ông ấy. Vào năm 2010, Trent Toulouse lập ra đoàn thể là tổ chức phi lợi nhuận mang tên RationalWiki Foundation Inc. để quản lý sự vụ và trả chi phí vận hành cho website. Vào tháng 7 năm 2013, RationalWiki Foundation đổi tên thành RationalMedia Foundation, bảo rằng mục tiêu của họ đã vươn rộng ra ngoài khuôn khổ của RationalWiki.[12]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh chụp bài viết của RationalWiki về loài . Sự hài hước trong bài viết là tính chất vốn có xưa giờ chứ không phải do bị phá hoại.

RationalWiki cung cấp thông tin về các lý thuyết ngụy khoa học[13] và để giáo huấn "những cá nhân có quan điểm phi chính thống".[14]

Về đường lối thì RationalWiki khác biệt với triết lý của Wikipedia và một số wiki thông tin khác. Theo như lời tự mô tả thì Wiki này được viết theo "quan điểm châm chọc (snarky)" và "quan điểm khoa học" hơn là theo "quan điểm trung lập", trên đấy cũng xuất bản cả nhận định, tư biện và nghiên cứu gốc nữa.[15] Nhiều bài viết trên RationalWiki cợt nhả mô tả những niềm tin mà RationalWiki chống đối, đặc biệt nhất là khi bàn đến các chủ đề như y học thay thế hay khi bàn về các Ki-tô hữu 'cơ yếu chủ nghĩa'.[11]

Một số hoạt động trên RationalWiki được vận dụng để phê bình và "giám sát Conservapedia".[8] Những người đóng góp cho RationalWiki, mà một số người trong số họ là những người từng đóng góp cho Conservapedia, thường rất hay chỉ trích Conservapedia, và theo một bài báo đăng trên Los Angeles Times vào năm 2007, các thành viên RationalWiki "tự nhận mình" đã phá hoại Conservapedia.[8] Lester Haines của The Register phát biểu: "Mục bài viết mang nhan đề 'Conservapedia:Delusions' của nó liền tay chế nhạo những tuyên bố rằng 'Đồng tính là chứng rối loạn tâm thần', 'Người vô thần đều bị thần kinh', và 'Trong thời gian 6 ngày sáng tạo, [Chúa] đã đặt Trái Đất bên trong một lỗ đen để làm chậm thời gian để cho ánh sáng từ những vì sao xa xôi có thời gian đến với chúng ta'."[11]

Cả Yan et al. 2019[9] và Knoche et al.,[10] hai bài viết bàn về phân loại thiên kiến của soạn giả thông qua phép phân tích văn bản, đều khẳng định rằng Conservapedia là "bảo thủ" và RationalWiki là "liberal". Mic mô tả RationalWiki là "cấp tiến".[16]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Andrea Ballatore, một giảng viên về GIS tại Birkbeck, Đại học London, đã xếp RationalWiki vào loại có giọng điệu tương đồng với Snopes trong một nghiên cứu vào năm 2015, cho thấy đây là trang web được hiển thị nhiều thứ ba khi tìm hiểu về các thuyết âm mưu xét trên kết quả tìm kiểm của GoogleBing, và được hiển thị nhiều thứ nhất trong số các website thể hiện lập trường chống đối thuyết âm mưu.[17]

Trong Intelligent Systems 2014, Alexander Shvets phát biểu rằng RationalWiki là một trong số ít các nguồn tài nguyên trực tuyến "cung cấp một số thông tin về các lý thuyết ngụy khoa học".[13] Tương tự, Keeler et al. phát biểu rằng các trang web như RationalWiki có thể giúp "tháo gỡ mấy điều phức tạp" nảy sinh khi "những thứ phức tạp và xa lạ được truyền đạt cho số đông con người".[7] Nhà phê bình sinh học và ngụy khoa học Jerry Coyne đã viết rằng các bài viết của nó có vẻ nghiêng về phía "cánh tả chuyên chế".[18]

Một nghiên cứu vào năm 2019 về phân tích thiên kiến dựa trên word embedding trong RationalWiki, Conservapedia, và Wikipedia do các nhà nghiên cứu từ Đại học RWTH Aachen thực hiện cho thấy tất cả đều có thiên kiến giới tính đáng kể, phản ánh khuôn mẫu giới tính kinh điển, nhưng các thiên kiến này ít rõ rệt hơn trong RationalWiki.[10] Việc RationalWiki khắc họa 'khoa học bản địa' như thể là ngụy khoa học thì được Lindy Orthia ở Đại học Quốc gia Úc mô tả là "Eurocentric gatekeeping" – canh cửa và thiên vị khoa học châu Âu.[19]

