Chủ nghĩa chuyên chế là một hình thức chính phủ có đặc điểm là từ chối sự đa nguyên về chính trị, sử dụng quyền lực tập trung mạnh để duy trì nguyên trạng chính trị, và cắt giảm pháp quyền, phân lập quyền lực và bầu cử dân chủ.[1] Các nhà khoa học chính trị đã tạo ra nhiều mô hình mô tả những biến thể của các hình thức chính phủ chuyên chế.[1] Các chế độ chuyên chế có thể là chuyên quyền hoặc đầu sỏ và có thể dựa trên sự cai trị của một đảng hoặc quân đội.[2][3]
Trong một tác phẩm có ảnh hưởng vào năm 1964,[4] nhà khoa học chính trị Juan Linz đã định nghĩa chủ nghĩa chuyên chế có bốn đặc điểm:
Theo định nghĩa hẹp, một chính phủ chuyên chế thiếu các cuộc bầu cử trực tiếp tự do và cạnh tranh để bầu người vào các cơ quan lập pháp, thiếu các cuộc bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp tự do và cạnh tranh cho các chức vụ hành pháp, hoặc cả hai.[7] Theo định nghĩa rộng, các nhà nước chuyên chế bao gồm các quốc gia thiếu các quyền tự do dân sự như tự do tôn giáo, hoặc những quốc gia mà chính phủ và phe đối lập không thay nhau nắm quyền ít nhất một lần sau các cuộc bầu cử tự do.[8] Các nhà nước chuyên chế có thể chứa các thể chế dân chủ trên mặt danh nghĩa, chẳng hạn như các đảng chính trị, cơ quan lập pháp và những cuộc bầu cử được quản lý để duy trì sự cai trị độc đoán và có thể có các cuộc bầu cử gian lận, không cạnh tranh.[9] Kể từ năm 1946, tỷ lệ của các nhà nước chuyên chế trong hệ thống chính trị quốc tế tăng lên cho đến giữa những năm 1970 nhưng giảm từ đó cho đến năm 2000.[10]
Các nhà khoa học chính trị đã vạch ra những kiểu hình của chủ nghĩa chuyên chế, nhưng từ đó không dễ rút ra một định nghĩa chung được chấp nhận; có vẻ như các đặc điểm chính của nó là không chấp nhận tranh cãi và đa nguyên như những yếu tố bình thường của chính trị, ý chí bảo tồn nguyên trạng và ngăn chặn sự thay đổi bằng cách giữ mọi động thái chính trị dưới sự kiểm soát chặt chẽ của một quyền lực trung ương mạnh mẽ, và cuối cùng là sự xói mòn của sự pháp quyền, sự phân chia độc lập quyền lực, và các thủ tục bỏ phiếu dân chủ.
Tôi tuân theo Przeworski et al. (2000), Boix (2003), và Cheibub et al. (2010) trong việc định nghĩa chế độ độc tài là một quốc gia độc lập không đáp ứng được ít nhất một trong hai tiêu chí sau về dân chủ: (1) bầu cử lập pháp tự do và cạnh tranh và (2) lãnh đạo hành pháp được bầu cử trực tiếp trong những cuộc bầu cử tổng thống tự do và cạnh tranh hoặc gián tiếp bởi cơ quan lập pháp trong hệ thống nghị viện. Xuyên suốt cuốn sách này, tôi sử dụng các thuật ngữ chế độ chuyên chế và chế độ độc tài thay thế cho nhau và đề cập đến những người đứng đầu các chính phủ của các chế độ này đơn giản là kẻ độc tài hoặc những nhà lãnh đạo chuyên chế, bất kể danh hiệu chính thức của họ là gì.
Các tiêu chí khắt khe hơn có thể yêu cầu việc các chính phủ tôn trọng một số quyền tự do dân sự—chẳng hạn như quyền tự do tôn giáo (Schmitter và Karl 1991; Zakaria 1997)—hoặc việc chính phủ đương nhiệm và phe đối lập luân phiên nắm quyền ít nhất một lần sau cuộc bầu cử dường như tự do lần đầu tiên (Huntington 1993; Przeworski et al. 2000; Cheibib et al. 2010).