Vận dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Critical Thinking: Pseudoscience and the Paranormal, Jonathan C. Smith có liệt kê RationalWiki ra trong một bài tập tìm và xác định ngụy biện.[20]

Snopes đã trích dẫn ra từ RationalWiki lý lịch về Sorcha Faal, tác giả gốc của các bài viết trên European Union Times.[21][22][23][24]

Mô tả của RationalWiki về "vụ Lenski" (Lenski affair) được Magnus Ramage trích dẫn trong Perspectives on Information[25] và được Tom Kaden trích dẫn trong Creationism and Anti-Creationism in the United States.[26]

Nó được Thomas Leitch trích dẫn trong Wikipedia U: Knowledge, Authority, and Liberal Education in the Digital Age ở phần về lịch sử của Citizendium.[27]

RationalWiki được Dorit Rubinstein Reiss và Lois Weithorn trích dẫn trong Responding to the Childhood Vaccination Crisis ở phần về website Whale.to, bảo rằng đó là một "website thuyết âm mưu khét tiếng", củng cố bằng nguồn từ RationalWiki.[28]

The Guardian có tham chiếu đến bài giải thích của RationalWiki về Nước phi Gish (Gish gallop) trong một bài báo bàn về phủ nhận biến đổi khí hậu[29], Erik Krabbe và Jan van Laar cũng tham chiếu vậy trong một bài viết về thói "cãi vặt, cãi bướng" (quibble).[30]

Mô tả của RationalWiki về lịch sử và tư cách thành viên của LessWrong được Beth Singler trích dẫn trong Existential Hope and Existential Despair in AI Apocalypticism and Transhumanism[31] và được Saswat Sarangi với Pankaj Sharma trích dẫn trong Artificial Intelligence.[32]

Ký giả Charles Davis cho The Daily Beast cho rằng, theo Libcom.org, cuốn Kill All Normies của Angela Nagle có "mấy đoạn văn" giống với mấy mục trong Wikipedia và trong một bách khoa toàn thư trực tuyến khác nữa là RationalWiki".[33]

Viết trên The Verge, Adi Robertson phát biểu rằng RationalWiki có bài giải thích khá kĩ càng về Time Cube, tuy vậy gần như chẳng có gì có thể truyền tải được "ấn tượng đầy đủ" về cái website Time Cube gốc đó.[34]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “RationalWiki:Languages”. RationalWiki. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2018. Truy cập 9 tháng 10, 2018.
  2. ^ “About”. RationalMedia Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ “RationalWiki:General disclaimer”. RationalWiki. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ “RationalWiki talk:RationalMedia Foundation - RationalWiki”.
  5. ^ “RationalWiki:Timeline”. RationalWiki. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ “RationalWiki:Copyrights”. RationalWiki. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2018.
  7. ^ a b Keeler, Mary; Johnson, Josh; Majumdar, Arun (2011). “Crowdsourced Knowledge: Peril and Promise for Complex Knowledge Systems” (PDF). New England Complex Systems Institute. tr. 756. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ a b c d Simon, Stephanie (19 tháng 6 năm 2007). “A conservative's answer to Wikipedia”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019.
  9. ^ a b Yan, Hao; Das, Sanmay; Lavoie, Allen; Li, Sirui; Sinclair, Betsy (2018). “The Congressional Classification Challenge: Domain Specificity and Partisan Intensity”. EC '19 Proceedings of the 2019 ACM Conference on Economics and Computation. EC '19: 71–89. doi:10.1145/3328526.3329582. ISBN 9781450367929.
  10. ^ a b c Knoche, Markus; Popović, Radomir; Lemmerich, Florian; Strohmaier, Markus (2019). “Identifying Biases in Politically Biased Wikis through Word Embedding”. Proceedings of the 30th ACM Conference on Hypertext and Social Media. HT '19: 253–257. doi:10.1145/3342220.3343658. ISBN 9781450368858.
  11. ^ a b c Haines, Lester (20 tháng 6 năm 2007). “Need hard facts? Try Conservapedia”. The Register. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  12. ^ “A message from our Chair”. RationalMedia Foundation blog. 30 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ a b Shvets, Alexander (2 tháng 10 năm 2014). Filev, D.; Jabłkowski, J.; Kacprzyk, J.; và đồng nghiệp (biên tập). Intelligent Systems'2014: Proceedings of the 7th IEEE International Conference Intelligent Systems IS'2014, September 24–26, 2014, Warsaw, Poland, Volume 2: Tools, Architectures, Systems, Applications. Series: Advances in Intelligent Systems and Computing, Vol. 323. Springer Publishing. A Method of Automatic Detection of Pseudoscientific Publications, page 533 et seq. ISBN 978-3-319-11310-4.
  14. ^ Brojakowski, Benjamin (tháng 8 năm 2017). “Digital Whiteness Imperialism: Redefining Caucasian Identity Post-Boston Bombing”. Bowling Green State University (dissertation). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.
  15. ^ “RationalWiki:What is a RationalWiki article?”. RationalWiki. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  16. ^ McKay, Tom (30 tháng 9 năm 2015). “7 Tips on Gender Relations, According to Men's Rights Activists and the "Manosphere". Mic. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  17. ^ Ballatore, Andrea (19 tháng 6 năm 2015). “Google chemtrails: A methodology to analyze topic representation in search engine results”. First Monday. 20.7 (2015). 20 (7). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  18. ^ Coyne, Jerry (13 tháng 2 năm 2016). “RationalWiki guts a reader's attempt to correct its article on female genital mutilation”. Why Evolution Is True. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ Orthia, Lindy A. (2020). “Strategies for including communication of non-Western and indigenous knowledges in science communication histories”. Journal of Science Communication. 19 (2): A02. doi:10.22323/2.19020202. ISSN 1824-2049.
  20. ^ Smith, Jonathan C. (2017). Critical Thinking: Pseudoscience and the Paranormal. John Wiley & Sons. tr. 77. ISBN 978-1-119-02948-9.
  21. ^ Mikkelson, David (29 tháng 5 năm 2013). “Russia Warns Obama: Monsanto”. Snopes. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  22. ^ Mikkelson, David (10 tháng 10 năm 2013). “Pentagon Warns to Expect 'Radical' Change in U.S. Government Soon”. Snopes. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  23. ^ Mikkelson, David (19 tháng 3 năm 2015). “Obama Ousts Top Officers After Nuke Explodes in Ocean Instead of Charleston”. Snopes. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019.
  24. ^ Mikkelson, David (27 tháng 1 năm 2014). “Obama Plan to Depopulate Montana Raises Crisis Fears in Moscow”. Snopes. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  25. ^ Ramage, Magnus; Chapman, David (2012). Perspectives on Information. Routledge. tr. 90. ISBN 978-1-136-70763-6.
  26. ^ Kaden, Tom (2019). Creationism and Anti-Creationism in the United States: A Sociology of Conflict. Springer. tr. 22, 111. ISBN 978-3-319-99379-9.
  27. ^ Leitch, Thomas (2014). Wikipedia U: Knowledge, Authority, and Liberal Education in the Digital Age. JHU Press. tr. 145. ISBN 978-1-4214-1550-5.
  28. ^ Reiss, Dorit Rubinstein; Weithorn, Lois A. (2015). “Responding to the Childhood Vaccination Crisis: Legal Frameworks and Tools in the Context of Parental Vaccine Refusal”. Buffalo Law Review. 63: 943. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019.
  29. ^ Nuccitelli, Dana (25 tháng 7 năm 2016). “These are the best arguments from the 3% of climate scientist 'skeptics.' Really”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  30. ^ Krabbe, Erik; van Laar, Jan (2019). “In the quagmire of quibbles: a dialectical exploration”. Synthese. 198 (4): 3459–3476. doi:10.1007/s11229-019-02289-4. ISSN 0039-7857.
  31. ^ Singler, Beth (tháng 3 năm 2019). “Existential Hope and Existential Despair in AI Apocalypticism and Transhumanism”. Zygon. 54 (1): 156–176. doi:10.1111/zygo.12494.
  32. ^ Sarangi, Saswat; Sharma, Pankaj (2018). “Introduction”. Artificial Intelligence: Evolution, Ethics and Public Policy. Routledge India. tr. 24. ISBN 978-0-429-46100-2.
  33. ^ Davis, Charles (19 tháng 5 năm 2018). “Sloppy Sourcing Plagues 'Kill All Normies' Alt-Right Book”. The Daily Beast. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
  34. ^ Robertson, Adi (2 tháng 9 năm 2015). “Time Cube is gone”. The Verge. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Bộ kỹ năng và cung mệnh của Wriothesley - Genshin Impact
Chạy nước rút về phía trước 1 đoạn ngắn, tiến vào trạng thái [ Hình Phạt Lạnh Giá ] và tung liên hoàn đấm về phía trước.
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội